Gây dựng thương hiệu sách Việt
Nếu coi năm 2005 là một năm đầy biến động cửa thị trường sách Việt Nam, đánh dấu sự trở lại của một loạt những "ông lớn" trong ngành xuất bản và là nêm mà hàng loạt các thương hiệu như quen như lạ bắt đầu "chạm ngõ" làng sách Việt. Nhưng sang năm 2006, có vẻ cái nhận định người Việt thờ ơ với văn hoá đọc bắt đầu lung lay… một phần nhờ những thương hiệu quen mà lạ.
Năm 2005, cuốn "Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm" do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liênkết với một doanh nghiệp tư nhân trẻ được tung ra thị trường và tạo thành một cơn sóng lớn với lượng phát hành lên tới 430.000 bản. Giới xuất bản nhìn nhận đây là một kỷ lục và cho nó là một hiện tượng trong ngành. Thành công đó gắn liền với thương hiệu của Công ty Văn hoá & Truyền thông Nhã
Không chỉ đơn thuần đầu tư về "chất lượng", các doanh nghiệp xuất bản cũng chú ý đầu tư về “hình thức". Khâu trình bày và inấn để ra một cuốn sách đẹp đứng nghĩa đến với độc giả khiến các doanh nghiệp tốn không ít thời gian. Khó có thể phủ nhận rằng, các doanh nghiệp đã không ngừng tìm tòi và sáng tạo để cho ra những cuốn sách mà nghệ thuật hình thức được đánh giá khá cao. "Chất lượng in sách ngày xưa rất xấu. Ngày trước mỗi lần có được những cuốn sách yêu thích, tôi rất sung sướng rồi nâng niu và gìn giữ rất cẩn thận nhưng đến nay, đâu đã được bao năm những cuốn đó đã mục rồi", bà Võ Thị Hảo, Giám đốc Công ty Văn hoá & Truyền thông Võ Thị nói. Ngày nay, ở mỗi cuốn sách, các doanh nghiệp đã tạo cho nó có những vẻ riêng, không đơn điệu lại khá trang trọng. Công luận cũng kịp ghi nhận điều đó bằng giải vàng - Sách đẹp năm 2006 cho bộ sách “Văn mới 5 năm đầu thế kỷ" của Đông A.
Công nghệ "đón lõng" thị hiếu độc giả
Bởi phải hoạt động một cách độc lập, tự bỏ tiền túi ra làm, chuyện xuất bản sách và sách phải đến được tay độc giả là chuyện sống còn, nên mỗi doanh nhân đều định cho mình những hướng phát triển rõ ràng. Trong thời kỳ hội nhập, mỗi doanh nghiệpphải có "công nghệ đón lõng" thị trường như một điều tất yếu.
Với Nhã Nam, giải pháp là dựa vào những bạn đọc ùn cậy, những dịch giả uy tín, những nhà nghiên cứu tâm huyết với văn chương để thẩm định những đầu sách trên thế giới hiện có quyển nào được đánh giá xuất sắc và phù hợp với người đọc trong nước, sau đó nhanh chóng tổ chức bản thảo và tung ra thị trường kịp thời. Còn vớiĐông A, với chủ trương “làm sách mới về văn học", sự nắm bắt này nhanh chóng khẳng định thành công bước đầu của thương hiệu Văn Mới của Đông A qua những tập "Văn mới 5 năm đầu thế kỷ", “Văn mới 2006" hoặc như những cuốn gắn liền với điện ảnh như “Hồi ức 1geisha" hay "Huyền thoại mùa thu”. Với Võ Thị, nhà văn
Cần quyền chủ động hơn
Hết rồi cái thời người mua sách phải cầu cạnh hoặc bị bỏ rơi. Cái được lớn nhất trong thị trường sách Việt
Cũng không thể phủ nhận rằng, tín hiệu đáng mừng này phần lớn là do sự dám nghĩ, dám làm của các doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, trên các hiệu sách, những cuốn sách liên kết kiểu như vậy đang chiếm vai trò chủ đạo. Cùng với sự ra đời của Luật xuất bản các doanh nghiệp tư nhân trong ngành xuất bản có phần "dễ thở" .Với cái đà ấy, các Nhà xuất bản yếu kém không lâu nữa sẽ tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Nhưng đâu đó vẫn có những bất cập “Luật xuất bản cho phép các doanh nghiệp tư nhân được liên kết xuất bản song thời gian đầu còn cho phép doanh nghiệp được để logo ở bên cạnh Nhà xuất bản mà họ liên kết nhưng thời gian sau lại không cho phép nữa", nhà văn
Hay như mức quản lý phí, 5% - 7% cho một đầu sách tưởng chừng như rất nhỏ so với giá thành 1cuốn sách. Nhưng chính điều đó đang làm các doanh nghiệp xuất bản tư nhân bị yếu thế trong cạnh tranh. Theo anh Vũ Hoàng Giang (Nhã Nam), nếu chỉ đem so sánh đơn giản giữa doanh nghiệp xuất bản tư nhân đang chịu mọi mức phí với các Nhà xuất bản Nhà nước không “chịu” bất cứ một chi phí nào thì đã thấy cái thế cạnh tranh không lành mạnh. Thiết nghĩ, cần có một luật chơi cân bằng cho cả hai. Nên chăng như một doanh nghiệp đã nói, Nhà nước nên giao quyền chủ động hơn cho những doanh nghiệp xuất bản sách tư nhân - một thành phần đang dần đưa thị trường xuất bản Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường