Đằng sau 'thảm họa' giáo dục là tính hiếu danh và giả dối?

01:21 CH @ Thứ Năm - 19 Tháng Tư, 2018

Một loạt sự việc không thể nói khác hai từ "thảm họa" trong ngành giáo dục gần đây khiến ai ai cũng phải đau xót...


Dù là mục đích phòng chống ma túy nhưng liệu có nên ghép "pháo đài" cho gia đình, nhà trường? - Ảnh: C.M.C

Đau lòng vô cùng khi chứng kiến những chuyện không thể tưởng tượng nổi: từ cô giáo - học trò bị bắt quỳ qua quỳ lại, cô giáo mấy tháng lên lớp "tịnh khẩu" với học trò, cô bắt học trò uống nước giẻ lau bảng đến học trò đâm thầy vì thầy nhắc nhở hình xăm của mình; học trò bóp cổ cô, thầy giáo bị đánh gãy xương mũi vì tát học trò...

Rồi giáo viên tố hiệu trưởng ép phá thai để giữ thành tích trường; rồi áp lực học khiến chỉ trong vài ngày, một nam sinh Cao Thắng nhảy lầu, một học sinh giỏi tự tử...

Dù chỉ một số trường hợp nhưng không thể nói đây chỉ là hiện tượng cá biệt. Bởi những thầy đánh trò, trò đánh thầy, bảo mẫu hành hạ các bé, học sinh tự tử vì áp lực học... cũng đã xảy ra nhiều lần, chỉ có điều thời gian này nó nở rộ thôi...

Ngành giáo dục phản ứng ra sao? Có hiệu trưởng bị cho nghỉ, có phụ huynh bị khai trừ Đảng, một số cô giáo bị kiểm điểm, cảnh cáo, đình chỉ hoặc thôi việc...

Còn ở cấp cao nhất, làm việc với Tổ công tác của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ tuyên bố: Sẽ chấn chỉnh, sẽ đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong nhà trường, cả với thầy lẫn trò bằng quy tắc đạo đức.

Rồi ngày 5-4, Bộ trưởng Nhạ gửi công văn đề nghị chủ tịch các tỉnh, thành tăng cường đảm bảo an ninh trường học.

Toàn những chủ trương, quy định không mới và có lẽ ít ai tin hiệu quả của nó. Trong khi đó, tại hội thảo "Giải pháp nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường ĐH Việt Nam" do Bộ Giáo dục và đào tạo phối hợp ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 11-4, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã quyết tâm đưa giáo dục ĐH Việt Nam vào "cuộc chơi toàn cầu" của các bảng xếp hạng uy tín với "nhiệm vụ trọng tâm" là xếp hạng ĐH.

Trước đó, chỉ sau khi Thủ tướng yêu cầu, rà soát một lần và chắc chắn chưa hết, chỉ tính năm 2017, ngành giáo dục lòi ra vài chục ông bà giáo sư, phó giáo sư không đạt chuẩn.

Hiện tượng tranh đoạt thành tích, chức danh tràn lan trong ngành, từ cấp cao nhất cho đến tận các trường tiểu học, mầm non như vậy bảo sao môi trường giáo dục không "sôi sục" được.

"Kẻ nào hiếu danh, việc làm thường giả dối" (Lã Khôn). Sống trong môi trường có nhiều hành vi giả dối, tranh giành như vậy, có lẽ những thảm họa là một tất yếu, không hôm nay thì ngày mai.

Chúng ta không phủ nhận những tác động của bên ngoài, xã hội và gia đình, nhưng môi trường mô phạm, tức khuôn mẫu cho học trò xưa nay phải là khuôn mẫu về nhân cách, trình độ của người thầy - dù cho bên ngoài thế nào chăng nữa.

Trong đó, nhân cách lớn nhất mà nhà trường, ngành giáo dục cần phải xem là nhiệm vụ trọng tâm: đó phải là nơi truyền giảng yêu thương, là môi trường thật sự của yêu thương giữa các thành viên trong đó: thầy với trò, trò với thầy, trò với trò, thầy với thầy...

Khi có thầy trò vẫn còn ít nhiều mất niềm tin và chỗ dựa trong cuộc sống, gia đình thì trường lớp phải là tổ ấm cuối cùng, chứ không phải là "pháo đài" như vô số băngrôn trên đường phố, trước cổng trường, trong sân trường lâu nay.

Chiến tranh đã qua từ lâu trên đất nước ta. Xin đừng mải miết dùng từ ngữ khơi gợi ký ức đau buồn ấy trở lại, nhất là trong môi trường giáo dục. Nhà trường hôm nay hãy là tổ ấm, đừng là pháo đài chiến đấu.

Thầy trò là để dạy và học, yêu thương nhau, không phải để đánh đấm! Càng không phải để khoe danh, giành chức, đoạt quyền...

Nguồn:Tuổi trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đừng tước hết quyền giáo dục học sinh của thầy cô

    20/11/2019Thùy MaiBên cạnh gia đình thì trường học là mái nhà thứ hai nuôi dưỡng trí tuệ, nhân cách cho con trẻ. Nhưng lắm lúc tôi nghĩ chúng ta đã đặt một gánh nặng quá lớn lên nhà trường khi vừa phải thực hiện song song nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Và cứ chăm chăm vào đó mà bắt lỗi, kiện tụng...
  • Những nhầm lẫn về giáo dục ở Việt Nam

    22/12/2017Nguyễn Quốc VươngCó khá nhiều mâu thuẫn và cả những nhầm lẫn, thậm chí ngộ nhận trong giáo dục ở Việt Nam không chỉ ở phụ huynh, giáo viên, nhà trường mà cả những người quản lý giáo dục...
  • Tản mạn chuyện giáo dục

    23/11/2017Thượng TùngĐúng là đã đến lúc ngành giáo dục cần một sự thay đổi mang tính thống nhất từ trên xuống dưới. Song song với việc đào tạo đội ngũ giáo viên mới, các khách mời ủng hộ quan điểm tái đào tạo đội ngũ giáo viên sẵn có. Ngược lại, các thầy cô cũng phải liên tục trau dồi, bổ sung kiến thức nếu không muốn rơi vào vòng xoáy của quy luật đào thải...
  • Dạy, học và giáo dục giả hiệu

    19/11/2017Mortimer J. AdlerAi cũng biết, hay chắc phải biết, rằng nhồi sọ không phải là sự giảng dạy theo đúng nghĩa của nó, và kết quả của nhồi sọ là cái gì đó trái ngược hẳn với cái học chân chính. Thế nhưng...
  • Khủng hoảng giáo dục Việt Nam là khủng hoảng của phát triển

    14/07/2017Vũ Hân (thực hiện)Giữa lúc Việt Nam đang loay hoay trong phát triển giáo dục của mình, rất nhiều học sinh có khả năng tìm cách xin học bổng đi học nước ngoài, nhiều phụ huynh có khả năng thì tìm cách đưa con đi học nước ngoài và phụ huynh chưa đủ điều kiện cũng phấn đấu để có thể đưa con đi học nước ngoài, thì có một người say sưa với giấc mơ xuất khẩu giáo dục...
  • “Giáo dục Việt Nam đang dột từ nóc”

    03/04/2014Hoàng Tuân (thực hiện)Giáo dục của chúng ta không chỉ dột từ nóc – với các chương trình già cỗi, bảo thủ, mà còn có nguy cơ đã úng từ rễ bởi những tư tưởng lười lao động, xuống cấp văn hóa, đạo đức...
  • 'Vấn đề của giáo dục Việt Nam là sự tha hóa'

    16/03/2013Hoàng ThùyLấy dẫn chứng về vụ tiêu cực Đồi Ngô (Bắc Giang), Giáo sư Ngô Bảo Châu cho rằng, đây là tiếng chuông cảnh tỉnh về mức độ tha hóa của cả một hệ thống - khi nhiều người cả trong và ngoài ngành giáo dục đã không tôn trọng luật chơi...
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • GS Hoàng Tụy chỉ đích danh "căn bệnh" tàn phá giáo dục Việt Nam

    24/11/2012Kiến nghị của GS Hoàng Tụy về Cải cách giáo dục (CCGD) nêu vấn đề cấp bách số 1 cần giải quyết là cần cải thiện chính sách đối với người thầy. Theo ông, lương thấp đương nhiên nhà giáo phải xoay xở để kiếm thêm thu nhập. Chính đó là cái lỗ hổng quản lý gây nên hoặc làm trầm trọng thêm hầu hết các căn bệnh trầm kha đã ra sức tàn phá giáo dục.
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • xem toàn bộ