Đối mặt với một thực tế xáo trộn liên tục

01:31 CH @ Thứ Sáu - 08 Tháng Năm, 2009

Trong tất cả các cuốn sách về kinh doanh trên giá sách - và ở chỗ chúng tôi chắc phải có đến hai mươi ngàn cuốn – thì dường như một phần tư là bàn về việc thế giới đang tăng tốc ra sao.

Peter Drucker là người mở đầu khuynh hướng này năm 1968 với cuốn “Thời kỳ gián đoạn”. Cuốn thuyết phục nhất có lẽ là “Điều đặc biệt đang tới gần” của Ray Kurzwei, trong đó cho rằng công nghệ thông tin phô bày “tốc độ phát triển theo cấp số mũ với tỷ lệ của sự phát triển theo cấp số mũ” đang lần lượt truyền năng lượng cho những sự kiện, thông lệ và phương thức thay đổi nhanh hơn - qua thời gian đang làm tăng tốc quá trình mở rộng kinh tế.

Những người theo chủ nghĩa hoài nghi có thể giải thích những sự kiện diễn ra nhanh chóng ngày nay đơn thuần chỉ là hồi kết trong mô hình “trạng thái cân bằng bị gián đoạn” mà các nhà kinh tế sử dụng để miêu tả khúc quanh rộng của lịch sử kinh doanh và kinh tế.

Mô hình này lập luận rằng những gián đoạn công nghệ nổi lên một cách định kỳ là để phá vỡ những giai đoạn dài hơn nhưng tương đối ổn định. Một khi các nhà kinh doanh biết cách khai thác các nhân tố gián đoạn của công nghệ kỹ thuật số ngày nay - hoặc khi các quan điểm truyền thống tiêu tan – mọi thứ sẽ đi vào ổn định để quay trở về trạng thái cân bằng.

Nhưng cái gì sẽ phá vỡ bản thân nó, nếu theo kiểu mẫu lịch sử - sự ổn định hóa sẽ theo sau sự phá vỡ? Hãy để chúng tôi giải thích lý do khiến chúng tôi cho rằng sự thật đúng là như thế - và để xem bạn có đồng ý không.

Các nền kinh thế trở nên ổn định theo sau sự gián đoạn công nghệ vì hai lý do. Thứ nhất liên quan đến tốc độ phát triển đang chậm lại của tổ hợp công nghệ cốt lõi nằm dưới sự phá vỡ. Quy trình thép gia công thép Bessemer, máy phát điện Siemens, ô tô - tất cả ít hay nhiều đều có một bước đột phá lớn rồi mới đến những cải tiến hoạt động hết sức khiêm tốn sau đó.

Lý do thứ hai liên quan đến các thông lệ xã hội và kinh doanh, xuất hiện khi các cá nhân và các tổ chức phát hiện ra cách thức tận dụng công nghệ gián đoạn vừa diễn ra. Sử gia Carlota Perez dẫn chứng những điều đó như những mô hình công nghệ - kinh tế. Trong cuốn sách của bà “Những cuộc cách mạng công nghệ và vốn tài chính", Pezez đưa ra một quan điểm thuyết phục về vai trò của cơ sở hạ tầng trong việc đình hình hoạt động kinh doanh.

Những đổi mới công nghệ lớn như động cơ hơi nước, điện và điện thoại mang đến những hạ tầng mới rất hùng mạnh. Những cơ sở hạ tầng đó ban đầu là điển hình của sức mạnh phá vỡ làm chuyển đổi nền công nghiệp và thương mại trước khi trở thành sức mạnh ổn định khi các nhà kinh doanh biết cách khai thác những khả năng của nó.

Ví dụ, một khi những nhà khai thác điện tập trung biết cách giảm bớt chi phí sản xuất trong sản xuất và phân phối điện, thì các tổ chức kinh doanh đã có thể tập trung vào việc làm thế nào để giám sát được hoạt động của họ sao cho tận dụng được lợi thế của cơ sở hạ tầng mới này, yên tâm khi biết rằng những cơ sở hạng tầng cơ bản giờ đã ổn định. Như vậy, trên phương diện lịch sử, thế giới đã chuyển từ sự gián đoạn về trạng thái cân bằng.

Chúng ta giờ đang đối mặt với một điều khác biệt hoàn toàn. Những công nghệ cỗt lõi ngày nay – tin học, sự lưu trữ hàng hóa, bề rộng băng tần/dãy sóng - đang không ổn định. Chúng tiếp tục phát triển với tốc độ cấp lũy thừa. Và bởi vì những công nghệ cơ sở không ổn định, những thông lệ xã hội và kinh doanh để hợp thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mới cũng không được ổn định. Các cơ sở kinh doanh, rộng hơn là các tổ chức xã hội, giáo dục và kinh tế đang tụt lại trong cuộc đua để bắt kịp những thành tựu tiến bộ nhanh chóng của các ngành công nghệ nền tảng.

Chẳng hạn như, đã gần 40 năm sau khi phát minh ra bộ vi xử lý, chúng ta mới chỉ đang bắt đầu thăm dò cở sở hạ tầng công nghệ kỹ thuật số cho việc chuyển tiếp của bước nhảy vọt khác trong sức mạnh tin học dưới đề mục của tính hữu dụng hay còn gọi là bóng mây tin học. Bước nhảy này sẽ nhanh chóng được tiếp nối bởi các bước khác và rồi các bước khác nữa.

Các giai đoạn gián đoạn kinh tế trước kia từng bị tập trung xung quanh nó lối triển khai hiếm thấy của những cơ sở hạ tầng mới thì giờ đây vỡ ra trên một nền tảng đang tiếp diễn, bị dẫn dắt bởi khả năng phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Sự bất ổn định này đã được phóng đại hơn nữa bởi xu hướng toàn cầu dài hạn hướng đến sự tự do hoá các hoạt động kinh tế, gỡ bỏ một cách có hệ thống các rào cản điều tiết để tiếp cận và các rào cản để hành động.

Sự kết hợp của các sức mạnh trên- một cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng cùng những thay đổi trong chính sách công cộng ủng hộ các hoạt động tự do hơn - định hình rõ một thế giới của những thay đổi liên tục.

Nếu giả thiết này là đúng - rằng khuôn mẫu sự ổn định hoá sẽ theo sau sự phá vỡ và bản thân nó đã bị phá vỡ - thì rất có thế là chúng ta đang đối mặt với nguồn gốc của tất các cuộc đổ vỡ, một sự dịch chuyển lớn sang một thế giới mà không có sự cân bằng, một thế giới mà sẽ tiếp tục dịch chuyển nhanh chóng thậm chí cả khi cuộc suy thoái hiện tại vừa mới trôi qua.

Một thế giới trong đó các công ty mất đi các vị trí lãnh đạo với một tỷ lệ ngày càng gia tăng. Một thế giới mà những sự kiện khác thường như sự hỗn loạn về tài chính hiện đang xảy ra trên thị trường toàn cầu dường như càng gia tăng. Một thế giới của sự dịch chuyển các nền kinh tế sản phẩm và sự gia tăng tính bất ổn định của giá trị thương hiệu, giá trị cổ phiếu và giá cả hàng hoá.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Dù mưa, xin cứ ra đường!

    23/06/2016Nguyễn Trần BạtNếu khủng hoảng là một cơn mưa, tại sao ta không đi xuyên qua nó và tìm những cơ hội cho mình? Khủng hoảng sẽ ra đi và sẽ quay trở lại
  • Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng

    17/03/2009Amartya Sen, TS. Nguyễn Quang A dịchCâu hỏi nổi lên gay gắt nhất bây giờ liên quan đến bản chất của chủ nghĩa tư bản và liệu nó có cần phải được thay đổi cuộc khủng hoảng đang lan rộng hay không? Một số người bảo vệ chủ nghĩa tư bản vô độ, những người chống lại sự thay đổi, tin chắc rằng chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi quá nhiều vì các vấn đề kinh tế ngắn hạn...
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009

    09/01/2009Nguyễn Trần BạtTrong thời đại đã toàn cầu hoá ngày nay, không quốc gia nào có quyền nói về những hiện tượng phát triển của mình mà không quan tâm, không phân tích hiện tượng tương đương của thế giới. Phải nói rằng, cho đến phút này, giới học giả và chính phủ trên thế giới chưa hình dung được đầy đủ cơ cấu của hiện tượng khủng hoảng kinh tế...
  • Mô thức mới cho thị trường tài chính

    11/11/2008Tác giả George Soros đã dùng kinh nghiệm và lý luận của mình để phân tích một cách sâu sắc và thẳng thừng về cuộc khủng hoảng hiện tại. Đồng thời dự đoán cả nền tài chính trong tương lai. Thông qua cuốn sách này, George giúp các nhà kinh tế, nhà quản lý, lãnh đạo... hiểu rõ về cuộc khủng hoảng tín dụng và ảnh hưởng của nó đến kinh tế toàn cầu. Sách do NXB Tri Thức ấn hành...
  • Sự sụp đổ của Northern Rock

    26/09/2008Những ngày gần đây sự kiện hàng loạt ngân hàng hàng đầu Mỹ và Anh quốc liên tục tuyên bố phá sản và trên bờ vực lao đao đang là một cú shock lớn trong giới tài chính quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng. Cuốn sách Northern Rock là một nghiên cứu tổng quan về Ngân hàng lớn nhất Anh quốc năm 2007 này...
  • Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế

    25/06/2008Linh VũLàm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế...
  • Xử lý khủng hoảng

    20/05/2008Huỳnh Hoa dịchCNTT càng phát triển, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp càng lớn thì rủi ro cũng càng nhiều - đó là một thực tế. Hãy tưởng tượng, một ngày xấu trời hệ thống mạng của cơ quan bạn bị đột nhập, trang web Công ty bị thay đổi nội dung, hàng trăm ngàn hồ sơ "nhạy cảm" của khách hàng bị đánh cắp, toàn bộ thư điện tử trao đổi với đối tác bị tuồn ra ngoài...
  • Khủng hoảng Tài chính 1997-1999

    13/11/2007SorosKhủng hoảng tài chính khởi đầu ở Thái Lan năm 1997 đã đặc biệt làm bực mình vì qui mô và tính khốc liệt của nó. Ở Soros Fund Management chúng tôi đã có thể thấy một khủng hoảng đến sáu tháng trước như những người khác, nhưng mức độ trục trặc làm cho mọi người ngạc nhiên...
  • Đối mặt với thời đại

    02/03/2007TS. Nguyễn Sỹ DũngMùa xuân lại trở về. Và hoa đào lại nở như năm ngoái. Như năm ngoái, là những ước mơ cháy bỏng của chúng ta về tự do, công bằng và thịnh vượng. Như năm ngoái là những lo toan chưa bao giờ nguôi nghỉ về bão lũ, về tai nạn giao thông, về dịch cúm gà…

  • xem toàn bộ