Doanh nghiệp Việt Nam: Những “căn bệnh” cần khắc phục

02:38 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Năm, 2007

Tiếp cận đời sống thương trường khá sớm, chiêm nghiệm kiến thức kinh doanh qua sáchvở, trải nghiệm thực tế qua nhiều Công ty, rồi trở thành nhà tư vấn cho doanh nghiệpvà viết sáchvề cẩm nangquản lý, kinh doanh, thạcsĩ Đỗ Thanh Năm đã có nhiềucơ hội quan sat đời sốngkinh tếvà các doanh nghiệp Việt Nam. Vìvậy, do những ýkiến củaanh khá sâu sátvà chắchẳn sẽ rất bổ ích để doanh nghiệp tự đánh giálại những điều kiện hiện có của mình. DNSG đã có cuộc trò chuyện với anh về những"căn bệnh” của doanh nghiệp trước ngưỡng cửa WTO.

Trong quá trình tưvấn cho các doanh nghiệp, anh nhận thấy doanh nghiệp Việt Nam thường mắc phải những “căn bệnh” nào?

"Bệnh" thì nhiều lắm, nhưng tôi chỉ kể ra một số "căn bệnh" phổ biến nhất, ảnh hưởng đến "sức khoẻ” của doanh nghiệp nhiều nhất, mà các doanh nghiệp cần phải chữa trị khi Việt Nam gia nhập WTO.

Thứnhất, doanh nghiệp hay có thói quen làm việc tới đâu, xả rác tới đó. Khi doanh nghiệp phát triển lên một qui mô nhất định nào đó, chính những “đống rác" này kìm hãm sự phát triển và còn phải tốn thêm chi phí "đổ rác". Có một số doanh nghiệp đã xây dựng định hướng phát triển đúng, nhưng kế hoạch thực hiện chưa rõ ràng, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và chưa có sự hỗ trợ tích cực giữa các bộ phận, nhất là chỉ tập trung xây dựng quy trình kiểm soát mà chưa tập trung vào hệ thống kiểm soát và cơ cấu trách nhiệm.

Thứhai, cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp vẫn còn nặng "thưa", "bẩm", "báo", "trình", tập trung vào chức vụ, quyền hạn nhiều hơn là trách nhiệm, chưa thật sự dựa trên giá trị gia tăng mang đến cho thị trường và khách hàng. Điều này hạn chế sự năng động, sáng tạo, khả năng nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu của thị trường. Bản mô tả công việc của mỗi nhân viên trong Công ty không rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chồng chéo lên nhau.

Thứ ba,phần lớn doanh nghiệp chọn cách lãnh đạo theo mô hình "đầu tàu”, chỉ dựa vào khả năng của một số ít người. Theo mô hình này, một khi người chủ doanh nghiệp đi công tác xa, hay có việc gì bất ngờ thì mọi hoạt động bị đình trệ. Chức năng của lãnh đạo rất quan trọng không phải vì bản thân người lãnh đạo quan trọng mà chính là vì người lãnh đạo ấy biết nâng tầm quan trọng về vị thế của mỗi người trong doanh nghiệp để đóng góp của họ càng ngày càng nhiều hơn.

Thứ tư,một điều đáng mừng là phần lớn doanh nghiệp đều xem con người là tài sản, luôn tìm cách thu hút và gia chân người giỏi, nhưng lại chưa đánh giá chính xác năng lực của người giỏi (việc đánh giá chưa dựa trên giá trị gia tăng mang đến cho thị trường, khách hàng, đồng nghiệp và cấp dưới).Hơn nữa, doanh nghiệp chưa tạo ra "chất keo" kết nối nhân viên thành một khối đoàn kết, hiệp lực, cùng khát vọng vươn đến mục tiêu chung.

Với những “căn bệnh” chính vừa nêu, các nhà tư vấn như anh đã và đang giúp doanh nghiệp “chữa trị” như thế nào?

"Bệnh" có thể giống nhau nhưng nguyên nhân sinh "bệnh" lại khác nhau ở từng doanh nghiệp. Muốn “chữa trị” hiệu quả, phải tìm ra nguyên nhân đích thực. Khi "chữa trị", tôi luôn hướng dẫn doanh nghiệp từng bước đĩ vào chuyên nghiệp hóa, giảm thiều tối đa những chi phí không tạo ra giá trị gia tăng, giúp doanh nghiệp sử dụng "la bàn" để xác định hướng đi đúng nhất. Sau khi "chần bệnh", tôi thường tổ chức các khóa đào tạo - tư vấn cho doanh nghiệp, như nâng cao năng lực cạnh tranh bằng bản sắc văn hóa doanh nghiệp, hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình "con cua", kiểm soát hoạt động kinh doanh, tái cấu trúc - tổ chức doanh nghiệp, hoàn thiện quá trình truyền thông trong doanh nghiệp...Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp mà tôi đưa ra giải pháp cụ thể.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng cộng đồng doanh nhân

    12/10/2015Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch - Tổng giám đốc InvestConsult GroupChúng tôi cho rằng vị trí của doanh nhân đã được nâng lên đáng kể nhưng chưa tương xứng với vai trò của họ đối với sự phát triển của đất nước. Hiện nay, trong suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ của xã hội, doanh nhân vẫn không được coi trọng, vẫn bị coi là những kẻ bóc lột, doanh nghiệp tư nhân dường như vẫn còn mặc cảm tự ti trong quan hệ với doanh nghiệp nhà nước, với các cơ quan của nhà nước...
  • Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trước những đòi hỏi của thực tiễn

    24/05/2007Mai Hải OanhNhững năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời công ty nước ngoài vào hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các nhà doanh nghiệp Việt Nam. Văn hóa doanh nghiệp khởi nguồn từ nước Mỹ, sau đó được Nhật Bản xây dựng và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp phải bám sâu vào nền văn hóa dân tộc mới phát huy được tối đa hiệu quả...
  • Tản mạn về doanh nghiệp Việt Nam

    27/01/2006TS. Lê Đăng DoanhTrong thế giới ngày nay, khi hiệu quả về thời gian trở thành thước đo rất quan trọng thì doanh nghiệp và cả xã hội phải có những thay đổi cơ bản...
  • 7 căn bệnh lớn về quản trị doanh nghiệp Việt Nam

    22/11/2005Hoàng LộcNgày 13/11, Hội Marketing Việt Nam (VMA) đã tổ chức buổi thuyết trình và giao lưu với các doanh nghiệp phía Nam với chủ đề “Chẩn bệnh quản trị doanh nghiệp Việt Nam”...
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

    19/11/2005Nguyễn Vĩnh ThanhHiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt, khốc liệt. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là một nội dung cần được quan tâm...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam (tiếp theo)

    12/11/2005Nguyễn Ngọc BíchTuyệt đại đa số các Công ty tư nhân (CTTN) ở ta ra đời năm 1990 đều áp dụng mô hình Quản lý xí nghiệp (QLXN) của XNQD...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam

    08/11/2005Nguyễn Ngọc BíchNhiều giám đốc của ta hiện nay mong muốn có một cuộc cách mạng về quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Họ làm đủ việc, nào là thay đổi nhân sự, nào đi học tập ở nước ngoài, nào lấy chứng chỉ ISO… Song nhiều trường hợp đã mang lại kết quả đáng buồn. Tại sao vậy?
  • xem toàn bộ