Đời người chỉ gói gọn trong 10 điều

08:09 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Hai, 2020

Cuộc đời con người ta có đôi khi chỉ vì những thứ quá phức tạp, mà quên đi hết những chân lý cuộc sống vô cùng đơn giản, nhưng nó lại rất hữu ích trong cuộc sống này. Đôi khi con người ta tưởng rằng mình là một người thông minh, hiểu hết được tất cả mọi vấn đề trên đời này, nhưng trên thực tế còn quá nhiều điều nhỏ nhặt mà con người ta dường như đã quên lãng...

Cuộc sống chúng ta được ví như một ly trà, bất luận ly trà ấy vơi hay đầy, nóng hay lạnh, nồng hay nhạt thì nó cũng có một dư vị riêng không lẫn vào đâu. Con người chúng ta cũng vậy, không ai giống ai, mỗi người lại có một lối sống riêng, một đam mê, một mong muốn riêng cho cuộc sống của mình.

Nhưng giữa cuộc sống đầy bon chen này, con người rất khó giữ được trạng thái vô lo vô nghĩ, không ưu phiền vấn vương. Người ta cứ mải chạy theo những điều phù phiếm trước mắt mà quên mất những giá trị thật sự của đời người.

Kỳ thực cuộc sống này đơn giản hơn chúng ta nghĩ rất nhiều, nhưng chính chúng ta lại biến nó thành một mớ bòng bong, để rồi cứ mãi đi tìm kiếm câu trả lời cho sự thanh thản về sau.

Nếu có thể, hãy dành chút ít thời gian để tĩnh tâm và suy nghĩ 10 chân lý dưới đây. Chắc chắn những chân lý này không bao giờ thừa. Hiểu được nó chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc sống này mới dễ chịu làm sao.

1. Độ lượng

Sự minh bạch, rõ ràng là điều cần thiết cho cuộc sống này. Thế nhưng trong cuộc sống này cái gì quá cũng không phải là tốt, bởi "nước trong quá thì không có cá, còn người thanh cao quá thì không mấy bạn bè".

Cùng người nhà tranh giành, nếu thắng, thì tình thân rạn vỡ; cùng người yêu tranh giành, nếu thắng thì tình cảm nhạt phai; cùng bằng hữu tranh giành, nếu thắng, thì tình nghĩa chẳng còn. Tranh giành chính là lý, thua là tình, tổn thương lại chính là mình.

Đen là đen, trắng là trắng, thời gian sẽ chứng minh tất cả. Vậy nên, đôi khi trong cuộc sống này hãy học cách buông bỏ sự cố chấp của bản thân, làm một người có lòng độ lượng, không so đo tính toán, thêm chút hòa nhã thì cuộc sống luôn vui vẻ mà thôi.

2. Giàu nghèo

Người biết đủ dù ngủ trên nền đất vẫn cảm thấy như đang ở trên thiên đường; người không biết đủ dù ở giữa thiên đường vẫn giống như đang bị đày đọa dưới địa ngục.

Trong cuộc sống này, vật chất không hẳn là thứ quan trọng nhất, thứ quan trọng nhất đối với mỗi con người chính là một tâm hồn giàu có. Nếu ước vọng cả cuộc đời mỗi con người chỉ bó gọn trong vật chất thì dù có giàu có đến mấy cũng vẫn không thấy đủ. Trái lại, cuộc sống dù không đầy đủ về vật chất, nhưng có một tâm hồn thanh cao khoáng đạt, thì đó mới chính là người giàu có.

3. So đo

Tạo điều kiện cho người chính là tạo phúc cho mình về sau. Nhân tâm vốn tương thông, bạn nhường người 1 bước, chắc chắn người đó sẽ kính trọng bạn một thước.

Lòng dạ mỗi con người chúng ta như một con đường dài, nếu càng so đo thì con đường đó càng bị thu hẹp lại gặp nhiều trắc trở. Ngược lại, lòng người càng rộng lượng thì con đường bạn đi sẽ được rộng mở.

Không tính toán với người quân tử, họ sẽ trả lại bạn sự kính trọng; không so đo với người khác, họ sẽ chẳng bày mưu tính kế với bạn.

Khoan dung, dường như là phải nhường cho người ta, nhưng kỳ thực lại là mở cho chính mình một con đường.

4. Buông bỏ

Cuộc sống này, có những chuyện hôm nay tưởng chừng là chuyện lớn, nhưng đến ngày mai sẽ chỉ là chuyện nhỏ. Sự việc lớn xảy ra trong năm nay, năm sau chỉ còn là ký ức; mỗi người chúng ta cũng chỉ là những người có câu chuyện mà thôi.

Mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống này, đừng than thở hay trách móc cuộc sống này, nó chỉ làm cho bạn đau khổ thêm. Lúc này hãy tự nhủ bản thân rằng: Hôm nay sẽ qua đi, ngày mai rồi sẽ đến, một ngày mới sẽ lại bắt đầu.

5. Giản đơn

Tâm đơn giản, cuộc sống cũng trở nên giản đơn, rồi hạnh phúc sẽ tự sinh sôi; tâm tự do, cuộc sống cũng trở nên tự tại, đến đâu cũng tự tìm thấy niềm vui. Lúc đắc ý cần xem nhẹ, khi không như ý hãy nghĩ thoáng. Cuộc đời có rất nhiều thứ có thể buông bỏ được. Chỉ có buông xuống được thì mới cầm lên được.

Khoan dung hơn một chút, rộng lượng hơn một xíu, vẫy vẫy tay, cười một cái, hết thảy những chuyện không vui đều sẽ trở thành quá khứ.

6. Nhẫn tâm

Đừng nghĩ sự lương thiện của người khác là yếu mềm, bởi đó là sự độ lượng; đừng xem sự khoan dung của người khác là nhu nhược bởi đó là sự từ bi. Những người có tấm lòng lương thiện, tốt bụng thường rất ít khi nổi nóng, không nổi nóng không có nghĩa là họ không biết tức giận chỉ là ít hơn những người khác mà thôi; những người điềm đạm thường ít nói, vờ hồ đồ, nhưng không có nghĩa là họ không nhìn thấu mọi vấn đề trong cuộc sống.

7. Phúc họa

Con người ta hãy học cách sống lương thiện, dù phúc chưa tới nhưng họa cũng tự khắc rời xa; còn những kẻ gian tà, độc ác thì dù họa chưa tới nhưng phúc cũng không bao giờ đến gần; mỗi người chúng ta làm việc tốt như thêm cây trong vườn, dù không thấy cây phát triển, nhưng cây vẫn lớn đều; làm việc ác giống như mài dao trên đá, dù không trông thấy tổn hại, cũng vẫn hao mòn từng ngày.

Phúc hay họa đều tại tâm, điều đáng sợ khi làm việc ác, không phải là lo người khác phát hiện, mà là tự bản thân mình biết; điều đáng mừng khi làm việc thiện, không phải là được người khác tán dương, mà là tự bản thân cảm thấy thanh thản.

8. Khoảng trống

Chừa cho mình một khoảng trống, sẽ giúp tâm hồn thêm linh hoạt, thoải mái. Khi thành công, đừng bao giờ chìm đắm trong sự vui vẻ, hãy chừa ra một khoảng trống để suy nghĩ sau này. Lúc gian nan, thất bại đừng quá đau khổ, hãy chừa ra một khoảng trống để tự trấn an tinh thần mình, đừng để đau khổ làm tinh thần bạn đi xuống; lúc cô đơn, lạc lõng, hãy chừa ra một khoảng trống để gặp mặt bạn bè, bởi chỉ có những người bạn thân thiết mới chính là một phần không thể thiếu trong cuộc sống chúng ta.

9. Cảm ơn

Khi ai đó làm bạn tổn thương, thay vì đau khổ, uất hận họ thì hãy cảm ơn họ, cảm ơn vì họ đã giúp bạn đứng lên sau nỗi đau, giúp bạn tôi luyện ý trí; cảm ơn ai đó đã lừa dối bạn, bởi họ đã dạy cho bạn thêm kiến thức trong cuộc sống này; cảm ơn họ đã rời bỏ bạn, giúp bạn học cách tự lập trong cuộc sống này; cảm ơn người đã chỉ trích bạn, bởi họ đã giúp bạn biết định thần lại.

Trong cuộc sống này, mỗi lần bạn gặp khó khăn hay gục ngã thì đừng oán tránh ai, hãy kiên cường, mạnh mẽ hơn và hãy cảm ơn họ vì họ đã giúp bạn nhận ra bản chất con người họ, giúp bạn hiểu ra cuộc sống này còn nhiều điều bạn cần học hỏi hơn.

10. Tùy duyên

Duyên phận con người không ai có thể ép buộc được bạn sẽ yêu ai. Tình yêu là thứ tự nguyện, xuất phát từ hai người.

Cuộc sống, bởi vì để tâm, cho nên mới đau khổ; bởi vì nghi ngờ, cho nên mới tổn thương; bởi vì xem nhẹ, cho nên mới vui vẻ; bởi vì đạm bạc, cho nên mới hạnh phúc.

Chúng ta đều là những vị khách qua đường của đất trời, có rất nhiều việc chúng ta không thể làm chủ được, vậy nên hãy cứ để vạn sự tùy duyên đi!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Rốt cuộc cả đời người đàn ông sống vì điều gì?

    07/07/2020PV"Một vài người từng thức dậy khi đã bước qua tuổi 45, mới bất giác nhận ra rằng họ chưa bao giờ thực sự sống cho chính mình và tự trách móc mình đã làm được gì với những năm tháng đã qua."
  • Ta cần biết bao nhiêu về cuộc đời người khác

    20/06/2018Đặng Hoàng GiangQuyền riêng tư là gì? Vào cuối thế kỷ 19, Louis Brandeis, luật sư và sau này trở thành thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ gọi quyền riêng tư là quyền "được để yên", và cho rằng nó một trong những tự do cần được bảo vệ nhất của một nền dân chủ...
  • Mùi vị đời người

    15/03/2018Minh NhậtTrong nửa đời người sống xa quê, thì cũng một nửa thời gian đó, tôi không về quê ăn Tết. Trong cái vòng quay bận rộn và mệt mỏi của đời sống đô thị, nhiều khi, nghĩ đến Tết chỉ là một cảm giác ngán ngại với những hình thức lễ nghĩa của bổn phận...
  • Giấu kín nửa đời người, cuối cùng thuyền phó tàu Titanic cũng tiết lộ bí mật chưa ai biết!

    21/08/2017Trần QuỳnhNhững câu chuyện trên chuyến tàu định mệnh Titanic năm nào đã được phó thuyền trưởng Charles Lightoller tiết lộ sau hơn nửa cuộc đời giữ kín...
  • Ta cần biết bao nhiêu về cuộc đời người khác

    22/02/2017Đặng Hoàng GIangQuyền riêng tư là gì? Vào cuối thế kỷ 19, Louis Brandeis, luật sư và sau này trở thành thẩm phán của Tòa án Tối cao Mỹ gọi quyền riêng tư là quyền "được để yên", và cho rằng nó một trong những tự do cần được bảo vệ nhất của một nền dân chủ....
  • Con người - Đời người - Làm người

    28/03/2016TS. Hồ Bá ThâmĐây thật sự là vấn đề triết học nhân văn mà chưa thấy bàn nhiều ở nước ta với một tư cách là một chuyên đề độc lập trong các giáo trình và các chuyên luận. Hồ Chí Minh cho rằng: mọi vấn đề qui đến cùng là vấn đề ở đời và làm người. Các triết học và tôn giáo ít hoặc nhiều đều động chạm đến vấn đề đó với các góc độ, khía cạnh khác nhau...
  • Nhân sinh cảm ngộ: Đời người là một loại lựa chọn, cũng là một loại buông bỏ

    21/03/2016Iris, dịch từ SoundofhopeĐời người là một loại lựa chọn, cũng là một loại buông bỏ. Ai có thể làm được hai việc này thì tư tưởng đã ở một cảnh giới rất cao, vì hiểu rõ nên thản nhiên đối mặt...
  • Đời người như bóng câu qua cửa

    16/01/2016Trường GiangCon người khi đang sống phải sống như thế nào cho ra sống, cho xứng đáng với non sông, đất nước, đất nước; sống phải có ích, phải để lại cho đời những điều có lợi cho sự phát triển. Thời gian là vàng là ngọc; phải tranh thủ, phải trân trọng, phải biết sử dụng nó một cách có ích...
  • Những mùa Xuân đời người

    02/02/2011Minh Đức Hoàng DũngCuộc đời con người chia ra từng giai đoạn như một xâu chuỗi nối tiếp những hạt thăng trầm. Dòng thành công và thất bại cứ tuần tự lúc thì rời rạc, lúc thì dồn dập đẩy đưa con người xoay tít trong những đợt sóng vô hình. Và con người luôn có một lực cưỡng kháng ngược lại một cách mạnh mẽ để thoát ra và vươn lên bằng chính kinh nghiệm và chân lý của riêng mình…
  • Đời người và những quy luật của tự nhiên

    12/11/2010Trong cuộc sống, chúng ta thường suy ngẫm: Tại sao cũng là người mà lại có số phận khác nhau. Tại sao cái phải bỏ ra và cái thu được lại không tỉ lệ thuận với nhau. Có cách nào để hiểu biết tương lai, tránh khỏi hiểm họa, đi đến thành công. Tất cả những câu hỏi đó không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Quyển sách của giáo sư Valentin Kovalev sẽ giúp chúng ta giải mã những vấn đề đó...
  • Những điều cần phải biết trên hành trang đời người

    05/03/2010Bùi Hữu GiaoTrên đường đời, ta có biết và biết đúng những kiến thức cần phải biết, ta mới có cơ sở để làm, làm đúng và làm tốt những việc cần phải làm. Có như vậy ta mới có cơ sở để tránh xa ba cái ngu dốt ở đời và tiệm cận với con người thật sự khôn ngoan. Trong các điều kiện cần phải biết, có điều chỉ cần học một câu cũng tạm đủ, có điều phải học cả chục năm. Bể học không bờ, siêng năng là bến, có học mới nên khôn, mới nên NGƯỜI.
  • Định vị và định hướng Giá trị Đời người

    12/09/2009Nguyễn Tất ThịnhTriết lý của cuộc sống là hành trình.
    Để hành trình phải định vị.
    Muốn định vị phải phản tỉnh.
    Phản tỉnh ư? Hãy soi lại bản thân. Động lực là Khát vọng, điều cốt lõi là Đức tin... và Mục tiêu ư? Thật ra không quan trọng lắm đâu, cách chúng ta Đi mới là cốt yếu của Nhân Sinh Quan!
  • Sự trưởng thành của Đời người

    20/07/2009Nguyễn Tất ThịnhDòng Thời gian, từ khi mỗi người chúng ta sinh ra và trôi đến Hai Năm Mươi. Cuộc sống của nhiều người nằm trùng trên Dòng Thời gian này ( họ thêm tuổi đời, già đi mà không hề Trưởng thành ). Bởi vậy họ giật mình hoảng hốt khi thấy một Mùa Xuân nữa qua đi... vì đồng nghĩa họ đi đến gần hơn cái Chết trên Trần Gian...
  • Cộng trừ nhân chia đời người

    06/12/2005Quảng DươngNguyên tố cơ bản của sinh mệnh là thời gian, thời gian là một chuỗi con số khó khăn đơn điệu nhưng lại thần kỳ. Muốn đem chuỗi số này đến một môi trường tất để phát huy tới cực điểm, đòi hỏi phải học được cách giải tổng hợp.
  • xem toàn bộ