Đường thì vẫn tắc mà nhà sư vẫn không ho
-Quả thực là chưa! Mà lạ nhỉ, sao vậy nhỉ! Tại sao mình không thấy nhà sư nào ho cả?
Đại tá Đặng Ngọc Ánh, trước khi về hưu từng nhiều năm giữa chức cục trưởng cục Xuất nhập cảnh Bộ Công An, cũng trả lời tương tự. Ông bảo đôi khi ông đã nghe thấy một vị linh mục ho, nhưng còn các vị đại đức và hòa thượng thì chưa bao giờ thấy họ ho cả. Mà trong đời công tác mấy chục năm, ông tiếp xúc với các vị ấy nhiều lắm.
Các nhà sư còn được gọi là các nhà tu hành hay các hành giả. Theo nghĩa đen hành giả là người đang hành động, đang tiến trên một hành trình, hay đơn giản là đang đi. Lý tưởng cuộc đời của hành giả là thức để đi, thức để hành động. Hành động cơ bản nhất của nhà sư không phải là ban phước, ban lòng từ bi hỷ xả, mà là thở. Người thường chúng ta thở để sống. Còn nhà tu hành thở để tìm hiểu nội tâm, thở để nhận diện và nhìn sâu vào nỗi buồn, niềm vui, cơn giận, thở để đi đến tuệ giác …. Họ thở để nhận thấy cuộc đời là vô thường, thở để ngồi im trên tòa sen, như con đại bàng đang giương rộng đôi cánh thả mình trên không trung. Vì sống theo từng nhịp thở nên các nhà sư luôn “hành” trên các nhịp thở. Do đó, họ không ho.
Người thường chúng ta ít khi để ý đến nhịp thở. Có khi chúng ta vui trong bữa rượu mà thở mạnh để hô to trăm phần trăm, lại có khi chúng ta buồn vì con hư mà thở hổn hển trong khi mắng mỏ, …. Nhà tu hành thì thanh thản bước đi trong cuộc đời theo nhịp thở có kiểm soát nên được gọi là các vị hành giả. Còn người thường chúng ta cứ thở theo cách trời sinh ra, cùng với những niềm vui, nỗi buồn lên xuống. Chính vì sống như vậy nên chỉ còn 1 giây đèn xanh nữa chúng ta vẫn cố vù ga để vút qua ngã tư, lại có khi đèn đỏ chưa tắt hẳn bạn ta đã rồ máy lao lên. Khi tham gia giao thông theo cách ấy, mà vào giờ thấp điểm có thể chúng ta nhanh thêm được vài giây. Nhưng vào giờ cao điểm thì ta và bạn ta cùng ùn ứ giữa ngã tư, rồi chậm hàng giờ. Chính vì lẽ đó mà đường ngày càng tắc. Tất nhiên, đường tắc còn do nhiều nguyên nhân khác, như dân đông, đường chật, xe nhiều,… Nhưng lý do cơ bản của sự tắc đường là chúng ta đang ”hành” không theo nhịp thở, mà ngôn ngữ của cảnh sát gọi là “tham gia giao thông thiếu ý thức”. Mọi hành động của con người đều là gián đoạn, trừ nhịp thở. Người luôn luôn chăm chút vào nhịp thở thì gọi là hành giả, người mà chỉ ưu tiên các hành động gián đoạn mà quên đi nhịp thở là người thường, dù họ là chiến sỹ, nhà buôn, nhà chính trị, hay gì gì đi nữa.
Vì sao chúng ta vội? Vì sao chúng ta ưu tiên các hoạt động gián đoạn? Trong kháng chiến, ta phải chớp thời cơ, phải nỗ lực từng giây từng phút. Nhưng bây giờ hòa bình đã mấy chục năm sao mà chúng ta vẫn vội, lúc nào cùng hô to lên từ “quyết liệt”. Chúng ta đang chạy theo cái gì? Cái gì đang cuốn chúng ta đi. Sự vội vã không những gây tắc đường mà nhiều khi còn gây tai nạn. Biết vậy, nhưng vẫn vội. Hay là chúng ta đang chạy theo sự tăng giá: học phí, viện phí, điện phí... đang đều tăng mà. Nhưng dù là vội vã vì nguyên nhân gì, trước ngã tư hãy xin chậm lại một giây, chỉ một giây thôi, để nhìn nhận nhịp thở của mình, cơ hồ các con đường sẽ đỡ tắc hơn. Lúc đó, thở vào và thở ra nhẹ nhàng, rồi nhẩm trong lòng:
Canh giả nhượng bạ
Hành giả nhượng lộ
(Người canh tác thì nhường bờ đất, đừng phạt hết bờ
Người đi đường thì nhường đường cho kẻ khác)
Đây là bài học hồi nhỏ của ông cụ thân sinh ra Đại tá Đặng Ngọc Ánh. Cụ dạy ông Ánh, ông Ánh dạy lại chúng tôi như vậy.
*)Ba Nhà Cải Cách - NXB Văn nghệ tp. HCM, tác giả Vũ Ngọc Tiến, xuất bản năm 2007. Bộ tiểu thuyết lịch sử hoàn thành năm 2000. Tác giả qua tìm hiểu lịch sử dân tộc ta từ thế kỷ thứ VIII đến đầu thế kỷ XX nhận thấy có 12 cuộc cải cách, trong đó 2 cuộc cải cách đầu và cuối là do ngoại bang áp đặt; còn 10 cuộc cải cách ở giữa do người Việt khởi xướng, gắn với cuộc đời, sự nghiệp của 10 nhân vật kiệt xuất. Ông đã chọn trong số đó 3 cuộc cải cách khá toàn diện và điển hình, gắn với 3 nhân vật lịch sử ít được nhắc đến là Khúc Hạo (đầu thế kỷ 10), Trần Thủ Độ (thế kỷ 13) và Đào Duy Từ (thế kỷ 17) để viết truyện về họ, mỗi người một bài học cả thành công lẫn thất bại trong cải cách.
Với tiểu thuyết lịch sử Ba nhà cải cách, ngoài những bài học quí từ thành công lẫn thất bại trong những cuộc cải cách nhằm chấn hưng đất nước mà người xưa gửi lại cho hậu thế, còn một điều nhắn gửi đau đáu nữa: đó là vai trò cá nhân của những người trực tiếp nắm giữ vận mệnh của dân tộc. Rằng, quyền lực và danh vọng của mỗi cá nhân mang giữ trọng trách có thể tan biến theo thời gian, nhưng niềm vinh quang hay nỗi ô nhục mà họ đem lại sẽ còn hằn mãi lên gương mặt của cộng đồng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá