Dễ và khó

04:28 CH @ Chủ Nhật - 17 Tháng Ba, 2019

Để vẽ sơn mài thì phải hiểu chất liệu đặc biệt này. Từ cấu tạo của vóc, đặc tính của vàng bạc quỳ, các loại son, cánh gián, then v.v… Để vẽ lụa, làm gốm, vẽ sơn dầu cũng vậy. Từ chỗ hiểu chất liệu, kỹ thuật thể hiện đến chỗ thuần thục là cả một quá trình. Bất kể chất liệu nào của hội họa giá vẽ cũng vậy. Còn nghệ thuật mới (nghệ thuật trình diễn, sắp đặt, video art…) thì sao?

Nghệ thuật mới không cần kỹ năng, kỹ thuật, tức là cái phần thủ công, phần lao động chân tay trong nghệ thuật không được trọng dụng. Thậm chí ngay cả cái nền cơ bản bắt buộc của bất kể họa sỹ thuộc trường phái nào là sự biết về giải phẫu cơ thể người, luật xa gần, bố cục, mẫu cũng trở nên vô nghĩa với nghệ thuật mới. Giả sử nghệ sỹ trình diễn Đào Anh Khánh không biết vẽ một bài hình họa người bằng than xoan trên giấy thì tôi chắc là anh ta vẫn có thể đóng khố và “bay lượn” xung quanh những đốm lửa “đáo xuân” như thường.

Nói vậy không có nghĩa rằng các kiến thức cơ bản của hội họa là bỏ đi. Qua đó tôi chỉ muốn chỉ ra đặc điểm và sự khác biệt của hội họa giá vẽ với nghệ thuật mới. Điều đó cũng có lý vì mỗi một loại hình nghệ thuật đều có ngôn ngữ riêng, nó không cần phải dựa dẫm vào hoặc không cần sống phụ thuộc vào “người” khác.

Nghệ thuật mới tự do, cởi mở, đối xử bình đẳng với tất cả mọi người, dân chủ về chất liệu. Cái gì cũng có thể là chất liệu cho nó (những đồ vật cũ bỏ đi, bao cao su, phấn hoa, cơ thể người, cơm nguội, âm thanh xe cộ…). Đúng là nghệ thuật của thời phẳng.

Ấy thế nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó. Nghệ thuật mới cứ tưởng dễ làm, dễ thể hiện nhưng dễ ở khía cạnh này cũng lại là khó ở chỗ khác. Cứ tưởng phóng khoáng nhưng kỳ thực khắt khe. Cứ tưởng làm được nhanh nhưng thực ra phải học rất lâu để có khi chỉ trình diễn trong vài ba phút. Cứ tưởng ai cũng có thể trình diễn, “nhẩy nhót”, “múa may” được nhưng không phải vậy. Cứ tưởng chỉ cần nhặt nhạnh vài ba đồ vật, đặt chúng cạnh nhau là thành sắp đặt. Cái đặc thù cởi mở, dễ tính của nghệ thuật mới làm cho người ta tưởng lầm rằng ai cũng làm được, làm thế nào cũng được. Biết đâu rằng càng thoáng, càng mở, càng tự do bao nhiêu thì lại càng phải chặt chẽ, càng phải có một thái độ lao động nghệ thuật thực sự nghiêm túc, và phải tuân theo một nguyên tắc bất di bất dịch của nghệ thuật mới đó là bắt buộc phải có ý tưởng dù là: “Trình diễn, sắp đặt hay video art v.v.. Giống như đã là tác phẩm hội họa giá vẽ thì phải đẹp. Tôi muốn so sánh hai loại hình nghệ thuật mới này để thấy sự đặc thù của nghệ thuật mới là ý tưởng. Hội họa giá vẽ chỉ cần đẹp, không nhất thiết phải chuyên chở một ý tưởng gì, ví dụ P.Cezanne chỉ vẽ những quả táo, C.Monet chỉ vẽ ao hoa súng. Ngược lại nghệ thuật mới thì dứt khoát phải đưa ra được một thông điệp nào đó mà không nhất thiết phải đẹp mắt, thậm chí còn ghê rợn, hoang mang, sợ hãi, kinh khiếp. Khi một đại siêu thị ở Đức “bị” đóng đinh xuyên từ trước ra sau thì chẳng đẹp gì nhưng đó cũng có thể hiểu về thái độ từ chối đối với thói quen tiêu dùng quá mức. Những cái bể đầy formadehit ngâm cá heo, bò bê, cừu, ngựa vằn của D.Hirst chắc là không đẹp. Hoặc trình diễn đối thoại về nghệ thuật của J.Beuys khi ông bế một con thỏ chết là một ẩn dụ về sự hoài nghi.

Cảnh trong vở "Ai đem con nhện giăng mùng của nghệ sĩ Kim Ngọc"

Chính vì ý tưởng là mục đích cuối cùng của nghệ thuật mới nên sẽ thấy đây là một loại hình nghệ thuật khó làm vì để có được ý tưởng thì đòi hỏi các nghệ sỹ phải có văn hóa nền rất vững, phải có kiến thức tổng hợp nhiều ngành nghệ thuật khác. Thế mà văn hóa, kiến thức, tri thức thì không thể chỉ học trong một thời gian ngắn là có được. Nó đòi hỏi phải tích lũy qua một quá trình dài.

Ấy thế nhưng khi xem những buổi trình diễn, những sắp đặt… của các nghệ sỹ Việt Nam trong thời gian qua thì phần nhiều trong số đó đều có “bệnh” ở khâu lập ý. Hoặc là nghèo ý, hoặc không rõ ràng, hoặc nông cạn, hoặc nhạt nhẽo. Một “bệnh” nữa hay gặp là bệnh thích những ý tưởng đao to búa lớn, những vấn đề quá sức của họ, những toàn cầu hóa, bệnh AIDS, ma túy v.v. Không phải nghệ thuật thì không nên nói tới những đề tài to tát đó nhưng tốt nhất là hãy làm nó bằng những hiểu biết sâu sắc, những trải nghiệm thực tế và bằng những rung động thực sự của mình. Tôi vẫn cứ nghĩ nghệ thuật nên biến những cái khó hiểu, những vĩ đại cao siêu thành những điều giản dị và thông qua những điều giản dị để khái quát, để chuyên chở những ý tưởng lớn thì hay hơn.

Nếu nghệ sỹ không có những rung động, những bức xúc thực trong lòng họ trước những vấn đề của cuộc sống thì họ sẽ không thể trình diễn, sắp đặt được cho ra ý tưởng, làm bật ra được những thông điệp muốn nói mà chỉ là ép ý, minh họa cho ý tưởng. Nó sẽ gượng gạo và thiếu tự nhiên.

Về mặt hình thức thể hiện, có một số tác phẩm hay lạm dụng các chất liệu, yếu tố “mạnh” nhưng thực sự chỉ là chơi hình thức chứ không phải là do nhu cầu nội tại của tác phẩm cần thiết như vậy. Đó là những máu me, thịt sống, bông băng, giấy vệ sinh, rồi hút hét, quằn quại, nhe răng, trợn mắt v.v.

Thêm một điểm yếu nưa trong hình thức thể hiện là sự vay mượn nhiều quá những ngôn ngữ của các loại hình nghệ thuật khác. Nhiều tác phẩm trình diễn bị lai sân khấu, hơi thiên về biểu diễn hoặc lai điêu khắc, hội họa hoặc sắp đặt nhưng lại đèm đẹp giống design. Lựa chọn được cách biểu đạt ý tưởng là rất quan trọng.

Nghệ thuật mới chính là cách diễn đạt ý tưởng bằng một ngôn ngữ mới. Ý tưởng là cốt lõi, là khởi thủy và cũng là mục đích cuối cùng của bất kể một tác phẩm trình diễn, sắp đặt… nào.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về cái Đẹp

    21/11/2017Nguyễn Hào HảiBàn về cái đẹp, Socrate chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: Cần phải xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.
  • Một hành trình của nghệ thuật Đương Đại Thế Giới

    07/12/2008Phạm Trần LêXuyên suốt lịch sử phát triển văn hóa nhân loại, gánh nặng hoa tiêu được đặt lên vai người nghệ sĩ tiên phong. Nghệ sĩ tiên phong (advant-garde), cái danh hiệu đầy trân trọng, thường chỉ được nhìn ra và công nhận sau khi người nghệ sĩ đã nếm trải rất nhiều sự hiểu lầm và ghẻ lạnh từ số đông.
  • Tính thời đại trong nghệ thuật

    11/11/2008Trần DuyMột trong những yêu cầu của nghệ thuật là phản ánh được tính thời đại nơi đã sinh ra nền nghệ thuật ấy. Tính thời đại là tính đặc trưng của quá trình phát triển và tồn tại trong một khung thời gian nhất định của một dân tộc trong những sự kiện lịch sử riêng biệt cụ thể của dân tộc ấy. Có người cho rằng hiện đại, mô-đéc, tân kỳ diễn ra hoàn toàn độc lập với tính thời đại của xã hội.
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Vài suy nghĩ về Đương đại trong mỹ thuật Việt Nam

    20/09/2006Vương Duy BiênKhoảnh khắc chuyển giao thiên niên kỷ đầy biến động được báo trướcở nhiều lĩnh vực như kỹ thuật văn hoá, xãhội, khoa học và công nghệ... người ta hy vọng mỗi lĩnhvực đều có những bước ngoặt đầy táo bạo, đột phá, vượttrội... và trong Mỹ thuật cũng vậy, suốt thế kỷ XX đến những năm đầu thế kỷ XXI này, người ta đều có thể thấy ở cácgiai đoạn: Từ Mỹ thuật dân gian đến Mỹ thuật Đông Dương rồi Mỹ thuật hiện đại Việt Nam trong và sau chiến tranh đếnnay... đều có những thành tựu và dấu ấn đáng ghi nhận. Có thểđi đến một nhận xét “chủ quan": NềnMỹ thuật Việt Namtừ cổ đếnkim, đang phát triển đúng quy luật chung: từ dân gian đến chính thống và đến nay phát triển phong phú, đa dạng và hội nhập nhanh chóng.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • xem toàn bộ