Đối thoại giữa tướng và lính

12:49 CH @ Thứ Ba - 07 Tháng Hai, 2017
Tôi lấy cảm hứng để viết đối thoại này từ tình tiết có thật ở Mĩ khi xảy ra cuộc chiến với Anh đầu thế kỷ 19 ( người lính nhận nhiệm vụ chuyển lá thư cực quan trọng của Tướng chỉ huy đến Tướng đồng minh). Phần còn lại được phát triển để bộc lộ ngụ ý khác...
.
Chỉ có người Lính dũng cảm, xuất sắc nhất mới có cơ hội được Tướng quân gọi lên gặp, trao trọng trách ! Điều họ hoàn thành nhiều khi có ý nghĩa to lớn hơn cả những binh đoàn tinh nhuệ. Rồi với chiến công phi thường họ mới có thể đối thoại với Tướng quân về những điều bình thường!
. Tướng quân: - Anh Lính, ta cần một người đưa được bức thư của ta đến viên Tướng của đội quân liên minh đề nghị phối hợp chiến đấu khẩn cấp. Thời cơ không cho phép quá ba ngày, không thể không đến đúng tay người nhận. Bằng không chẳng còn gì đáng nói , mọi thứ đều vô ích và thất bại! Hoàn cảnh hiện nay của chúng ta không thể có bất cứ hình thức liên lạc nào từ xa với quân liên minh, anh là người duy nhất được sĩ quan tham mưu của ta tiến cử thực hiện nhiệm vụ này! Nhưng ta hỏi : anh đã từng biết mặt viên tướng chỉ huy đó chưa ? Họ đóng quân ở đâu trên hòn đảo rộng trên bản đồ này? Anh có thạo đi biển không? Khả năng có thể hoàn thành nhiệm vụ đến đâu ?

. Anh lính: -Kính thưa Tướng quân! Tôi chỉ nghe nói về vị Tướng chỉ huy liên minh đó, không biết họ ở địa điểm cụ thể nào trên đảo, tôi không có mấy kinh nghiệm đi biển! Nhưng tôi hiểu ngôn ngữ của họ, bấy nay luôn vượt qua muôn cái chết để hoàn thành nhiệm vụ! Nay Ngài gọi đến tôi, trong hoàn cảnh này thì không 'nhưng' gì, mà sẵn sàng nhận sự uỷ thác. Nhất định phải sống dù hiểm nguy và khó khăn như thế nào, để thực hiện đúng yêu cầu ! Hãy đưa văn thư ngay cho tôi khi Tướng quân thấy không còn lựa chọn nào khác hơn lúc này !

. Tướng quân: - Hãy cầm lấy thư và lên đường ngay lập tức! Chúa che chở anh !

. Anh lính: Vì Tổ quốc phục vụ ! Chúa bảo hộ chiến thắng của chúng ta!
....
Trận phối hợp tác chiến đó đã thành công trọn vẹn, hoà bình đã trở lại! Sau đây là đối thoại giữa Tướng quân và Người Lính :

.Tướng quân: - Cảm ơn anh Lính! Thực là nhờ anh hoàn thành nhiệm vụ ta mới là viên Tướng kết thúc chiến tranh! Ta sẽ đề nghị Tổng thống thưởng huân chương quân công hạng nhất để ghi nhận anh ! Về lại quê phần thưởng đó sẽ còn nhiều giá trị với anh vì những đặc ân của nó.

. Người lính: - Xin cảm tạ Ngài! Đặc biệt cảm tạ các quân nhân của chúng ta dù còn sống hay đã hy sinh để có hoà bình! Tôi xin nhận huân chương cao quý đó vì tự hào mà không vì đặc ân! Tôi phải sống tiếp bằng nỗ lực của mình, chứ không bằng sự ưu tiên hơn so với bao nhiêu người xứng đáng khác ở vai trò của họ! Ngài chỉ cần cảm ơn Đất nước đã tạo ra những con người đội phụng sự lên đầu.

Tem Mỹ về người đưa thư những năm 1912-1913
.
. Tướng quân: - Ta có tâm sự... Ôi chiến tranh kinh khủng, phi lý.... nhưng ta lớn lên trong nó, từ đó! Nay hết chiến tranh ta chắc chuẩn bị về hưu thôi, sẽ trống trải và lạ lẫm với thời gian mới : khi không còn kẻ thù, với những trận đánh. Anh còn trẻ, sẽ được về với nghề thày giáo từng mong muốn của mình!

. Người lính: - Phải nói thẳng rằng nhờ vị trí cao của Ngài, gia đình vợ con vẫn nguyên vẹn. Chiến tranh khiến tôi và bao người khác đã bị cướp đi niềm hạnh phúc đó. Vì thế Ngài không nên buồn hơn người khác. Tuy thời bình sẽ có khó khăn riêng của nó mà chúng ta phải học cách sống mới, quả thật người bình thường dễ thích ứng với tương lai.

.Tướng quân: - Ta hỏi thật, những người lính cảm nhận , đánh giá về ta thế nào? Ta tự thấy phẩm chất mình vốn có chỉ ý nghĩa trong thời chiến, dường như thiếu kiến thức khi bàn luận việc thời bình.

. Người lính: - Hơn cả ai cảm nhận, Ngài đã thuộc về nhân vật của một thời lịch sử mà Đất nước sẽ đánh giá! Điều ngài đã có được và yên tâm đó là sự chiến thắng! Chắc tới đây chính phủ vẫn phải hỏi ý kiến Ngài về kinh bang tế thế. Chúng tôi mong Ngài chuyển hoá những kinh nghiệm quản trị quân đội trong chiến tranh thành những ứng dụng phát triển hoà bình! Nhưng tôi cũng có tâm sự : liệu những người như Ngài có tạo tiếp ra đặc quyền đặc lợi cho mình không?

. Tướng quân: - Này anh lính! Ta nghiên cứu lịch sử, và trải nghiệm đủ đường để nói rằng : 'đặc quyền đặc lợi' cho dù không muốn tuyên bố nhưng là một tình trạng tất yếu của mọi xã hội vốn không có đủ cho tất cả, vốn không ai như nhau, vốn có những mục tiêu ưu tiên, nó lại gắn với thứ bậc và quyền lực.

Để bình đẳng luôn phải phấn đấu, Công bằng không tự nhiên có với tất cả. Anh hãy suy nghĩ thực tế về điều đó để cố sống tích cực , không trở thành người bị thiệt thòi và làm thiệt thòi cho kẻ khác. Câu hỏi của anh khiến ta nhận ra một 'cuộc chiến khác trong thời bình' đợi ta là ngăn chặn là 'đặc quyền đặc lợi' ! Hoá ra khi đó cần uy tín của một Danh Tướng hơn là phẩm chất của một Chiến Tướng ! Nhưng ngay bây giờ trước khi chia tay trở về quê, anh có đề nghị ta giúp đỡ thêm gì không?

. Người lính: - Cảm tạ Tướng quân ! Thứ tôi sẽ nhận được trước khi trở về quê là Huân chương quân công hạng nhất! Nếu thế vẫn không thể đảm bảo thuận lợi cho một sự bắt đầu cuộc sống mới được bình thường, mà phải cần đến sự ra tay giúp đỡ riêng của Ngài thì tôi e sợ : danh hiệu Quốc gia không bằng lời nói của một cá nhân ! Nhân dân và binh lính cần được ghi ân, chứ không muốn bị ban ơn. Vì Ngài hỏi thế, nên nảy trong tôi một ý mạnh dạn đề nghị Ngài đừng làm thế với bất cứ ai thân cận với Ngài bấy lâu, bởi thế sẽ dấy nên những 'cơn sóng đặc quyền đặc lợi' rồi!

. Tướng quân: - Ngay bây giờ khi chiến tranh đã chấm dứt, ta muốn lệnh cho anh một điều, anh sẵn sàng thực hiện chứ?

. Người lính: - Tôi đang dưới quyền chỉ huy của Ngài nên mệnh lệnh là sẵn sàng tiếp nhận và thi hành, đương nhiên không để gây lại chiến tranh!

. Tướng quân: - Ha ha! Rất hay ! Ta và anh không đủ gây ra chiến tranh đâu! Ta chỉ muốn ra mệnh lệnh : anh chuyển về sở chỉ huy của ta làm việc, với thời gian ngắn ngủi còn lại trước khi anh giải ngũ và ta về hưu! Đơn giản là ta dễ trở thành người bình thường khi cùng anh trò chuyện lúc có thể!

. Người lính: - Xin vâng! Tôi không dám nói là được trò chuyện cùng Ngài trong quân phục của một người Lính, nhưng chắc chắn sẽ đối thoại bằng suy nghĩ chân thực của người bình thường, với tư cách của người nhận Huân chương quân công, sự tôn kính Ngài. Nhờ vậy tôi sẽ là người bình thường tốt!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chấp nhận cái khác biệt để hòa hợp, hòa giải

    01/05/2019Ly Lam"Tôi hình dung nước ta trước năm 1975 giống như một ngôi nhà lớn, dột lỗ chỗ khắp nơi, khiến nhiều người sống trong đó bị dột. Những người trong nhà chia làm hai nhóm, một bên đòi phá nhà đi để xây cái mới, bên kia cho rằng "không cần, dột chỗ nào thì che chỗ đó lại là được rồi".
  • "Tư duy lang thang" trong duy cảm nghề nghiệp

    13/04/2018Nguyễn Tất ThịnhDuy cảm là trình độ thấp nhất của tư duy nghề nghiệp, duy tình là trình độ thấp nhất của xử thế. Đó cũng là một trạng thái cực đoan cá nhân mà chúng ta cố gắng vượt lên trên nó (chứ không nên duy ý chí mà phủ định nó)...
  • Một cách tồn tại ngược chiều gió thổi

    18/06/2016Thượng TùngGần đây, tôi chuyển sang nghiên cứu về thói hư tật xấu người Việt và rộng ra là viết về con người Việt Nam như ta vốn có. Tôi xuất phát chậm, nhưng nhờ kinh nghiệm có trong văn học nên cũng thấy nhập cuộc được dễ dàng...
  • Để phân biệt người Hy Lạp văn minh với người man di mọi rợ

    20/05/2015Nguyễn An NinhNền văn minh hiện nay quả thật là một sự đáng xấu hổ. Cho tới bây giờ loài người luôn luôn rêu rao lên như một điều chân lý: con người khác với con vật vì hơn con vật ở chỗ có khối óc biết suy nghĩ và có trái tim biết thương cảm, trong khi thật ra con người khác với con vật vì lẽ giản dị là con người nói láo, con vật thì không nói láo...
  • Chuyện ĐÔI MẮT và cuộc sống hôm nay

    07/11/2014“ Đôi mắt “ là truyện ngắn thành công nhất của Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám. Truyện kể cuộc viếng thăm của Độ với Hoàng – một bạn văn cũ, đang đi
    tản cư cách Hà Nội gần trăm cây số. Ý định của Độ là muốn vận động
    Hoàng đi tham gia kháng chiến. Nhưng khi gặp, Độ nhận ra rằng Hoàng vẫn
    giữ lối sống cũ: Kiểu cách, trưởng giả trong khi mọi người đang tham
    gia kháng chiến thì Hoàng lại sống xa lánh mọi người, từ chối các công
    tác cách mạng. Hơn nữa, Hoàng có cái nhìn miệt thị về người nông dân,
    coi họ là những người gồm toàn những thói xấu như ngu độn, tham lam và
    bần tiện cả. Sự thất vọng càng tăng khi Độ nhận ra công việc Hoàng yêu
    thích chỉ là thú đọc Tam quốc chí . ..
  • "Hiện tượng con người" của Teilhard de Chardin

    13/08/2014Phạm Toàn“Hiện tượng con người”, cuốn luận văn được nhà thần học Pierre Teilhard de Chardin viết lúc tài năng đã hoàn toàn chín, là một tác phẩm quy mô, đồ sộ nghiên cứu về hiện tượng tiến hóa của con người. Xin được giới thiệu chắt lọc cuốn sách và giới hạn trong ba ấn tượng mà chúng tôi hy vọng là vừa đủ để giúp bạn đọc hiểu và yêu cuốn sách...
  • Mãi mãi tuổi hai mươi

    21/02/2012Kẻ thù không cho tôi ở lại. Phải đi. Tôi sẽ gửi về cuốn nhật ký này, khi nào trở lại, khi nào trở lại tôi sẽ viết nốt những gì lớn lao mà tôi đã trải qua từ khi xa nó, xa cuốn nhật ký thân yêu của đời lính. Ừ, nếu như tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những trang giấy này...


  • Kịch "Tôi và Chúng ta"

    10/02/2012Lưu Quang VũTôi và chúng ta là vở kịch rất nổi tiếng của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1984 và nhiều lần được dàn dựng lại. Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ và dự báo phong trào đổi mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ...
  • Tổ quốc lâm nguy lòng người sao bình lặng được!

    21/07/2011Hoàng HườngTrước tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện này, mỗi công dân Việt Nam đều mong muốn biểu cảm lòng yêu nước của mình. Dù là nhạc sĩ chuyên nghiệp hay không chuyên thì những tác phẩm ra mắt là những cảm xúc chảy ra từ tim và có khả năng làm hàng triệu trái tim Việt Nam cùng thổn thức.
  • Bài hát “Tiếng nói thế hệ trẻ”

    22/06/2011Tôi phải đi ngay bây giờ,
    Trường Sa, Hoàng Sa là của chúng ta
    Của tuổi thơ nghe bà kể chuyện
    năm mươi đứa con theo cha xuống biển
    Của mòn vẹt ghế nhà trường thư cho các anh lính canh giữ đảo,
    của những chuyến tàu chao chát yêu thương theo con sóng,
    của niềm tự hào biển bạc, của cong oằn gánh hình chữ S...
  • xem toàn bộ