Giáo viên đang ít đọc sách?

Giáo viên THCS
01:19 CH @ Thứ Bảy - 13 Tháng Bảy, 2019

Tôi thử làm một khảo sát bỏ túi về “tình hình đọc sách của các thầy, cô giáo” - những đồng nghiệp nơi tôi đang công tác cũng như ở các trường khi tôi đi thao giảng hay tập huấn...


Ảnh minh họa Thành Hoa

Để tìm kiếm mức độ tin tưởng cao trong câu trả lời, tôi thường “hỏi thăm” mọi người vào những lúc họ rảnh rỗi và trong không khí thoải mái, chân thành. Với câu hỏi: “Quyển sách anh (chị) đọc gần nhất là quyển gì?”, câu trả lời khiến tôi bất ngờ nhất là: “Rất lâu rồi tôi không đọc sách”. Các câu trả lời có cấp độ gây bất ngờ nhẹ hơn như: “Tôi không nhớ nữa vì đọc khá lâu rồi”, “Tôi thỉnh thoảng đọc Nguyễn Nhật Ánh” hay “Tôi đọc bảy thói quen hiệu quả”...

Tùy câu trả lời, tôi xếp người được hỏi vào một trong hai nhóm khác nhau để hỏi câu hỏi thứ hai. Đối với nhóm “lâu rồi không đọc sách”, tôi khéo hỏi vì sao thì thường được trả lời là do không có thời gian (đại loại ban ngày dạy học rồi còn phải tranh thủ đưa đón, chăm sóc con; ban tối phải kèm cặp thêm cho học sinh, hay tâm không đủ tĩnh để mà đọc sách…).

Đối với nhóm vẫn còn đọc sách, có người trong một năm đọc bốn hoặc năm cuốn; có người chỉ một, hai cuốn; cũng có người đọc chưa xong một cuốn… Hỏi họ đọc loại sách gì và thích quyển nào nhất, những giáo viên trẻ thì thường đọc tản văn, truyện ngắn hay tiểu thuyết của các tác giả đang ăn khách. Một số ít đọc sách dạy các kỹ năng sống, dạy làm người. Một số chỉ đọc sách tham khảo những nội dung có liên quan đến bài dạy trên lớp. Điểm đặc biệt là không có bao nhiêu người đọc sách về giáo dục và nghiên cứu giáo dục - điều mà tôi đang chú ý.

Gần đây, tôi có chia sẻ điều này với thầy Nguyễn Khánh Trung (Giám đốc dự án Emily Viet Education), ông coi đó là… bất bình thường. Ông cũng kể chuyện có những dịp ông ra Hà Nội chia sẻ với các thầy cô giáo (trong phạm vi hẹp) về những đầu sách liên quan đến giáo dục rồi hẹn một thời gian sau sẽ quay lại trao đổi về các vấn đề nêu trong sách. Song thực tế là chẳng có mấy thầy cô chịu đọc. Theo ông Trung, lẽ ra giáo viên phải là tấm gương cho học sinh về văn hóa đọc nhưng dường như hiện nay không phải như vậy.

Đừng trách học sinh mê chơi game trực tuyến, mê Facebook hay tán gẫu trên mạng... mà không ham thú đọc sách, bởi giáo viên đâu có truyền cảm hứng đọc sách cho các em. Gần đây, tôi đọc được một thống kê mỗi người Việt chỉ đọc 1 quyển sách/năm. Thực trạng này có phần lỗi của giáo viên, đúng không?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc sách để sống trọn vẹn hơn đời sống con người

    21/12/2018Nguyễn Quốc Vương. Dường như trong thế giới sinh vật, con người là một loài hết sức đặc biệt. Một loài luôn tỏ ra không bằng lòng với hoàn cảnh sống và thực tại của bản thân mình. Bởi thế, con người trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại đã luôn mải miết đi tìm câu trả lời cho các vấn đề đang đặt ra cả ở trong thực tế lẫn tâm tưởng...
  • Không đọc sách, không thể có tầm cao văn hóa

    20/04/2020Thạch Quỳ - Phan ThắngVấn đề là: Ai rồi cũng phải đi qua cuộc đời “trăm năm trong cõi”, anh muốn làm một người hiểu biết hay một một người không hiểu biết? Anh muốn làm một người có văn hóa hay muốn làm một người thiếu văn hóa?
  • Thư gửi học trò lười đọc sách

    13/09/2019Hoàng Bạch DiệpCác em đã tạo cho mình thói quen xấu là lười đọc sách, khi các em lười đọc, lười học thì chính các em đang tự tay cắt ngắn con đường đến thành công của mình...
  • Vì sao người Việt không mê đọc sách?

    19/04/2019Vương Trí NhànĐối tượng chúng tôi muốn nói tới trong bài này, không phải là một vài người Việt đặc tuyển, mà là người Việt nhìn bao quát, người Việt nói chung; Hành động “đọc” không đơn giản là việc ngồi vào bàn, mà là cả văn hóa đọc với cơ cấu phức tạp của nó...
  • 10 lý do thúc đẩy chúng ta đọc sách

    21/04/2018Lê Quỳnh Mai1) Bồi đắp sự thông minh.
    2) Tạo ra sự tưởng tượng phong phú.
    3) Tăng sự hiểu biết...
  • Có một thế hệ mang tên 'LƯỜI': Lười đọc sách, lười lao động, thích rượu bia, căn bệnh trầm kha khiến chúng ta mãi không giàu?

    22/02/2018Phan NgọcTiếp tục "lười" lập thành tích, năng suất lao động thấp hơn cả Lào, thói quen lười làm, lười đọc sách nhưng lại chăm rượu bia của người Việt phải chăng là nguyên nhân khiến chúng ta mãi vẫn mãi... không giàu và văn minh...
  • Hãy truyền đến các em lòng ham mê đọc sách

    15/12/2017Trần Thị LoátHiện nay có rất nhiều thầy cô thường than phiền rằng học sinh bây giờ lười đọc sách. Dường như văn hóa đọc không còn hấp dẫn các em...
  • Muốn con thông minh? Các nhà khoa học nói hãy đọc sách cho trẻ theo cách này

    28/06/2017Phong TrầnCó một cách đơn giản nằm trong khả năng của các bậc cha mẹ có thể mang đến lợi ích to lớn cho trẻ sau này trên đường đời. Đó là cách chúng ta đọc sách cho trẻ từ khi chúng còn rất nhỏ...
  • Xem người ta đọc sách

    07/12/2016Nguyễn Minh HảiTại sân bay quốc tế Nội Bài một buổi xế trưa. Nhiều hành khách chờ chuyến bay ngồi uể oải nhìn đồng hồ. Chỉ có một thanh niên người nước ngoài vẫn chăm chú đọc sách. Anh mặc quần soọc, áo thun, vai đeo chiếc ba lô to, đích thị là một “Tây ba lô” rồi...
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Làm thế nào để kích thích việc đọc sách?

    04/09/2015Đinh Bá AnhTình trạng không ham đọc sách của người Việt Nam hôm nay phải tìm nguyên nhân đầu tiên từ hệ thống giáo dục. Giáo dục không dạy cho học sinh từ bé thói quen đọc sách, thói quen chủ động ghi chép, thói quen tóm tắt các ý tưởng trong sách. Giáo dục không dạy cho học sinh tư duy độc lập, tư duy phê phán, thói quen đặt ra các câu hỏi. Giáo dục chỉ thiên về áp đặt chân lý, luân lý, không khuyến khích học sinh nghi vấn, tìm hiểu, phiêu lưu, sáng tạo...
  • Đọc sách thì được cái gì?

    06/08/2014Nguyễn Vĩnh NguyênĐọc một cuốn sách trong thời buổi này thì sao? Hay nói khác đi, nếu có một bạn đọc thời nay hỏi vị chuyên gia cả đời vùi mình trong thế giới của sách vở chữ nghĩa rằng, thưa ông, đọc sách thì làm được cái gì?
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Nguyễn Quang Thạch: Tìm 2 tháng trên xe buýt mới thấy 1 người đọc sách

    27/04/2011Phạm Anh Trúc (thực hiện)“Nếu bảo rằng chúng ta đã có “văn hóa đọc” rồi, e rằng chưa đúng. Theo tôi, một dân tộc phải có từ 60-70% người dân thường xuyên đọc sách thì mới có được điều đó. Tôi đã mất 2 tháng chỉ đi xe buýt để xem người dân có đọc sách không, nhưng chỉ nhìn thấy duy nhất… 1 người”...
  • xem toàn bộ