Đi trên dây

07:49 CH @ Thứ Bảy - 09 Tháng Mười Hai, 2017

Chính trường sôi nổi với các cuộc chất vấn công khai. Người dân thường như chị em mình quẩn quanh trong bếp và phim giờ ăn trưa mà cũng thích chuyển kênh theo dõi, quan tâm, bàn luận, biểu đồng tình hay chê bai đòi hỏi...

Xưa các cụ mắng chết: “Rõ khéo! Gái góa lo việc triều đình”. Nay tiến bộ quá rồi. “Gái góa” cũng phải quan tâm, có trách nhiệm với “việc triều đình”. Vì sao? Bởi xưa triều đình không giải quyết các việc trực tiếp đến “tiền chợ-tay hòm chìa khóa” của từng hộ dân như cơ quan dân cử thời nay. Giá điện tại sao tăng? Sao trường của cháu ngoại tôi lại lạm thu nhiều khoản phụ đến như vậy? Sao đường trước nhà em vừa làm xong đã ngập đến bụng chân, ổ voi, ổ trâu, ổ gà? Bệnh tay chân miệng làm cả xóm nơm nớp sao không dập được? Không dập được sao không công bố dịch, v.v và v.v…

Các bác bộ trưởng giáo dục, bộ trưởng giao thông và các “quan thượng thư” khác xin trả lời cho. Em “vấn” mà bác “đáp” không xuôi, không thuyết phục là không được với chúng em. Chúng em sẽ yêu cầu có luật và có “văn hóa từ chức” đó! Đó là dân chủ tham dự. Có dân chủ thì dân trí lên. Nhớ lại hai chục năm trước thời chị em mình còn đương chức, đương sự nắm con dấu, két bạc của cơ quan hẳn hoi mà chỉ biết “thực hiện nghị quyết theo chỉ thị của trên”. Ho he phản biện bị quy ngay là “dao động”, “hữu khuynh”, “vô kỷ luật”…

Đúng là kinh tế tự do dẫn tới tự do cá nhân và tự do xã hội. Dân chủ và dân trí gắn liền. Bác nào lo dân trí chưa cao, còn thấp nên chưa nên thực hiện dân chủ là nghĩ quẩn, nghĩ ngược đó cô nhỉ. Nhưng mà em thấy các vị đại biểu phản biện nhau gay gắt kỳ này cũng là một tiến bộ về ngôn luận. Vị này nhân danh nhân dân phát biểu, vị kia lập tức bác: Lấy định lượng nào mà dám nhân danh nhân dân? Nếu dân không nghĩ như vậy tức là đại biểu đã “xúc phạm” dân! Có vị bộ trưởng bị chủ tọa nhắc tới bảy lần vì không “đi vào vấn đề”, vòng vo né tránh. Trả lời toàn vĩ mô thì không cụ thể sâu sát. Trả lời chi/tiểu tiết thì thiếu vĩ mô… khó vô cùng. Theo dõi nghị trường ngày càng thú vị. Chất vấn làm chị em ta ngồi nhà cũng đoán định được phần nào năng lực, tính cách, tính tình… của từng vị hữu trách để mà tin tưởng ủng hộ hay lo lắng, kiến nghị.

Ấn tượng nhất là trả lời của vị đứng đầu chính phủ về những vấn đề gai góc nhất. Biển Đông ra sao? Hãy thắp lên lòng yêu nước và kiên quyết bảo vệ chủ quyền. Có làm luật biểu tình không? Cần làm vì hiến pháp đã quy định và đó là quyền hiện thực của dân. Nếu kẻ xấu lợi dụng thì ta phải có cách trấn áp sự lợi dụng ấy chứ! Chống lạm phát và tăng trưởng ra sao? Đó là nghệ thuật, năng lực, ý chí chính trị trong điều hành… như người đi trên dây, phải thăng bằng, nghiêng quá bên nào cũng hỏng…

Tôi rất “tâm đắc” cái hình tượng ví von ấy. Khó thật đấy chứ, nghe các vị vấn đáp mới thấy “làm quan” thực sự, chân chính khó tới mức nào, áp lực tới mức nào. Em chạnh nghĩ tăng lương tối thiểu đồng thời cũng phải tăng lương tối đa mới là hợp lý, song song với giảm chi tiêu công, tiết kiệm tới từng lít xăng, từng kw điện…

Suy rộng ra thì không dám, xin suy hẹp vào chuyện nhỏ thường ngày của chúng mình cũng thấy con người hiện đại thời nay thường trực đi trên dây: Chứng khoán sụt thê thảm, bê bết mấy năm nay khiến ối người mất trắng mà chả dám kêu. Vay vốn kinh doanh thì lãi suất trồi sụt, giá vàng nhảy múa. Đi chợ mua hàng lo hàng giả, nhái, quá “đát” nhất nhất phải đọc kĩ mọi thông tin đồng thời “nâng cao cảnh giác” với quảng cáo láo mà không biết kiện ai. Nuôi trẻ phải lo cân bằng thực phẩm, giữ đúng thăng bằng theo hình tháp dinh dưỡng. Lệch bên này là bé thiếu kí, suy dinh dưỡng, lệch bên kia là trẻ quá kí, béo phì mà bệnh nào cũng khó chữa trị, nan y cả. Đón con cháu phải nghe thời tiết. Tránh mưa hay tránh triều cường, tránh được giờ cao điểm thì lại gặp ngập lụt… ngày nào cũng bốn lượt đi xe máy trên dây cả! Có nghệ thuật sống thời nay đâu phải dễ!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình lâu dài"

    27/05/2018Khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Đừng trông đợi giá trị học thuật từ một cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa...
  • Nhân tranh luận tại Quốc hội, tản mạn về lập luận

    21/10/2013GS. TS. Nguyễn Đức DânMột nguyên lý sư phạm cho nền giáo dục tiên tiến: cấp cần câu chứ không cho cá. Cái cần câu cấp cho người học là phương pháp độc lập tư duy, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề. Trước hết, đó là phương pháp tư duy phản biện mà cốt lõi là lý thuyết lập luận. Khi có thói quen tư duy phản biện, hiện tượng được nhìn nhận, đào sâu tới gốc rễ của nó. Hơn ai hết, giới nghị sĩ phải rèn luyện về lập luận...
  • "Mong Tổng Bí thư thể hiện dấu ấn cá nhân"

    13/08/2011GS Chu Hảo mong muốn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện dấu ấn cá nhân trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, chiến lược tổng thể và bền vững trong quan hệ đối với Trung Quốc...
  • Đại biểu là doanh nhân đại diện cho ai?

    11/08/2011Nguyễn Văn PhúCó một điều rất lạ được nhiều người xem là bình thường: mỗi khi nhắc đến các đại biểu Quốc hội là doanh nhân, người ta thường xem các đại biểu này đại diện cho quyền lợi, tiếng nói của giới doanh nhân cả nước...
  • Không phục vụ dân, đại biểu Quốc hội chỉ là hư danh

    09/08/2011Cao Nhật thực hiện“Là đại biểu của dân thì phải đặt lợi ích của dân lên trên hết nhưng
    tôi thấy không ít đại biểu suốt nhiệm kỳ 5 năm gần như không có tiếng
    nói gì cả…”- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên ĐBQH khóa 8,9,10 chia
    sẻ với Tiền Phong...
  • Bài phát biểu trước Quốc hội của ông Dương Trung Quốc về Biển Đông, bô-xít

    07/08/2011Tôi cũng mong muốn báo cáo của CP bên cạnh những đánh giá chủ yếu về kinh tế, một lĩnh vực quan trọng nhưng cũng nên quan tâm nhiều hơn đến một lĩnh vực cũng không kém phần quan trọng là những đánh giá về các vấn đề xã hội. Các vấn đề xã hội không chỉ là các chính sách an sinh, con số thống kê thu nhập, giàu nghèo, tệ nạn, tai nạn v.v… mà còn về lòng tin của dân.

  • 5 thách thức lớn đối với Quốc hội và Chính phủ

    29/07/2011GS. Nguyễn Minh Thuyết“Uy tín của Quốc hội sẽ được xác lập ngay qua việc bàn thảo và ra được Nghị quyết về Biển Đông” – GS.TS Nguyễn Minh Thuyết...
  • "Cần có trái tim nóng và cái đầu lạnh”

    19/07/2011Vũ KhoanCác quốc gia tuy chia sẻ một số lợi ích chung song luôn có những lợi ích riêng, nhiều khi "vênh nhau", thậm chí trái chiều nhau, nên trong quan hệ quốc tế luôn diễn ra quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhưng không nhất thiết lúc nào cũng đưa tới xung đột quân sự. Quan hệ quốc tế của nước ta cũng không phải ngoại lệ. Vấn đề chỉ là xử lý thế nào cặp quan hệ đó cho có lợi nhất đối với đất nước...
  • Quốc hội khóa 13: Tôi kỳ vọng, nhưng không yên tâm…

    19/07/2011Ông đã nhận lời trò chuyện với phóng viên Đại Đoàn Kết về những kỳ vọng của cử tri vào trách nhiệm của Quốc hội khóa mới về những vấn đề nóng bỏng của đất nước hiện nay, trước ngày kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 13 khai mạc, với lý do: “Tôi đang rất chú ý tới loạt bài Những chứng cử lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền VN tại Trường Sa và Hoàng Sa” đăng trên Đại Đoàn Kết...
  • xem toàn bộ