Bạn đã thực sự coi trọng việc làm trước mắt chưa?
1. Hãy biết trân trọng viên kim cương của chính mình
Kỳ thực mỗi công việc đều là một mỏ kim cương quý giá. Khi những thanh niên nhìn về tương lai trước mắt, hãy ý thức được những gì mình đang có. Ít nhất, trước khi quyết định tìm công việc khác, hãy chuyên tâm vào công việc cụ thể hiện tại, cho dù bạn nghĩ đó chỉ là công việc vụn vặt.
Có một câu chuyện thế này:
Một người Ba Tư tên là Ali, sống ở một nơi không xa bờ sông Ấn, ông ta sở hữu rất nhiều vườn phong lan, ruộng đồng trù phú và những cây cảnh tươi tốt. Ông ta thực sự là một người giàu có. Một hôm, một vị tăng lữ truyền giáo đạo Phật đến gặp vị phú nông, ông ngồi cạnh Ali bên bếp lò, kể cho Ali nghe kim cương hình thành như thế nào. Kể xong, vị tăng lữ nói:
- Nếu một người có trong tay nhiều đá quý, anh ta có thể mua được lãnh thổ của cả quốc gia, và nếu anh ta có cả mỏ đá quý, anh ta có thể dùng tài sản này đưa con cái anh ta nên ngôi vị đế vương.
Tối hôm đó, trước khi đi ngủ, Ali bỗng trở thành một người nghèo khó, không phải vì ông ta mất đi tất cả, mà ông ta bắt đầu cảm thấy không thoả mãn. Ông ta nghĩ: “Mình phải có được một mỏ kim cương”. Ông ta trằn trọc suốt đêm không sao ngủ được, ngày hôm sau ông ta đến hỏi vị tăng lữ liệu ông ta có thể tìm được mỏ kim cương ở đâu.
Vị tăng lữ nói: “Chỉ cần anh tìm được một ngọn núi ở giữa có một con sông chảy qua, mà con sông này có thượng nguồn từ miền cát trắng anh có thể tìm thấy kim cương ở đó”. Ali nghe xong liền bán tất cả ruộng vườn của mình, thu hồi lợi tức, ông nhờ người hàng xóm trông giúp ngôi nhà và lên đường đi tìm kim cương.
Mọi người đều nghĩ, phương hướng ông ta tìm kiếm là hết sức đúng đắn, ông ta bắt đầu tìm từ những vùng đầy ánh trăng, sau đó đi qua lãnh thổ của Pakistan, lưu lạc tới Châu Âu xa xôi, cho đến lúc tiêu hết tiền, quần áo rách rưới bẩn thỉu. Ở trạm dừng chân cuối cùng trên hành trình của mình, ông dừng lại bên bờ sông Bacelona của Tây Ban Nha, nhớ đến sự mê hoặc về món tài sản khổng lồ vị tăng lữ đã nhắc đến, rồi đắm mình xuống dòng sông.
Mấy chục năm sau, một ngày kia, khi nguồn thừa kế của Ali tưới nước cho trang trại của mình đã tình cờ phát hiện trong khe nước, cát trắng ánh lên thứ ánh sáng kỳ lạ. Anh ta thò tay xuống và mò được viên đá màu đen phát ra những màu sắc tuyệt đẹp, anh ta liền cất viên đá này vào phòng, đặt lên trên chiếc giá gần lò sưởi và tiếp tục'công việc, sau đó anh ta cũng quên luôn chuyện tìm được viên đá. Vài ngày sau, vị tăng lữ, người đã từng kể cho Ali nghe chuyện kim cương hình thành như thế nào, lại đến gặp người thừa kế của Ali và nhận thấy viên đá đặt trên giá, ông ta liền lấy nó xuống và kêu lên kinh ngạc: “Hãy nhìn viên đá này, hãy nhìn mà xem, Ali đã trở về rồi sao?”
Không, ông ấy vẫn chưa quay về, viên đá này tôi tìm được ở khu vườn sau nhà. - Người chủ mới trả lời.
Chỉ nhìn thoáng qua tôi đã biết đây là kim cương. - Vị tăng lữ nói.
Sau đó, họ tiếp tục tìm ở đáy lòng sông cát trắng, phát hiện ra rất nhiều kim cương.
Đây chính là câu chuyện tại sao mỏ kim cương Golconda ở Ấn Độ được tìm thấy. Golconda là mỏ kim cương lớn nhất trong lịch sử loài người, giá trị của nó vượt xa mỏ Kimberley ở Nam Phi. Viên kim cương Kohinoor của quốc vương Anh hay viên kim cương lớn nhất thế giới của Nga Hoàng cũng được lấy từ mỏ kim cương này.
Đây là chuyện “Kim cương ngay sau vườn nhà bạn” do một nhà diễn thuyết nổi tiếng người Mỹ biên soạn ra để kể về lịch sử phát hiện ra mỏ kim cương Golconda - mỏ kim cương lớn nhất thế giới. Trong 50 năm, ông đã đi khắp nước Mỹ và các châu lục lớn, đi qua các thành phố lớn nhỏ của nước Mỹ diễn thuyết bài “Kim cương ngay sau vườn nhà bạn” 6000 lần, bài diễn giảng này đã khích lệ hai thế hệ người Mỹ làm việc chăm chỉ đúng với cương vị của mình, không bỏ phí những gì mình đang có.
Năm 1888, ông tiếp tục dùng số tiền mình nhận được từ bài diễn thuyết này là 4 triệu đôla (tương ứng với 14,5 triệu đơm hiện nay) để thành lập nên trường đại học Temple danh tiếng.
Hơn 1 thế kỷ sau của hôm nay, chúng ta lại được nghe kể lại câu chuyện phát hiện được mỏ kim cương Golconda, sau đó bỏ đi màu sắc thần bí của câu chuyện, có lẽ chúng ta vẫn được thức tỉnh và lay động bởi ngụ ý sâu xa của câu chuyện.
Bạn có khi nào hi vọng khu vườn của người khác là của mình trong khi khu vườn nhà mình thì chẳng bao giờ cắt tỉa? Bạn có bao giờ nhìn kỹ mỗi dấu chân in trên cát của mình? Bạn có lúc nào để ý đến công việc của bản thân mình trước mắt? Bạn có nghĩ chăm chỉ làm việc cũng có thể đem lại cho bạn nhiều cơ hội và sự giàu có không? Hay lúc nào cũng chỉ thấy ngưỡng mộ công việc của bạn bè.
“Nếu một người không bao giờ thấy được cơ hội trong cuộc sống và công việc của mình, mà chỉ luôn nghĩ rằng mình có thể làm được tốt hơn nếu được ở nơi khác, anh ta sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng” một học giả thành công và nổi tiếng đã từng khuyến cáo điều đó với tầng lớp thanh niên trẻ.
Một thanh niên có sẵn trong mình thói kiêu ngạo, nếu cộng thêm học lực tương đối tốt và có bản lĩnh hơn người, chắc chắn thói kiêu ngạo đó cũng tăng cao. Họ có một lý tưởng rất cao với công việc, hoặc nếu không cao thì cũng không phải là thấp. Những người thanh niên mang tư tưởng này thường cảm thấy bất mãn với công việc, nếu bị sếp trách mắng một vài câu họ sẵn sàng “phất tay áo bỏ đi”.
Rất nhiều thanh niên không ý thức được một cách rõ ràng, công việc đầu tiên nhỏ bé của mình chính là một mỏ kim cương quý giá, chỉ cần biết khai thác tốt, toàn tâm toàn ý làm việc bạn sẽ tìm thấy được viên kim cương cho bản thân mình, bao gồm cả sự tăng lên về tiền lương và chức vụ. Ngược lại, những người luôn bị dao động về tâm lý luôn nghĩ: “Làm cái việc này thì có gì đáng hy vọng mà nói” hay “Làm việc này thì làm gì có được ngày rạng danh”. Những người hay nản lòng với công việc cũng không thể làm tốt công việc của mình. Họ tin rằng trên đời này có rất nhiều cơ hội kiếm tiền hoặc giúp họ thành công, và họ cứ chờ đợi, chờ đợi một thời điểm khác, một nơi khác hay một ngành nghề khác nhưng nhất định không phải lúc này, không phải công việc họ đang có đây, họ cứ mải mê suy nghĩ sau này sẽ nâng cao bản thân thế nào mà không hề biết trân trọng cơ hội ngay trước mắt. Họ cũng giống như nhân vật Ali trong chuyện vậy chỉ biết coi nhẹ công việc của bản thân và đánh mất đi tất cả những thứ đáng lẽ thuộc về mình.
Cũng có một số người, họ có một năng lực nhất định, nhưng lại không sử dụng năng lực đó vào công việc của mình, mà dành thời gian quý báu của tuổi trẻ bình luận về những người đã tìm thấy “kim cương”. Thấy người khác gặt hái đưa thành công họ lại nói: “như thế thì có đáng kể gì nếu có được cơ hội của anh ta, có khi tôi còn thành công hơn anh ta ấy chứ”. Điều đáng buồn là, những người đó chỉ ngồi nghĩ: “nếu như…” mà không biết mình đang lãng phí tuổi trẻ, mai một lòng nhiệt tình và năng lực làm việc. Đợi đến lúc đó họ nghĩ tới khu vườn hoang vu của nhà mình thì cỏ đã mọc um tùm rồi có muốn làm lại từ đầu cũng phải tốn rất nhiều công sức. Nhưng, liệu thời gian có chờ họ hay không? Hay họ sớm đã bị sa thải, tìm sao thấy “viên kim cương” của chính mình?
Dù bạn làm bất kỳ việc gì cũng nên bình tâm suy xét, làm việc chăm chỉ nhất định sẽ gặt hái được thành công. Một người bỏ thời gian công sức ở đâu sẽ tìm thấy thành tích ở đó, chỉ cần chúng ta làm việc chăm chỉ.
Bạn hãy nhìn lại dấu chân mình trên cát. Kỳ thực mỗi công việc đều là một mỏ kim cương quý giá Khi những thanh niên nhìn về tương lai trước mắt, hãy ý thức được những gì mình đang có. Ít nhất, trước khi quyết định tìm một công việc khác, hãy chuyên tâm vào công việc cụ thể hiện tại, cho dù bạn nghĩ đó chỉ là công việc vụn vặt.
2. Thiếu cơ hội làm việc- lời viện cớ của sự thất bại
Để có được một cơ hội làm việc rất quan trọng. Cho dù những gì cơ hội đó mang lại cho bạn là vô cùng nhỏ bé, thậm chí là không đáng kể, bạn cũng đừng quá chú ý đến việc bạn đã đạt được cái gì, hãy nhìn vào giá trị thực sự mà cơ hội đó đã mang lại cho bạn.
Những người trẻ tuổi thì luôn đầy ắp ước mơ và hy vọng, điều đó rất tốt. Thế nhưng, họ cũng nên hiểu rằng, chỉ khi làm việc đến nơi đến chốn lao động một cách thật sự, những mơ ước đó mới có thể trở thành hiện thực. Ngay cả những người bộp chộp nhất cũng từng có ước mơ, nhưng những ước mơ đó chưa bao giờ trở thành hiện thực và họ bắt đầu oán trách, họ cho rằng do cơ hội thực sự không đến với họ.
Cơ hội! Trong cuộc sống và công việc của chúng ta luôn đầy ắp những cơ hội, mỗi bài giảng ở trường học, mỗi lần thi, mỗi bài báo hay mỗi hợp đồng được ký kết đều là một cơ hội quý giá, bởi nó mang lại cho bạn cơ hội trưởng thành, cơ hội kết bạn hay thậm chí là xây đắp nên lòng dũng cảm.
Một người toàn tâm toàn ý với công việc biết tạo ra cơ hội cho bản thân từ những công việc bình thường, họ biết nắm lấy cơ hội và biến ước mơ mình thành hiện thực. Còn những người không biết yêu quý công việc của mình, chỉ luôn chờ đợi cơ hội đến với bản thân sẽ chỉ có thể sống một cuộc sống nhạt nhẽo và buồn tẻ. Hãy tham khảo ví dụ sau:
Augerson làm việc trong một công ty kim khí mỗi tuần chỉ kiếm được 2 đôla. Khi anh ta vừa bước vào cửa, ông chủ đã nói với anh ta: “Phải là người thông thạo công việc, mới là người tôi cần”.
“Công việc một tuần chỉ kiếm được 2 đôla mà cũng phải chăm chỉ hay sao”. - Người bạn đi cùng với Augerson nói.
Vậy mà, Augerson lại hết sức để tâm đến công việc được coi là vô cùng đơn giản này.
Sau vài tuần chăm chỉ làm việc và quan sát anh nhận thấy, ông chủ của mình luôn phải kiểm tra hết sức kỹ càng những hoá đơn thanh toán từ nước ngoài gửi về. Do những loại giấy tờ này được viết bằng tiếng Đức và tiếng Pháp nên Augerson quyết định học hai thứ tiếng này và bắt đầu nghiên cứu các loại hoá đơn. Một lần, khi thấy ông chủ đã quá mệt mỏi khi phải làm công việc này, Augerson đề nghị giúp ông kiểm tra các hoá đơn thanh toán. Do làm việc hết sức cẩn thận, ông chủ tin tưởng giao cho anh nhiệm vụ này.
tMột tháng sau, một hôm ông chủ gọi anh vào phòng làm việc và nói với anh, “Augerson, công ty quyết định bổ nhiệm cậu quản lý công việc giao dịch của công ty. Đây là một chức vụ rất quan trọng và chúng tôi đòi hỏi một người có năng lực tốt để phụ trách. Trong công ty chúng ta có 20 người trạc tuổi cậu nhưng chỉ có cậu là nhìn thấy biết chăm chỉ làm việc và nắm bắt lấy cơ hội này. Tôi làm việc trong ngành đã được 40 năm, và cậu là một trong ba thanh niên tôi tận mắt chứng kiến cậu tự tìm thấy cơ hội trong công việc của mình, hai người kia hiện đã tự thành lập một công ty riêng.”
Mức lương của Augerson đã tăng nhanh lên 10 đôla một tuần, một năm sau lương của anh tăng đến 180 đôla một tuần, ngoài ra anh còn được cử sang pháp và Đức. Khi được hỏi, ông chủ của anh nói: “Augerson rất có thể trở thành cổ đông của chúng tôi trước khi 30 tuổi, anh ta sẽ thấy được cơ hội từ công việc của mình và quan trọng hơn là anh ta biết nắm lấy nó, tuy phải hy sinh bản thân một chút nhưng những gì anh ta nhận được những gì xứng đáng với công sức anh ta bỏ ra”.
Để có được một cơ hội làm việc rất quan trọng. Cho dù những gì cơ hội đó mang lại cho bạn là vô cùng nhỏ bé, thậm chí là không đáng kể, bạn cũng đừng quá chú ý đến việc bạn đã đạt được cái gì, nhìn vào giá trị thực sự mà cơ hội đó đã mang lại cho bạn. Hiện nhiều bạn trẻ không có sự lựa chọn giống như Augerson, họ không bao giờ chấp nhận mức lương 2 đôla/ tuần vì họ nghĩ công sức họ bỏ ra là hơn thế rất nhiều. Nhưng trên thực tế, chính công việc 2 đôla/ 1 tuần này đã làm nền tảng để có thể kiếm 180 đôla/ 1 tuần và đồng thời cũng là cơ sở để anh trở thành cổ đông trẻ tuổi nhất của công ty.
Mọi người thường chẳng mấy để tâm đến công việc của mình và cũng chẳng nghĩ mình sẽ tìm thấy cơ hội trong đó. Những thanh niên trẻ tuổi khi mới bước ra ngoài xã hội thường nhầm lẫn giữa cơ hội và vận may, kỳ thực cơ hội và vận may 1à hai khái niệm hoàn toàn khác biệt. Vận may, là cái mà chúng ta đột nhiên gặp phải, chẳng cần phải làm gì mà cũng có thể trở thành giầu có hay có thể một bước lên tận mây xanh. Vận may mang tính chất ngẫu nhiên rất lớn nhưng mọi người không thể đánh cược cả cuộc đời mình. Còn cơ hội, thường mang dáng dấp sự thách thức hay những khó khăn, chỉ có những người dám đối mặt với thách thức, dụng công làm việc mới có thể phát hiện và nắm lấy cơ hội.
Những người trung niên cảm thấy nghẹt thở ở tầng dưới cùng của công ty, những người đang đứng trước nguy cơ bị sa thải thường trách móc ông chủ của họ không cho họ cơ hội làm việc.
- Ngày trước, công ty cử tôi sang làm việc bên bộ phận doanh nghiệp nước ngoài, tôi nghĩ mình còn trẻ thế này sao chịu được công việc khó khăn như thế. - Anh ta nói:
Tôi lại hỏi:
- Sao anh lại nghĩ đây là một công việc khó khăn mà không nghĩ đó là một cơ hội? - Anh không thấy sao? Tại bộ phận trung tâm có nhiều chức vụ như thế mà họ lại bắt tôi một người trẻ tuổi thế này đến làm việc ở một nơi xa xôi hẻo lánh như thế?
Tôi không nghĩ một chức vụ công việc ở một nơi xa nhà lại không phù hợp một người đàn ông trung tuổi. Cho dù đó là sự thực đi chăng nữa, tôi lại càng hy vọng anh ta có cơ hội đối mặt với những khó khăn, biến những chướng ngại vật trước mắt thành cánh cửa dẫn đến những cơ hội thành công từ đó anh ta cũng không thấy uổng phí khi đã hy sinh bản thân để làm điều đó.
Những người thành đạt không cần phải viện cớ cho sự thiếu hụt cơ hội vì họ có thể chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình, đề ra những mục tiêu để vươn tới và có thể hưởng thụ thành quả lao động mình đã xây nên. “Thiếu hụt cơ hội chỉ là lời mượn cớ của những người không muốn nỗ lực làm việc dùng để tự biện hộ cho sự lười biếng của bản thân mình mà thôi.”
Từ những công việc bình thường bạn có thể tìm thấy cơ hội. Hãy làm việc nhanh hơn người khác một chút, hãy dùng tất cả trí lực của mình để làm tốt công việc của mình, bạn sẽ tự tìm thấy cơ hội và tự mở ra cánh cửa của sự thành công cho mình.
█
3. Có quá nhiều mục tiêu là chẳng có mục tiêu gì
Người Nhật Bản thường nói “Hòn đá lăn thì không mọc rêu”. Câu này có ý nói: không ổn định mà luôn luôn luân chuyển thay đổi, sẽ không gặt hái được thành công. Từ "rêu" ở đây bao hàm rất nhiều nghĩa từ những kinh nghiệm làm việc, tiền bạc, những kỹ năng công tác hay cả sự tín dụng của công ty.
Khẩu hiệu của công ty chất bán dẫn nổi tiếp nước Mỹ, công ty dụng cụ máy móc là: “Đề ra quá nhiều mục tiêu tức là không có mục tiêu”. Khẩu hiệu này không có đúng với những doanh nghiệp kinh doanh mà còn đúng với nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
“Sự thất bại của nhiều thanh niên trẻ có nguyên nhân cơ bản là do tinh thần và sức lực của họ bị phân tán”. Đây là kết luận của Johan Grant khi phân tích về nguyên nhân thất bại trong sự nghiệp của nhiều người.
Sự thực đúng là như vậy, nhiều người thất bại trong cuộc sống đều đã từng gian khổ phấn đấu làm việc trong nhiều ngành nghề. Nếu sự nỗ lực của họ tập trung vào một mục tiêu, có lẽ họ đã có thể thu được những thành quả rực rỡ hơn nữa.
Câu chuyện được đưa ra như sau:
- Hãy nhìn đây. - Ông chủ trang trại nói với Jakie, người giúp việc mới. - Anh cày như thế này là sai rồi đường cày đều lệch cả, nếu làm thế ngô sẽ mọc lung tung mất.
- Hãy lấy một điểm trên đồng và chú ý nhìn vào đó, coi đó là mục tiêu và hãy tiến tới đó. Con bò sữa kia đang đối diện với chúng ta, hãy nhìn thẳng vào nó, ghì lưỡi cày xuống, anh sẽ cày được những luống cày thẳng tắp.
- Vâng, thưa ông. - Mười phút sau, người chủ trang trại quay lai, ông nhìn thấy cánh đồng của mình hệt như một khu ruộng hoang, ông vội kêu lên: - Dừng lại, dừng lại.
- Thưa ông, - Jackie nói - Tôi đã làm những gì ông chỉ cho, tôi nhìn thẳng con bò và tiến tới, nhưng con bò thì luôn di chuyển.
- Đến đây thì bạn đã có thể hiểu được điều chúng tôi muốn nói. Bởi vì mục tiêu luôn bị động, còn bạn thì cứ chạy theo hết mục tiêu đến mục tiêu khác, đây là phương pháp làm không có mục đích và hết sức thiếu khoa học, ngoài việc mang lại cho bạn thất bại thì nó có thể đem lại cái gì khác nữa?
- Hãy thử nghĩ, nếu một người chỉ có một lỹ năng nhất định nhưng anh ta lại chuyên tâm vào mục tiêu duy nhất. Còn một người khác, rất trí thông minh nhưng lại phân tán sức lực của mình và luôn luôn tự hỏi tiếp theo mình phải làm gì, thì chúng ta có thể khẳng định, người thứ nhất sẽ là người thu được nhiều thành quả hơn vì chẳng gì có thể thay thế được một mục tiêu kiên định, kể cả giáo dục, số phận, trí tuệ hay ý chí của bạn. Nếu mỗi người không có một mục tiêu kiên định không bao giờ trở thành một người thành đạt.
- Trong xã hội, phổ biến tình trạng những thanh niên trẻ mới ra trường, họ có tố chất tốt, năng lực làm việc tốt và cũng có chí tiến thủ như những người cùng thế hệ. Rất nhiều bạn học hay đồng nghiệp đều cho rằng họ là một người rất có tương lai. Nhưng mười năm sau những mục tiêu trong cuộc sống mà anh ta đặt ra chưa một lần xuất phát từ thực tế công việc. Một ngày từ sáng đến tối luôn bận rộn với công việc chuẩn bị thi TOEFL hay thi ngành kế toán, ngày nay muốn xuất ngoại, ngày mai lại muốn thành lập công ty. Lòng nhiệt tình cho công việc lại bị chia 5 xẻ 7 cho những công việc xung quanh anh ta. Khi nhìn thấy những người khác được công ty trọng dụng, anh ta lại luôn miệng oán trách số phận không công bằng, anh ta không may mắn. Tất nhiên đó chỉ là những lời bao biện để giải toả những buồn phiền và do dự và thất bại của người đó.
Trong xã hội mà trình độ chuyên nghiệp hoá ngày càng cao như ngày nay, công việc luôn đòi hỏi bạn ngày càng phải có trình độ kiến thức sâu rộng. Vì thế những người không có lập trường kiên định sẽ khó thể nâng cao trình độ chuyên môn của mình, không thể vượt qua người khác và rất khó có được chỗ đứng trong xã hội.
Người Nhật Bản thường nói “Hòn đá lăn thì không mọc rêu”. Câu này có ý khuyên rằng nếu không ổn định mà luôn luôn luân chuyển thay đổi sẽ không gặt hái được thành công. Từ “rêu” ở đây bao hàm rất nhiều nghĩa từ những kinh nghiệm làm việc, tiền bạc, những kỹ năng công tác hay chỉ sự tín dụng của công ty.
Khi một người rời bỏ công việc của mình và tìm đến một công việc mới, anh ta bị mất đi rất nhiều thứ: những kinh nghiệm đúc kết trong nhiều năm công tác, chức vụ và nhiều mối quan hệ xã hội, hay nói cách khác, công sức anh ta bỏ ra khi làm việc này không có ý nghĩa gì nữa. Hơn nữa con người đều có định thức hành vi và tính ỳ về tâm lý khi đến một độ tuổi nhất định, khi đã có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống thì họ bắt đầu nhụt chí, sự tổn thất này làm cho nhiều người không đủ dũng cảm và quyết tâm đối mặt và những thách thức mới.
Tất nhiên, thanh niên khi mới bắt đầu làm việc có nhiều mục tiêu phấn đấu cũng là lẽ thường tình Cũng giống như chiếc la bàn khi chưa bị từ hoá sẽ chỉ không đúng phương hướng, chỉ khi bị từ hoá và có một số thuộc tính đặc biệt mới có thể tự thành la bàn. Con người cũng vậy, lúc bắt đầu có thể chưa xác định được mục tiêu của mình, nhưng qua một thời gian làm việc và đúc rút kinh nghiệm anh ta chắc chắn sẽ tự tìm được cho bản thân mình mục tiêu phấn đấu, và khi đã nhận thấy mục tiêu mình đề ra là chuẩn xác, người ta sẽ chỉ luôn hướng theo mục tiêu duy nhất đó mà thôi.
4. Hãy tỏ ra biết ơn với công việc của mình
Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, hãy nghĩ đó là một sự khởi đầu mới: đừng lo lắng gì cả, hãy nghĩ bạn làm việc để học hỏi, hãy coi mỗi nhiệm vụ là một cơ hội tích luỹ kinh nghiệm, một cánh cửa dẫn bạn tới thành công.
Khi bạn tồn tại trên cõi đời này bạn phải cám ơn rất nhiều người. Bạn phải cám ơn cha mẹ vì công ơn sinh thành và nuôi dưỡng, bạn phải cám ơn thầy cô vì công lao dạy dỗ chỉ bảo, bạn cũng phải cảm ơn đất nước mình vì đã cho bạn một môi trường sinh sống. Vì vậy, cảm tạ ân đức về những việc người khác làm cho mình không chỉ là đạo đức tốt đẹp mà là nguyên lý cơ bản của đạo làm người.
Lời cảm ơn đã trở thành một nét đẹp trong văn hoá ứng xử phổ biến của xã hội. Người ta luôn miệng cảm ơn một người xa lạ khi người ta giúp họ một điều gì đó dù là rất nhỏ, còn những gì ông chủ mang đến cho họ hay những cơ hội làm việc thì họ chẳng bao giờ để ý đến. Tâm lý này khiến mọi người xem nhẹ công việc, coi những gì công ty và đồng nghiệp giúp đỡ là điều bình thường, và thậm chí còn luôn miệng oán trách công ty đó, đồng thời cũng không có sự tôn trọng nghề nghiệp của mình.
Mỗi công việc hay mỗi môi trường làm việc đều không thể hoàn toàn như ý, nhưng trong từng công việc đều tiềm ẩn rất nhiều kinh nghiệm quý giá. Sự mệt mỏi trong mỗi lần thất bại, niềm vui khi biết mình đã tự trưởng thành, những đối tác thân thiện hay những khách hàng đáng kính đều là tài sản quý giá mà mỗi người thành đạt đều trải qua. Hãy luôn mang tâm lý “khi có được một công việc hãy biết nói lời cảm ơn” để làm việc, và bạn sẽ thấy mình gặt hái được rất nhiều từ công việc đó.
Tâm lý biết ơn mọi thứ có thể thay đổi cuộc sống một con người. Khi chúng ta ý thức được việc chúng ta làm gì cũng phải nhớ đến sự giúp đỡ của người khác, chúng ta sẽ thấy biết ơn những cơ hội trong công việc hay sự quan tâm của những người xung quanh đối với mình. Khi chúng ta luôn nghĩ hãy làm gì đó để cảm ơn cuộc sống này, chúng ta sẽ làm tốt công việc của mình và đối sử tốt với những người xung quanh. Lúc đó chúng ta sẽ thấy cuộc sống xung quanh mình thật đẹp, thật ý nghĩa biết bao.
Một người cha dặn dò cậu con trai khi cậu bắt đầu làm việc: “Hãy làm việc thật tốt khi con gặp một ông chủ tốt, nếu con kiếm được mức lương cao từ công việc này, hãy coi đó chỉ là một sự may mắn và phải động viên bản thân làm việc tốt hơn. Còn nếu con không hài lòng với số tiền con kiếm được, hãy nghĩ rằng con đã học được bài học tự rèn luyện bản thân mình nhé”.
Những thanh niên khi mới bắt tay vào công việc đều nên nhớ điều này. Dù bạn làm bất kỳ công việc gì, hãy coi như mình đang bắt đầu, hãy mang một tâm lý làm việc để học tập và hãy coi mỗi nhiệm vụ là một sự khởi đầu mới, một kinh nghiệm quý báu và một cánh cửa mới đưa bạn đến thành công.
Công việc mở cho bạn một không gian rộng lớn để thể hiện bản thân, song công việc cũng là nơi để bạn phát huy năng lực. Công việc mang lại cho bạn mọi thứ. Vì thế hãy làm việc chăm chỉ để cảm ơn công việc của mình.
Khi mang lại một tâm lý biết ơn, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc và công việc của bạn chắc chắn sẽ thu được nhiều kết quả.
Một lời cảm ơn chân thực xuất phát từ nội tâm chứ không vì bất kỳ một mục đích nào khác, cũng không phải là những tình cảm giả dối bạn thể hiện chỉ để làm vừa lòng người khác. Mỗi ngày, bạn hãy bỏ ra một vài phút để cảm ơn vì bạn thật may mắn được làm việc ở công ty này, hãy cảm ơn vì bạn thật may mắn khi công việc mang lại cho bạn mọi thứ.
Lòng biết ơn không chỉ có lợi cho công ty và ông chủ của bạn, nó mang lại cho bạn nhiều thứ đáng để cảm ơn hơn thế. Hãy tin rằng, chăm chỉ làm việc sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hội trưởng thành. Lời cảm ơn cũng có thể làm bạn trở lên giàu có vì nó giúp bạn khai thác tiềm lực làm việc mạnh mẽ, giúp bạn phát huy trí tuệ vô cùng. Lời cảm ơn cũng giống như một loại thái độ hay thói quen được người khác ưa chuộng.
Mất đi lòng biết ơn, con người sẽ cảm thấy bất mãn với mọi thứ. Và nếu trong đầu bạn bị những thứ khiến bạn bực mình chiếm giữ, bạn sẽ luôn thấy bực bội và bắt đầu chú ý soi mói chỉ trích người khác. Tư tưởng phó mặc bản thân làm bạn chú ý đến những việc không tốt cũng làm tinh thần bạn trở lên u ám, bạn nghĩ tại sao những viếc không hay cứ luôn bám lấy tôi và bạn bắt đầu buông xuôi. Còn nếu bạn nhìn vào những việc tốt bạn sẽ cảm thấy lạc quan hơn và muốn phấn đấu vươn lên.
Đừng lãng phí thời gian bình luận công việc của cấp trên, cũng đừng chỉ trích những người khác không làm tốt như bộ phận bạn quản lý. Bởi chỉ trích làm bạn mất đi chí tiến thủ, làm tăng lòng kiêu ngạo và sự tự cao tự đại trong bạn. Hãy tin rằng xã hội luôn có cách riêng để thực hiện được sự công bằng với mọi người.
Đối với những người hay phàn nàn chỉ trích cuộc sống cách tốt nhất để cải thiện tình hình là hãy nhìn vào công việc của mình trước khi bạn suy xét công việc của người khác, hãy bỏ ra một chút thời gian nhìn lại mình, hãy nghĩ xem mình còn nhược điểm nào cần sửa chữa và bạn đã thực sự biết ơn những việc bạn đã làm từ sự chân thành tận đáy lòng bạn hay chưa? Nếu bạn thực sự xem xét, suy nghĩ vấn đề này một cách nghiêm túc chắc chắn bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công.
5. Nắm bắt cơ hội bí quyết để thành công
Con người không giống như anh chàng ôm cây đợi thỏ, chỉ biết ngồi chờ đợi thành công. Trên thực tế, những điều mà chúng ta gọi là bước ngoặt của cuộc sống chỉ là cơ hội tổng hợp lại những thành quả chúng ta đạt được khi chúng ta thực sự nỗ lực làm việc. Khẩu hiệu truyền thống của trường đại học Haward nổi tiếng nước Mỹ đúc kết từ sự kết hợp của ba thành phần sự chăm chỉ, cơ hội và thành công là: Hãy chuẩn bị thật tốt, chỉ cần có cơ hội, bạn sẽ thành công!
Có thể nói, con người là sản phẩm của những cơ hội. Khi đánh giá năng lực và thành tích của một người, chúng ta không thể bỏ qua tính chất quan trọng của cơ hội. Giữa tầm quan trọng của thời gian và giá trị không có sự cân đối, chỉ cần năm phút thôi cũng có thể quyết định tính mạng một con người.
Con người không giống như anh chàng ôm cây đợi thỏ, chỉ biết ngồi chờ đợi thành công. Trên thực tế, những điều mà chúng ta gọi là bước ngoặt của cuộc sống chỉ là cơ hội tổng hợp lại những thành quả chúng ta đạt được khi chúng ta lỗ lực làm việc. Khẩu hiệu truyền thống của trường đại học Haward nổi tiếng nước Mỹ đúc kết từ sự ký hợp của ba thành phần sự chăm chỉ, cơ hội và thành công là: Hãy chuẩn bị thật tốt, chỉ cần có cơ hội, bạn sẽ thành công.
Tướng Mike của Mỹ từng nói: “Đối với người lính, tiêu lệnh triệu tập quân số trong chiến đấu cũng là một cơ hội. Hiệu lệnh này tất nhiên không thể làm cho người ta dũng cảm hơn cũng chẳng thể giúp ta chiến thắng trong cuộc chiến đấu, cơ hội do mỗi người tự biết nắm bắt lấy”. Và chính cá tính và năng lực ở bản thân mỗi người là tố chất thúc đẩy họ nắm bắt cơ hội để tiến tới thành công. Còn những cơ hội đến ngẫu nhiên chỉ có ý nghĩa với những người cần cù, chăm chỉ.
Câu chuyện của Albert Bruce càng giúp ta hiểu rõ hơn đạo lý đó. Nghệ sỹ dương cầm kiệt xuất này trong một thời gian dài luyện tập chơi đàn, đạt tới trình độ xuất sắc, nhưng ông vẫn sống rất lặng lẽ, do vậy chẳng ai biết tới tài năng âm nhạc của ông.
Một lần, khi người nghệ sỹ trẻ tuổi này đang ngồi chơi đàn bên cửa sổ, cô ca sỹ nổi tiếng Mary bất ngờ đi qua. Tiếng nhạc của Albert đã làm cô say mê, trước đây cô chưa từng nghĩ âm thanh của Viôlông có thể tạo ra được những bản nhạc làm rung động lòng người đến thế. Cô vội hỏi tên người nghệ sỹ này. Không lâu sau, trong một buổi biểu diễn lớn, do có sự bất đồng với giám đốc nhà hát kịch, cô đã hủy bỏ tiết mục biểu diễn của mình, và mời ông đến buổi biểu diễn. Trước mặt hàng ngàn thính giả, ông đã chơi đàn thật say mê, và chính khoảng khắc đó đã đưa ông lên vị trí hàng đầu của làng âm nhạc thế giới. Ông đã từng nói, hơn một tiếng đồng hồ biểu diễn chính là cơ hội ông thể hiện mình, nhưng quan trọng hơn, ông đã có sự chuẩn bị thật tốt cho thời khắc đó.
Bí quyết thành công là ở chỗ trước khi cơ hội đến, bạn đã chuẩn bị tốt để đón chờ nó. Đối với những người lười biếng, những cơ hội lớn hơn, tốt hơn cũng không đến với họ, chỉ có những người biết phấn đấu không mệt mỏi cơ hội nhất định sẽ mỉm cười với họ.
Những ông chủ thường yêu quý những nhân viên làm việc chăm chỉ và cẩn thận. Một người thợ mộc phải tận mắt chứng kiến mới dám khẳng định học trò của ông có làm đúng không, cũng như một nhân viên kiểm toán ngân hàng phải tự tay kiểm tra tiền mới dám khẳng định mình làm có chuẩn xác không. Thà tự mình làm còn hơn để người khác làm. Vì thế, ông chủ lập tức sa thải những nhân viên lười biếng chứ không chỉ đơn giản là không cho họ cơ hội làm việc. Một người có được chức vụ tốt không phải vì họ có được điều kiện gì thuận lợn mà là họ đã có sự chuẩn bị kỹ càng cho công việc của mình.
Hãy chăm chỉ làm việc mỗi ngày, hãy hoàn thành thật tốt những công việc dù là nhỏ nhất. Hãy thử vượt qua chính mình và nỗ lực hoàn thành công việc vì sự trưởng thành của bản thân chứ đừng chỉ vì bạn muốn nhìn thấy nụ cười trên khuôn mặt sếp. Giả sử cơ hội không đến với bạn như những người cùng công ty hay cùng chức vụ, hãy cứ chuẩn bị thật tốt để đón chờ cơ hội, bởi nó nâng cao năng lực của bản thân bạn, và kỳ thực, bạn đã và đang tự tạo cho mình một cơ hội mới.
Bạn hãy nhớ khẩu hiệu truyền thống của trường Havard: Hãy chuẩn bị thật tốt, chỉ cần có cơ hội, bạn nhất định thành công!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh