Đừng đánh mất nếp sống văn hóa Nam Bộ

03:20 CH @ Thứ Sáu - 28 Tháng Ba, 2008

Mỗi miền có một nét văn hóa mang màu sắc địa phương nằm trong nền văn hóa chung của đất nước: Không được xa rời bản sắc chung, song cũng không nên đánh mất bản sắc của từng vùng. Ngày xưa, vua Minh Mạng khi phân chia các tỉnh (phần lớn vẫn tồn tại cho đến hôm nay) đã chỉ rõ: việc phân chia tỉnh chủ yếu dựa trên yếu tố địa lý và mối quan hệ cộng đồng.

Mối quan hệ cộng đồng là văn hóa của từng địa phương, một lối sống đặc thù, quan hệ giữa người với người đậm nét địa phương, một truyền thống dân cư lâu đời…

Vùng đất Nam Bộ, vùng đất Sài Gòn đã hơn 300 năm tuổi. Dù gốc là dân Thanh Hóa theo Nguyễn Hoàng, “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân", là dân miền Trung vào Nam bằng đường biển trên các ghe bầu hoặc gồng gánh dắt díu nhau vượt núi đèo, là dân tứ trấn quanh Thăng Long xưa... nhưng khi đã sống trên mảnh đất mới, hoàn cảnh mới này đều hình thành một tính chất Nam Bộ khá rõ nét.

Đó là tính cương trực, dũng cảm đã hun đúc từ những cuộc chiến chống thú dữ, chống giặc cướp, chống sự truy lùng của quan quân nhà Nguyễn, chống lại sự tàn bạo của thực dân Pháp…

Đó là tính giản dị trong cuộc sống do lặn lội giữa đồng nước, nắng gió, rày đây mai đó trên sông rạch, bưng biền nên sắm quần áo làm chi, dựng nhà cửa bền vững làm gì...

Đó là tinh thần lao động hăng hái, có kỹ năng nghề, luôn cải tiến phương tiện để phù hợp với điều kiện làm việc. Người nông dân Nam Bộ nào cũng biết đẽo cày, đóng bừa, làm cộ... Từ nền kinh tế xã hội ở miền Bắc, họ đi vào nền kính tế tự túc từng tốp nhỏ trên đất Nam Bộ nên phải tự lực cánh sinh, tìm cách làm ăn cho phù hợp.

Đó là tinh thần đùm bọc thương yêu nhau, lá lành đùm lá rách, sống thủy chung đã hình thành từ ngày mới đặt chân đến vùng đầy hoang sơ này.

Hôm nay bình tĩnh nhìn lại những suy nghĩ, việc làm của mỗi người dân Nam Bộ, chúng ta thấy vui vì truyền thống tốt đẹp vẫn được phát huy nhưng cũng buồn vì một số việc làm xa lạ với nếp sống văn hóa Nam Bộ.

Chúng ta vui bởi tấm lòng yêu thương nhau, tinh thần lá lành đùm lá rách vẫn được phát huy, biểu hiện qua các phong trào như xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương phong trào vì người nghèo, vì người tàn tật, phong trào cứu giúp người bị thiên tai... đã lôi cuốn triệu triệu người. Hay truyền thống sáng tạo trong lao động đã làm náy sinh những cách nghĩ, cách làm mới, phong trào mới con người mới trên cả nước, đặc biệt sôi nổi ở vùng đất Nam Bộ. Điều vui mừng hơn cả là cư dân Nam Bộ - đặc biệt là lớp trẻ ngày càng chú trọng đến học tập bởi vậy tỉ lệ đỗ đạt, thành tài nhiều hơn và đã có không ít nhưng nhà khoa học lớn lên từ mảnh đất mà xưa kia việc học tập vốn bị xem nhẹ. Bởi lẽ, khi xưa người dân có thể kiếm được miếng ăn băng lao động đơn giản cho nên việc học không quan trọng, còn bây giờ, phải học để đi tới văn minh, để xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no.

Đấy là những đặc trưng về một nền văn hóa Nam Bộ việc tốt đẹp mà chúng ta ghi nhận. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhạn lại những việc làm xa lạ với những gì tốt đẹp của ông cha.
Đã có người tôn trọng nét văn hóa Nam Bộ song chưa trọng người và cách sống văn hóa của các khu vực khác. Họ không hiểu lịch sử nguồn gốc gia tộc trên đất Nam Bộ gây nên mất đoàn kết, chia rẽ giữa các địa phương. May sao, đó chỉ là suy nghĩ của rất ít người mà không phải là cách nghĩ của nhân dân.

Ông cha ta vốn sống giản dị, biết đoàn kết, đùm bọc nhường nhịn nhau trong cuộc sống. Vậy mà thế hệ hôm nay không ít kẻ ăn nhậu xa phí, quên hẳn bà con đói nghèo. Họ phung phí tiền bạc khác, xa tính giản dị chân chất của ông bà. Một số kẻ dối trên, lừa dưới để ăn cắp của công, nhũng nhiễu nhân dân… xa lạ với cách sống trung thực, quây quần bên nhau, đói no cùng chịu, cùng hưởng của cha ông.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đã thâm nhập vào từng xóm ấp vốn thanh bình nơi thôn dã. Việc tranh chấp một đường đi, một mảnh đất cũng có thể biến thành một trận ẩu đả, đánh nhau ầm ĩ, kiện tụng khắp nơi. Những lớp trẻ thôn quê vốn trong sáng, hồn nhiên cũng đã có mặt ở những tụ điểm đen nơi đô thị…

Những mảnh đất hiền hòa bên kinh rạch, bên những vườn cây xanh tốt bây giờ đều đã nóng bỏng, bị cuốn hút vào nhịp sống xa lạ với nền văn hóa Nam Bộ. Sài Gòn Trung tâm lớn của Nam Bộ cũng đang dần đánh mất những nét đẹp văn hóa của cha ông…

Đây là trách nhiệm của tất cả chúng ta phải gạn đục khơi trong, cố gắng gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa Nam Bộ.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công nghiệp hóa - hiện đại hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

    03/05/2007Nguyễn Văn HuyênC.Mác đã từng khẳng định một cách đúng đắn rằng, một xã hội chỉ có thể phát triển cao với một nền đại công nghiệp. Lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng, toàn dân, toànquân ta là xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và văn minh. Để thực hiện lý tưởng đó, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra: từ nay đến năm 2020 chúng ta phải phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại.
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Hiểu tư duy người Việt mới hiểu bản sắc Việt

    27/02/2007GS-TS Nguyễn Thuyết PhongLà một trong những gương mặt “Vinh danh nước Việt”, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong đang dạy tại trường Đại học KentState thuộc tiểu bang Ohio, Mỹ. Ông là người Việt duy nhất được Chính phủ Mỹ mời đến Nhà Trắng để trao tặng giải thường Di sản quốc gia (National Heritage Fellowship) năm 1997. GS hiện là Ủy viên Hội đồng Nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ.

  • Bản sắc và toàn cầu hóa

    22/08/2006GS. Cao Huy ThuầnCái gì là “mới” của thời đại này? Và cái gì là đặc điểm nổi bật của thời đại gọi là “mới”? Chắc ai cũng trả lời: toàn cầu hóa. Hạn chế vấn đề vào lĩnh vực văn hóa, và thu hẹp văn hóa vào một khía cạnh thôi, là "bản sắc", xin nêu ra đây một thử thách khi mà toàn cầu hóa về kinh tế kỹ thuật lôi cuốn theo toàn cầu hóa về văn hóa...
  • Đừng quá sợ đánh mất bản sắc dân tộc

    29/06/2006Kim HạnhCùng với xu thế hội nhập ngày càng gia tăng, mối lo ngại về sự đánh mất dần bản sắc dân tộc cũng gia tăng. Mối lo ngại ấy là tự nhiên thôi. Ông cha mình canh cánh muôn thuở về điều ấy. Rốt cuộc ta vẫn là ta...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • xem toàn bộ