Giải sân hận từ Mạng Xã Hội
Sáng mở mắt, lướt qua Facebook, đâu đâu người cũng khoe đẹp, khoe giàu với sang, khoe thành công và hạnh phúc, hết xe hơi, nhà lầu đến du lịch resort, ta ngó lại mình: không gì cả. Tệ thế chứ! Không cần biết bao góc khuất, bề tối sau ánh sáng kia, ta thấy mình nghèo hèn biết bao! Ta, hoặc buông xuôi, hoặc hạ quyết tâm cạnh tranh, thế nào cũng phải tỏ cho người thiên hạ biết ta là ai. Cạnh tranh chả tới đâu, ta sanh tâm đố kị, vội ném ra bao phán xét gai góc, bạt ngàn tiếng chửi độc, cho bõ ghét.
.
Ừ, thì bát ngát đời ở ngoài kia – ai khiến!
.
Kẹt nỗi là vụ việc diễn ra ở chốn đòi hỏi chuyên môn cao, thậm chí chuyên môn rất hẹp cũng chịu đòn - các đòn không đáng. Từ cư dân mạng. Không có gì thể hiện, ta nhắm vào các nhân vật nổi tiếng, các vụ cộm để xung quanh ngoảnh về ta, rằng ta đây cũng hiểu biết như ai, cũng ưu tư về chuyện quốc gia đại sự.
.
Vụ nhà giáo Hồ Ngọc Đại là điển hình tiên tiến.
Thử phân tích một ví dụ hơi mới, và rất nóng này.
.
Bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ KH về Những vấn đề tâm lý trong giảng dạy Toán học cho học sinh cấp 1 ở ĐH Moskva, về nước, lập Trung tâm Công nghệ Giáo dục tiến hành thực nghiệm cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. Non ba thập niên sau được Bộ GD&ĐT cho phép cuốn Tiếng Việt 1của ông được áp dụng đại trà.
.
Và có chuyện. Ông bị đòn hội chợ, cả từ phía không biết tí ti về Công nghệ Giáo dục. Không chỉ nickname, mà cả người kí tên thật cũng nhập cuộc “thể hiện”.
.
Nếu ở diễn đàn “thật”, hoặc chuyện xảy ra trên mặt báo hay web, và cả ở ngoài đời thì khó nên nỗi này. Còn ở thế giới ảo, thấy người phán xét, chê, chửi, không cần tìm hiểu, và bất cần phép tắc ứng xử cuộc người, ta cũng nhảy vào chê, chửi, phán xét như… thật! Rồi khi cánh hẩu like, love, tưởng ngon, ta lại tiếp tục tấn tới – hiu hiu tự đắc. Không cần biết nỗi “phán xét, chê, chửi” bốc đồng ấy làm tổn thương đối tượng thế nào, mình sướng là đủ!
.
Một sinh linh đang “trắng”, một nhân vật vốn được xã hội trọng vọng, bỗng chốc biến thành tấm bia cho ngàn muôn mũi tên chữ nghĩa nhắm vào. Cá nhân mình lãnh đạn đã đành, cả những người thân cũng gánh chịu bao mẻ văng tới. Bởi vụ việc từ thế giới ảo ấy lây lan tận đời thường.
.
.
Làm gì?
Kinh nghiệm cá nhân, kê khai để bạn FB và bà con tùy nghi vận dụng:
- Mở FB, tôi tuyệt không bấm cột “home”, mà chỉ đọc các FB cần thiết.
- Tôi dặn người quen thân, nếu có bài, hay sst viết bậy về tôi, chớ méc. Đọc, thấy bất công, hứng lên thanh minh rất mất giờ (mình có phải gỗ đá đâu).
- Dặn bà con tập tinh thần “sapa”, bởi “họ không biết họ làm gì”, và nhất là: Chả có gì trầm trọng ở đó cả!
Một cuốn sách tuổi thọ hàng năm, chục năm, thế kỷ. Một bài báo tuổi thọ hàng tháng, hàng năm. Một bài viết trên Facebook tuổi thọ thường tuần/ tháng. Một cái Comment tuổi thọ chỉ đôi ngày.Nhưng có khi có người mất hàng năm cho những cái “tút”, cái “còm” ấy. Thôi, cứ để gió cuốn đi.(Đặng Duy Linh)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)