Về những con số đầu tư đường sắt cao tốc

04:28 CH @ Chủ Nhật - 13 Tháng Sáu, 2010
Ngày 4.6.2010 Chính phủ đã có báo cáo giải trình bổ sung về “dự án đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.Hồ Chí Minh” gửi Quốc hội. Về cơ bản Chính phủ vẫn giữ nguyên chinh kiến của mình và đưa ra những giải thích thêm cho những lựa chọn đề nghị Quốc hội thông qua vào ngày 16.6 tới.

Bài này chỉ muốn bàn về vài con số về tổng đầu tư mà báo cáo bổ sung nêu ra.

Tổng mức đầu tư vẫn như cũ là 55,88 tỉ USD, phân ra đầu tư cho kết cấu hạ tầng 30,88 tỉ (từ nguồn vốn ngân sách), cho phương tiện 9,587 tỉ (do doanh nghiệp huy động và vay với sự bảo lãnh của Nhà nước), dự phòng 7,285 tỉ. Các khoản chi khác được nêu trong báo cáo đầu tư, không lặp lại ở báo cáo bổ sung, là: chi phí bồi thường 1,791 tỉ USD; quản lý dự án 1,05 tỉ USD; tư vấn 3,83 tỉ USD; chi khác 1,415 tỉ USD. Lưu ý là con số chính xác đến 3 chữ số thập phân (triệu USD) chứng tỏ tính toán khá chi tiết, không có gì thay đổi so với báo cáo đầu tư trước đó.

Để lý giải tổng đầu tư chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ của GDP, báo cáo bổ sung có một giải thích rất lạ kỳ để cho ra các con số rất đẹp. Theo báo cáo, tổng nhu cầu vốn cho các dự án giao thông vận tải từ nay đến 2020 (trong 10 năm) là 89 tỉ USD.

Rồi báo cáo bổ sung đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng của Việt Nam (với mức tăng GDP 5,5%/năm, 6,5%/năm và 7,5%/năm) và tính tổng GDP của cả mười năm đó theo mỗi kịch bản (tương ứng sẽ là 1236,1 tỉ USD, 1308,8 tỉ USD và 1390,6 tỉ USD). Lấy 89 tỉ USD chia cho các con số tương ứng và rút ra kết luận:

a) Lượng vốn cần huy động cho toàn ngành giao thông vận tải giai đoạn từ nay đến năm 2020 chiếm 7,2% GDP (89 tỉ), nếu tính riêng đường sắt cao tốc chiếm 1,7% GDP (21 tỉ), theo kịch bản GDP tăng 5,5%.

b) Lượng vốn cần huy động cho toàn ngành giao thông vận tải giai đoạn từ nay đến năm 2020 chiếm 6,8% GDP; nếu tính riêng đường sắt cao tốc chiếm 1,6% GDP, theo kịch bản GDP tăng 6,5%.

c) Lượng vốn cần huy động cho toàn ngành giao thông vận tải giai đoạn từ nay đến năm 2020 chiếm 6,4% GDP; nếu tính riêng đường sắt cao tốc chiếm 1,5% GDP, theo kịch bản GDP tăng 7,5%.

STT

Kịch bản tăng trưởng (%GDP/năm)

GDP năm 2010 (tỉ USD)

Tổng GDP sau 10 năm (tỉ USD)

% đầu tư với tổng GDP 10 năm tới

1

5.5 %

92 tỉ

1236.1 tỉ

1.7%

2

6.5 %

92 tỉ

1308.8 tỉ

1.6%

3

7.5 %

92 tỉ

1390.6 tỉ

1.5%



Chỉ lưu ý hai điểm ở đây.

Thứ nhất, báo cáo bổ sung nói từ 2012 đến 2025 mức đầu tư trung bình là 1,6 tỉ/năm (cho 13 năm là 20,8 tỉ khá sát với số 21 tính từ quy tắc tam suất nêu ở điểm a) kể trên), nhưng nếu tính cho giai đoạn từ nay đến 2020 thì mới chỉ đầu tư cỡ 13 tỉ USD và các con số phần trăm còn đẹp hơn nữa (0,9%, 0,97% và 1 % so với 1,5 %, 1,6% và 1,7%).

Thứ hai, những con số phần trăm 1,5 %, 1,6% và 1,7% GDP của báo cáo bổ sung xem ra rất ấn tượng, chẳng đáng là bao (đó là chưa kể cách tính có vẻ hợp lý và đẹp hơn)! Nhưng nếu tăng mẫu số bằng cách kéo dài thời gian tính, thí dụ đến 2050 chẳng hạn (khi không còn phải đầu tư tiếp nữa cho đường sắt cao tốc sau 2035), thì con số sẽ gần bằng 0% và như thế còn đẹp hơn rất nhiều. Không ai đi tính tỉ lệ như vậy cả.

Có lẽ mấy con số này là để so sánh với con số của Nhật Bản 50 năm trước mà GS. Trần Văn Thọ đưa ra (Nhật làm dự án đường sắt cao tốc đầu tiên năm 1959 hoàn thành 1964 với kinh phí 380 tỉ yen, chỉ bằng 2,4% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) năm 1960) thì thấy tỉ lệ của Việt Nam cũng rất thấp. Nhưng ai cũng biết sự so sánh thế là quá khập khiễng, thường phải lấy mẫu số là GDP của một năm nào đó chứ không phải lấy tổng GDP của các năm trong một giai đoạn dài.

Lấy hẳn con số của năm 2035 theo phương án trung bình, tăng trưởng GDP 6,5%/năm (thì 11 năm GDP sẽ tăng gấp đôi: GDP của năm 2021 gấp đôi của năm 2010 và của 2032 gấp bốn của năm 2010 và năm 2035 gấp 4,83 lần của năm 2010) và lấy GDP của năm nay là 92 tỉ USD, thì GDP khi đó là 444 tỉ USD. Tỉ lệ 55,88/444 là 12,6% GDP của năm 2035 (còn nếu tính với GDP của 2010 thì chiếm 60,7%).

STT

Năm

GDP các năm sau với tăng trưởng 6.5%/năm (tỷ USD)

% đầu tư so với GDP của nguyên GDP 1 năm

1

2010

92 tỷ

60.74%

2

2021

184 tỷ

30.37%

3

2032

368 tỷ

15.18%

4

2035

443.44 tỷ

12.60%


Chắc chắn các đại biểu Quốc hội luôn hết sức thận trọng để có quyết định sáng suốt, một quyết định quan trọng không chỉ vì hôm nay, mà còn cả cho các thế hệ mai sau.


Trong phiên chất vấn của Quốc hội (QH) sáng 12-6-2010, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: “Tôi thì yên tâm. Rằng phải làm. Yên tâm rằng Đảng, QH, Chính phủ sẽ tính được bài để làm... Không thể không làm đường sắt cao tốc. Vừa phải làm đường bộ cao tốc, làm đường sắt nâng cấp, làm đường bộ mở rộng 1A, tiếp tục hoàn thiện, mở rộng đường Hồ Chí Minh, làm đường đê và đường giao thông ven biển, phải làm. Cân đối nguồn lực tính toán để làm”. - Ảnh: V.Dũng
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khát vọng phát triển và bẫy thu nhập trung bình

    13/04/2018Hồ Sĩ QuýTâm lý khát khao cháy bỏng vươn tới thịnh vượng, hay “cơn khát phát triển” đã có mặt ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Đó là một nội dung chính của bài viết. Từ góc độ văn hóa và con người, tác giả phân tích mặt tích cực và chỉ ra một số tiêu cực của cơn khát phát triển.
  • Khi bạn bị ham muốn khống chế, bạn trở nên nhỏ bé; khi bạn được ham mê kích thích, bạn trở nên vĩ đại

    21/03/2018Hoàng Long biên soạnNapoleon phát động một cuộc chiến tranh chỉ cần thời gian hơn một tuần để chuẩn bị, nếu như đổi thành người khác có lẽ phải cần đến một năm, ở đây có sự khác biệt là vì sao. Đó chính là vì sự đam mê khác người của ông...
  • Cân đối lợi ích trong khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường

    20/03/2015Đoan Trang thực hiệnTài nguyên và môi trường là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Nếu chỉ tính đến tài nguyên mà không tính đến môi trường thì chúng ta sẽ trở thành kẻ bóc lột tương lai để tìm sự phát triển trước mắt. Vì thế, khi thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường là chính phủ cũng đã ý thức được việc phải khắc phục các hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên, để nó không đẻ ra di họa tương lai có chất lượng môi trường của việc khai thác ấy...
  • Một vài suy nghĩ về sinh hoạt Quốc hội

    04/11/2010Nguyễn Trần BạtQuan sát sinh hoạt quốc hội ở nước ta, nói chung tôi thấy có nhiều tiến bộ so với 20 năm về trước, nhưng cũng thấy có hai vấn đề cơ bản. Thứ nhất, quốc hội là một trong ba nhánh của quyền lực nhà nước, theo thông lệ của nhiều nền văn hoá chính trị thì ba nhánh ấy độc lập với nhau, đặc điểm này được gọi là "Tam quyền phân lập"...
  • Nhìn sâu hơn vào dự án đường sắt cao tốc

    27/05/2010TS Lê Hồng GiangĐến giờ này có thể khẳng định, Chính phủ Việt Nam đã cam kết với Nhật Bản về việc xây dựng tuyến đường tàu cao tốc Hà Nội – TP.HCM dùng công nghệ Shinkansen của nước này.
  • Bàn thêm về khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam

    24/05/2010GS. TSKH Nguyễn Ngọc TrânKhoảng cách giàu - nghèo không phải chỉ là một chỉ tiêu kinh tế. Nó còn phản ánh sự gắn kết xã hội và là một thể hiện của sự bình đẳng trong xã hội. Khoảng cách giàu - nghèo ắt sẽ nảy sinh. Nhưng sự bền vững của phát triển ở tất cả các nước, và hơn thế nữa định hướng xã hội chủ nghĩa, không chấp nhận khoảng cách giàu - nghèo đi vào phân cực quá một ngưỡng cho phép.
  • Cao tốc ơi, chậm lại!

    24/05/2010Phùng Nguyên thực hiệnKhi mà tương lai "còng lưng trả nợ" đang lơ lửng và chất lượng các dự án ODA còn nhiều tranh cãi, thì một siêu dự án với mức đầu tư 58 tỷ USD lại đang rục rịch - dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Nguồn vốn tất nhiên vẫn là vay nước ngoài.
  • Liệu cơm gắp mắm

    22/05/2010Đỗ SơnCâu chuyện về dự án đường sắt cao tốc không chỉ làm nóng nghị trường Quốc hội mấy hôm nay mà còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân...
  • Không cao nhưng phải hợp lý

    30/04/2010GS. Hoàng TụyThời gian gần đây, trên các diễn đàn, người ta nói nhiều về vấn đề lương của giới khoa học. Có ý kiến cho rằng, khó mà làm khoa học trong điều kiện lương bổng như hiện nay, đồng thời lại có ý kiến cho rằng nhà khoa học phải biết dấn thân và hy sinh để làm nghiên cứu. GS Hoàng Tụy đã có cuộc trao đổi với Tia Sáng chung quanh chủ đề này.
  • Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học với Quốc hội

    22/04/2010Hoàng ThưĐể các đại biểu quốc hội “không nhát tay” khi quyết vấn đề quan trọng của đất nước phải có quan điểm của các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế phối hợp…
  • “Chúng tôi đã để lại cho chính mình một gánh nặng!”

    05/03/2010Thành Trung thực hiệnTừ năm 2005, GS.TS. Chu Hảo và Nhà xuất bản (NXB) Tri Thức đã bắt tay xây dựng một kế hoạch tham vọng: xây dựng tủ sách Tinh hoa Tri thức thế giới với mục tiêu dịch và xuất bản 500-1.000 đầu sách trong 10 năm. Ý tưởng táo bạo này được hoan nghênh, nhưng ngay GS.TS. Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri Thức, cũng phải thừa nhận dịch và in sách “tinh hoa” ở Việt Nam là con đường gian nan…
  • Thành tựu, con số và câu chuyện giảm nghèo

    09/12/2009Huỳnh PhanKhông phải chính phủ không nghĩ tới chuyện này. Hồi tháng 7.2008, thời điểm diễn ra hội nghị ban chấp hành Trung ương, trong đó có bàn về nông dân (chiếm tỷ lệ nghèo nhiều nhất), chính Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo bộ Lao động - thương binh - xã hội lập phương án điều chỉnh chuẩn nghèo, áp dụng cho giai đoạn 2009 - 2010.
  • xem toàn bộ