Cao tốc ơi, chậm lại!
Xem thêm: Liệu cơm gắp mắm...
Tôi sắp mua siêu xe Bentley cỡ triệu đô để đi cho sướng anh ạ. Anh Hoàng Tuấn An, ở phường Lê Lợi, thành phố Vinh, Nghệ An nói.
Anh Hoàng Tuấn An.
- Anh đang đùa đấy à, chẳng phải anh đang ở nhà cấp 4, thu nhập cũng chỉ đủ ăn hay sao mà lại vung tay quá trán thế? Tiền đâu mà mua?
- Tôi vay để mua, rồi sau này con cháu tôi trả. Con cháu tôi chắc chắn sau này sẽ tài giỏi hơn tôi, lo gì không trả được nợ. Mà không trả được thì có khi tôi cũng già hoặc chết rồi, gánh nặng đó xin chuyển lên vai các cháu. Anh thấy tôi thích đùa quá phải không. Nhưng tôi học từ ý tưởng xây dựng đường sắt cao tốc (ĐSCT) đang được thảo luận chờ Quốc hội thông qua đấy.
- Anh thấy ý tưởng xây dựng ĐSCT thế nào?
Đại biểu QH Nguyễn Minh Thuyết đã nói về ĐSCT: “Rằng hay thì thật là hay; Nghe ra mới biết rất gay về tiền”. Chúng ta lấy đâu ra số tiền khổng lồ, bằng hơn một nửa GDP của cả nước để xây ĐSCT?
Dĩ nhiên là đi vay. Nhưng vay cũng phải liệu cơm mà gắp mắm. Nợ quốc gia tới ngưỡng 42% GDP rồi, bài học vỡ nợ công của Hy Lạp vẫn còn nóng hổi, vậy mà vẫn đi vay để đổ tiền vào một dự án mà khả năng thu hồi vốn còn rất mờ mịt thì tôi cho là hơi bị liều.
Người ta chỉ làm ĐSCT khi GDP đã ở một ngưỡng rất cao. Nghe nói, Việt Nam - một trong những nước thuộc top nước nghèo của thế giới - lại trở thành nước thứ 12 “dám” làm ĐSCT. Trung Quốc cũng làm ĐSCT nhưng dự trữ ngoại tệ họ có 2.500 tỷ USD trong khi nước ta là 20 tỷ.
- Nhưng xây dựng ĐSCT, ở Vinh anh sẽ có thể đi làm ở Hà Nội hay TPHCM, chỉ mất có vài ba tiếng, rất tiện lợi?
+ Đó là một viễn cảnh lãng mạn: ăn sáng ở TP HCM, ăn trưa ở Đà Nẵng và ăn tối ở Hà Nội. Người TPHCM có thể đi làm ở Hà Nội và về trong ngày. Nhưng vé của ĐSCT cũng đắt hơn nửa vé máy bay, vậy thì đi máy bay giá rẻ còn nhanh hơn nhiều.
Hệ thống đường bộ của ta còn xập xệ cũ nát, quê tôi hễ trời mưa vài ngày là đường lầy lội như ruộng cày, nhiều em học sinh vẫn đang phải học trong những ngôi trường rách nát, người mắc bệnh hiểm nghèo vẫn phải nằm ghép 2-3 người một giường... Tại sao không dùng tiền để đầu tư vào những lĩnh vực dân sinh còn nóng bỏng đó mà lại đổ 56 tỷ USD vào một dự án rất xa xỉ và xa vời? Đến bao giờ ngành đường sắt mới giải quyết nổi chuyện ném đá lên tàu, rồi tàu đến trễ…”.
Tôi cho rằng kể cả có ĐSCT thì cũng không thể chạy với tốc độ 300 km/h. Tàu bây giờ còn chạy chậm mà tai nạn đường sắt xảy ra liên tục thì ai dám chắc sau 20 năm nữa khi chạy 300km/h tình hình sẽ được cải thiện? Tôi nghĩ không chỉ có một ngưỡng GDP cao, cũng cần một ngưỡng dân trí rất cao thì mới có thể vận hành ĐSCT.
- Anh không thấy cũng có nhiều vị đại biểu Quốc hội và một số bộ trưởng ủng hộ dự án ĐSCT và cũng có sức thuyết phục đấy chứ?
- Dự án ĐSCT đang thảo luận, phản đối hay ủng hộ là hết sức bình thường. Nhưng tôi chỉ muốn nói, hãy đặt lợi ích của đất nước, của dân lên trên hết. Rồi thời gian sẽ có câu trả lời ĐSCT đúng hay sai, lịch sử và nhân dân sẽ không quên bất cứ một ai phản đối hay ủng hộ ĐSCT.
Theo tôi thì, dự án ĐSCT cũng vì lợi ích của dân. nhưng chậm lại đường sắt cao tốc ơi, đợi đến một lúc nào đó, kinh tế ta khá hơn, GDP cao hơn, nợ quốc gia ít hơn, thông tin cho các vị đại biểu Quốc hội cũng nhiều hơn để dễ dàng ấn nút thông qua siêu dự án này.
- Nhưng nếu dự án ĐSCT được thông qua trong kỳ họp Quốc hội này?
- Với riêng tôi thì bỗng dưng muốn khóc! Và ý định vay tiền mua xe Bentley sẽ là hiện thực thôi (cười).
Đường sắt cao tốc đúng là một giấc mơ, nhưng nên mơ lúc nào? ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đã nói về Đường sắt cao tốc: “Rằng hay thì thật là hay; Nghe ra mới biết rất gay về tiền”. Trần Đức Nhận (tp. Thái Nguyên) Chúng ta chưa cần thiết loại hình giao thông siêu hiện đại như thế. Bên cạnh đó nếu xây một dự án lớn như xây đường sắt cao tốc bắc - nam thì sẽ phải tập trung rất nhiều nguồn lực và như thế sẽ làm cho nhiều vấn đề bức thiết khác trong xã hội không được chú ý đến. Trong khi số tiền nợ quốc gia của chúng ta đang rất lớn, xã hội cũng đang đặt ra nỗi lo về việc trả nợ trong tương lai mà tự dưng lại đi làm thêm một dự án tốn kém như thế này thì liệu có phải là chúng ta đang tạo thêm gánh nặng cho thế hệ trẻ tương lai hay không? Nguyễn Đăng Hòa (Từ Liêm, Hà Nội) Thiết nghĩ, thay vì nghĩ đến những dự án vĩ mô thì các nhà quản lý nước mình nên tập trung vào việc bảo đảm và phát triển cho tốt những loại hình giao thông sẵn có. Khổ đường sắt Việt Nam bao năm nay vẫn là khổ hẹp không đạt chuẩn quốc tế. Cái cũ còn làm chưa tốt mà có thêm cái mới chỉ khiến phức tạp hơn. Trần Văn Trãi (tp. Hải Dương) Nước ta không giàu thì chúng ta phải biết lựa mà phát triển chứ không phải nhìn thấy cái gì to và đẹp cũng muốn có cho bằng được mà không nghĩ đến khả năng của mình.
Dự án này quá lớn, vốn đầu tư lại chủ yếu vay nước ngoài, không khỏi tác động đến tâm tư, suy nghĩ của dân. Chiều dài tuyến Bắc - Nam của chúng ta cũng không dài, chưa đến nỗi quá cần kíp. Cần phải tính toán nghiêm túc một dự án có tác động lớn như vậy. Công trình đường sắt cao tốc bắc - nam tương đối dài hơi, nên chăng cần đặt câu hỏi con cháu sẽ phải ca ngợi hay trách cứ chúng ta? Chúng ta sẽ để lại cho con cháu điều gì ngoài một món nợ khổng lồ, không biết đến năm nào mới trả hết? Đối với sự phát triển kinh tế đất nước, một tuyến đường sắt cao tốc không phải yếu tố quyết định, cái quyết định là một tư duy tổng lực lâu dài. Trách nhiệm của các cơ quan tham mưu của Chính phủ là phải tính toán có lợi cho đất nước, làm sao khai thác hiệu quả những gì đang có và thể hiện trách nhiệm với nhân dân. |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáBàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí
08/12/2009Nguyễn Tất Thịnh