Thư của Lincoln gửi thày hiệu trưởng nhân ngày đưa con đến trường
Đây là bức thư nổi tiếng của Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ Abraham Lincoln (xem thêm về nguồn gốc lá thư) thường được vang lên trong lễ khai giảng tại các nước nói tiếng Anh. Con người Lincoln, hơn cả một tổng thống là con người Đạo Đức, phấn đấu cho những điều Lương Thiện và ông không lạc quan về cuộc sống tươi đẹp vô cớ nhưng luôn tin có thể tạo dựng được bởi những người lương thiện.
Đã có nhiều người dịch bài này, hôm nay chungta.com xin giới thiệu bản dịch của Nguyễn tất Thịnh cũng như thêm vào kiến giải cho những quan niệm về Sứ mệnh của tác giả.
Bức thư của Abraham Lincoln – Tổng thống thứ 16 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kì
GỬI THÀY HIỆU TRƯỞNG NHÂN NGÀY ĐƯA CON ĐẾN TRƯỜNG
Thưa Thày, Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này – rằng không phải luôn có sự công bằng và tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin Thày hãy dạy cho cháu biết : cứ mỗi kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực – Cứ mỗi chính trị gia ích kỉ ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm – Cứ mỗi kẻ ghét bỏ ta thì sẽ có một người ta có thể kết thành bạn.
Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin Thày hãy dạy cho cháu : mỗi đồng Đôla kiếm được do công sức của mình quí hơn nhiều 5 Đôla nhặt được trên hè phố – Xin hãy dạy cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ với giá cao nhất nhưng không cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình.
Xin Thày dạy cho cháu biết thà bị điểm kém vẫn hơn là gian lận trong thi cử , biết chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng - Xin hãy dạy cháu biết mỉm cười ngay cả khi buồn bã, rằng không có xấu hổ nào trong những giọt nước mắt - Xin dạy cháu tránh xa sự đố kị và hung hăng, đó là những điều làm người ta dễ bị đánh bại nhất - Hãy dạy cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo – Biết chế giếu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước những sự ngọt ngào đầy cạm bẫy – Xin hãy dạy cho cháu có sức mạnh ngoảnh mặt làm ngơ trước đám đông đang gào thét và không chạy theo thời thế , nhưng đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng và đi đến cùng con đường của mình.
Xin Thày giúp cháu nhìn thấy được sự kì diệu của sách, nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn, kì diệu của cuộc sống : đàn chim tung cánh trên bầu trời, những dòng suối trong vắt trên thảo nguyên và những buổi bình minh rực rỡ – Xin Thày hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên con người bản lĩnh
Xin Thày hãy giúp cháu có niềm tin chính đáng vào bản thân dù tất cả mội người xung quanh đều cho rằng ý kiến của cháu là sai lầm – Dạy cho cháu biết cách lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng biết cách sàng lọc qua tấm lưới của chân lí để đón nhận được những điều tốt đẹp- Xin giúp cháu có được sự dũng cảm để không dung thứ sự sai trái và bền chí để là người dũng cảm – Xin dạy cho cháu biết rằng phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân nhờ thế cháu mới có niềm tin tuyệt đối vào Nhân loại.
Đó là yêu cầu quá lớn, nhưng xin Thày hãy cố gắng, và như thế con trai tôi quả thật là cậu bé Hạnh phúc.
Abraham Lincoln's Letter to His Son's Teacher
My son will have to learn I know, that all men are not just, al men are not true. But teach him also that for every scoundrel there is a hero; that for every selfish politician, there is a dedicated leader. Teach him that for every enemy there is a friend.
It will take time, I know; but teach him, if you can, that a dollar earned is of far more value than five found.
Teach him to learn to lose and also to enjoy winning.
Steer him away from envy, if
Teach him the secret of quite laughter. Let him learn early that the bullies are the easiest to lick.
Teach him, if you can, the wonder of books… but also give him quiet time to ponder over the eternal mystery of birds in the sky, bees in the sun, and flowers on a green hill-side.
In school teach him it is far more honorable to fail than to cheat.
Teach him to be gentle with gentle people and though with the though.
Try to give my son the strength not to follow the crowd when everyone is getting on the band wagon.
Teach him to listen to all men but teach him also to filter al he hears o a screen of truth and take only the good that comes through.
Teach him, if you can, hoe to laugh when he is sad. Teach him there is no shame in tears.
Teach him to scoff at cynics and to beware of too much sweetness.
Teach him to sell brawn and brain to the highest bidders; but never to put a price tag on.
Teach him to close his ears to a howling mob… and to stand and fight if he thinks he’s right,
Treat him gently; but do not cuddle him because only the test of fire makes fine steel.
Let him have the courage to be impatient, let him have the patience to brave. Teach him always to have sublime faith in himself because then he will always have sublime faith in mankind.
This is a big order; but see what you can do … He is such a fine little fellow, my son.
Năm 1969, internet chưa ra đời, thậm chí máy tính cá nhân còn chưa ra đời. Một nhà sử học lớn như Thomas cũng có lúc sơ ý không tìm ra rằng nguồn gốc của một tác phẩm mà ông tưởng như ở cách nửa vòng trái đất hóa ra lại xuất hiện trước đó ngay trên quê hương mình. Việc bức thư của “Người Mẹ” được “biến” thành thư của Lincoln quả là điều khó hiểu. Nền giáo dục to lớn của Ấn Độ có lẽ đã nhầm lẫn khi thu nhận bức thư này như một tác phẩm của Lincoln?
Bản thân tôi ban đầu đã có những nhận xét rằng tác phẩm này có những nét của một tác phẩm văn học mạng nếu ta cố hiểu “mạng” với nghĩa rộng hơn là mạng máy tính thì ta sẽ thấy tác phẩm này đã tạo ra một “hiệu ứng mạng” khổng lồ. Tác phẩm đã lan truyền chậm rãi, qua nhiều quốc gia, nhiều thập kỷ, qua các phương tiện khác nhau: từ sách giáo khoa Mỹ, bay sang Ấn Độ, lên internet, quay ngược trở lại Mỹ mà không ai nhận ra...
Phòng Văn hóa-Thông tin của Lãnh sự quán Mỹ:
Lá thư không xuất hiện trong tập hợp các tác phẩm của Abraham Lincoln
Lincoln và con trai -www.abrahamlincolnsclassroom.org
Ngày 13.7, Thanh Niên đã liên lạc với Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM để hỏi thêm thông tin liên quan đến bức thư và được Phòng Văn hóa - Thông tin của Lãnh sự quán Mỹ trả lời: “Tổng lãnh sự quán không thể chính thức khẳng định hay phủ nhận (rằng bức thư có phải của Tổng thống Lincoln hay không) do chúng tôi không phải là cơ quan nghiên cứu lịch sử. Tuy nhiên, học giả chuyên nghiên cứu về Lincoln, Thomas Schwartz, trong bài viết trên trang web của Hội Bảo tồn lịch sử Illinois có tựa Lincoln never said that (Lincoln chưa bao giờ nói như thế) đã chỉ ra cụ thể bức thư này là không có thật. (http://www.state.il.us/HPA/facsimiles.htm) (*). Một cách khác để thẩm tra là tìm kiếm trên trang web tập hợp tất cả những tác phẩm của Abraham Lincoln (http://quod.lib.umich.edu/l/lincoln/) (*). Lá thư trên không xuất hiện trong tập hợp này”.
(Theo P.T.Nga,báo Thanh Niên)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự Lập