Đề án giáo dục chỉ nhằm bán máy tính bảng

04:41 CH @ Thứ Tư - 20 Tháng Tám, 2014

Không thể chấp nhận việc đặt mọi chuyện vào sự đã rồi để bán máy tính bảng, bán phần mềm và dịch vụ đào tạo giáo viên.

Chiều 18.8, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội thảo “Sách giáo khoa điện tử và máy tính bảng cho học sinh tiểu học lớp 1, 2, 3”.

Từ đó đến nay, những phản ứng mạnh nhất, thuyết phục nhất lại đến từ các chuyên gia công nghệ thông tin, những người hiểu rõ sức mạnh và hạn chế của công nghệ lên con người.

Cái bảng con ngày xưa, các que tính ngày xưa chỉ đơn thuần là công cụ. Nó không phải là trung tâm chú ý. Với chúng tôi ngày đó, trung tâm chú ý là lời giảng bài của thầy cô giáo, là “tương tác” hiểu theo nghĩa đen với bạn bè trong lớp.

Đây là nghĩa của giáo dục, đặc biệt ở cấp tiểu học, nơi tạo ra môi trường cho các em tiếp xúc dần với thế giới đa dạng, phức tạp và khó hiểu bên ngoài.

Cứ tưởng tượng một lớp học mỗi em chúi mũi vào một chiếc máy tính bảng, cứ xoa xoa, bấm bấm thì còn gì là môi trường giáo dục nữa.

Làm sao máy móc có thể thay thế vai trò của thầy cô, với những ví dụ sinh động để giúp các em hiểu ý nghĩa của phép cộng trừ nhân chia.

Đừng tước mất những giờ phút quý báu của tuổi thơ khi bắt các em chúi mũi vào chiếc máy tính bảng vô hồn; hãy để các em ngẩng đầu lên nghe thầy cô, nghe bạn bè và học từ sự tương tác giữa người với người, chứ không phải giữa người với máy.

Giả thử cúp điện, giả thử đường truyền internet bị trục trặc, không lẽ lúc đó thầy trò ngồi chờ? Lúc đó có mơ đến cái bảng con với miếng giẻ lau thì đã muộn!

Nhìn ở góc độ nội dung dạy và học, nếu đọc lại đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014 – 2015” của Sở GD-ĐT TP.HCM, không thể kết luận gì khác hơn là người soạn đề án chỉ nhằm mục đích bán máy!

Mọi thông số từ số học sinh, trường, lớp đến mô tả tính năng máy móc… tất cả đều nhằm mục đích thuyết phục mọi người bỏ tiền ra để trang bị máy móc.

Thế nhưng câu hỏi lớn nhất, máy móc sẽ làm điều gì mà trước đó con người không làm được, tức nội dung “đổi mới cơ bản và toàn diện” như tiêu đề của đề án sẽ như thế nào thì đề án hoàn toàn không có dòng nào cả.

Trong khi đó, lẽ ra người soạn đề án phải xuất phát từ thực tiễn dạy và học ở các lớp 1, 2, 3 xem có phần nào có thể “số hóa” được; phần nào đưa lên máy tính bảng thì đạt hiệu quả nghe nhìn cao hơn.

Phần nào dùng bảng tương tác giảng bài cho học sinh sẽ giúp các em hiểu bài nhanh hơn?, từ đó nội dung chính của đề án là cách thức “số hóa” từ nội dung bài giảng đến phương pháp truyền đạt; các bài luyện tập, các kỹ năng kỳ vọng học sinh sẽ nắm được.

Quan trọng nhất, đề án phải phân bổ được chương trình, cái nào cải tiến theo phương pháp mới, cái nào duy trì như hiện nay; việc đào tạo kỹ năng mới cho giáo viên sẽ được tiến hành như thế nào…?

Thú thiệt, chúng tôi đã vận dụng hết trí tưởng tượng cũng không thể hiểu nổi vì sao phải chi 250 triệu đồng cho mỗi hiệu trưởng để đào tạo trong 4 tuần tại Nhật Bản hay Hàn Quốc, còn giáo viên trực tiếp giảng dạy thì chỉ đào tạo 1 tuần tại chỗ.

Hiện nay nỗ lực số hóa sách giáo khoa các cấp đã được các tổ chức lẫn cá nhân làm khá tốt. Một số phần mềm hỗ trợ học sinh tiểu học dùng trên máy tính bảng đã xuất hiện.

Cách làm tốt nhất là khuyến khích các trường tự thí điểm, mỗi trường xây dựng một lớp để các em thay nhau vào học thử trong môi trường “số hóa”, tương tác với máy; chắc chắn sẽ có nơi sẵn sàng cung cấp miễn phí với hy vọng trúng thầu sau này.

Xong rồi khảo sát kết quả, rút ra kết luận từ đó mới cân nhắc làm đại trà hay không. Không thể chấp nhận việc đặt mọi chuyện vào sự đã rồi để bán máy tính bảng, bán phần mềm và dịch vụ đào tạo giáo viên.

Nguồn:Thanh Niên
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chỉ cần một trái tim và một… cái máy tính

    23/01/2008Nguyễn Vĩnh NguyênĐường truyền không chỉ là một đường truyền tốc với tốc độ mạng nhanh, chậm vô cảm được đặt tên bằng FPT hay ADSL mà đó là thứ đường truyền… chạy ngược vào tim. Ở đó có những khoảng lặng, những xúc cảm, những tâm tình ngổn ngang muốn chia sẻ.
  • Gien - chiếc máy tính thu nhỏ…

    10/03/2006Trích phỏng vấn Gs. Piotr Slonimski, nhà sáng lập bộ môn sinh học phân tửGien là chiếc Computơ được thu nhỏ đến mức phi thường và hoàn hảo hơn tất cả sản phẩm của kỹ thuật điện tử. Nó nhỏ hơn rất nhiều so với bộ vi xử lý của Computơ (máy tính), kích thước chỉ bằng 1/10 triệu mm, nhưng không máy tính nào có thể so sánh với khả năng và năng lực của gien...
  • Máy tính sẽ thay thế bộ não con người?

    18/02/2006Gary Anthes (Minh Anh lược dịch)Trong tương lai, trí thông minh của con người và máy tính sẽ hòa lẫn vào nhau và người ta sẽ không thể nào phân biệt giữa chúng...
  • Thách thức của nền khoa học máy tính trong tương lai

    10/12/2005Một nhóm các khoa học gia máy tính của Anh đã chỉ ra một số thách thức chính của nền công nghệ thông tin và hy vọng các nghiên cứu của họ sẽ là đường hướng nghiên cứu chính trong thời gian tới...
  • Như thế có gọi là "Sinh viên ta" sa sút vì máy tính?

    08/10/2005Đoan TrúcCó máy, chủ nhân dành nguyên ổ đĩa D để chép game, cũng có máy, ổ đĩa E toàn phim và... những hình ảnh được tải từ Internet. Và khá nhiều sinh viên dồn toàn bộ thời gian cho... chơi game và xem phim...
  • Máy tính có giúp não người tư duy tốt hơn không?

    13/07/2005Bùi Quang Minh ([email protected])Loài người đã sáng tạo ra và không ngừng hoàn thiện máy vi tính để cho nó có thể hỗ trợ con người đắc lực nhất. Bằng mọi thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, giới tin học còn tìm cách làm cho máy tính hoàn hảo hơn bởi những loại phần mềm khác nhau, thậm chí cả mô phỏng lại lao động trí óc của con người. Vậy tất cả những điều tuyệt vời đó có giúp cho bộ não của con người hoạt động tốt lên không? Hay là làm cho nó tồi đi?
  • Máy tính sẽ trở thành "oxy của tương lai"

    02/10/2004Tới năm 2010, các nhà khoa học dự đoán chúng ta sẽ ngập trong một biển máy tính tí xíu. Khi đó, người ta sẽ dùng chúng một cách tự nhiên mà không nhận ra điều đó...
  • xem toàn bộ