Bất cầu nhân

06:39 SA @ Thứ Bảy - 02 Tháng Giêng, 2010

Trên thế giới không có sự việc bắt cầu nhân, nhưng lại có những lời bất cầu nhân.

Ngày hôm qua ngẫu nhiên đọc lại “Cổ kim”, thấy ở trong “Tăng Văn Chính công ngữ lục” có câu “Người giàu có không thể không khoe của, nhưng chớ có khoe quá đáng, làm cho người ta muốn nôn mửa. Kẻ hàn sĩ không thể bất cầu nhân, nhưng chớ có cầu quá đáng mà mất hết cả nhân cách?”. Đây là một câu nói rất có ý nghĩa. Khi nghĩ tới một bộ phim “Bất cầu nhân” – chẳng nhờ người – Ông Chu Thạch Lân đã từng viết lời tựa, đăng trên báo, đại ý nói rằng bộ phim này không phải là kêu gọi các bà chủ quay về với bếp núc, thế nhưng những công việc này không thể không biết đến, nói chung cũng là một rất có ý nghĩa. Kẻ ăn mày đáng thương nhất là thèm muốn mà không được, một mực hợm mình kiêu căng quá đáng cũng đồng dạng với cầu mà không được. Tôi đã từng nhìn thấy bà chủ hàng trăm lần van xin đứa vú em, cầu mong nó đừng đi, thậm chí đến nỗi còn phải rỏ những hàng lệ quý báu của mình. Cũng ta từng nhìn thấy bà chủ nói người chồng, cô nhỏ, con trai, con gái trong nhà đều không có ích gì, đành chỉ có một mình đảm nhiệm các công việc nặng nhọc, kết quả là họ chỉ vén tay đứng nhìn. Sau khi bà chủ quá bận rộn, cũng như vậy, bà đã phải rỏ những hàng lệ quý báu của mình. Đây là “Cực nam bắc” trong gia đình không hề có một chút không khí hòa dịu nào.

Xã hội này là xã hội giúp đỡ nhau, sống chung ở trong một xã hội này tại sao lại không thể nhờ nhau được. Cầu nhờ người dẫn tới ỷ lại là đã vượt ra ngoài phạm vi rồi. Toàn thế giới sở dĩ có thể tồn tại được, chỉ dựa vào một sự việc mà thôi, đó là sự kết hôn giữa đàn ông và đàn bà, kết hôn cũng chỉ dựa vào một sự việc đó là con trai phải cầu hôn ở người con gái. Giả sử con trai không cầu hôn toàn thế giới sẽ phát sinh nguy hiểm.

Thế nhưng cái đầu của người đàn ông, trong lòng quyết không có ý nghĩ ỷ lại, tâm lý của anh ta đại để là nói, tinh thần của ta, có được nàng là cảm thấy sung sướng rồi. Việc trong nhà của chúng ta có nàng là không cảm thấy phiền phức nữa. Cuộc đời của ta, có nàng là cảm thấy thoải mái rồi. Ngược trở lại, phía phụ nữ thì sao? Nàng bằng lòng người đàn ông, quyết không nghĩ rằng từ đây trở đi đã có một người đàn ông đòi ỷ lại vào ta rồi. Ngược trở lại, có lẽ nàng sẽ cảm thấy từ nay về sau, nàng đã có người đàn ông để mà nhờ cậy.

Đây chính là sự biểu hiện đẹp nhất của “Cầu nhân”. Lấy việc thuê vú em mà nói, giả sử bạn thuê được cô ta, tinh thần của bạn có thể vui thú, trong nhà của bạn không phiền phức, cuộc sống của bạn thoải mái. Đồng thời người vú em không những cảm thấy bạn là người ỷ lại vào nàng, hơn thế nàng còn phải ỷ lại vào bạn. Thế thì vì sao bạn lại không thuê lấy vú em?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ

    30/11/2009Trần Đình ThảoBài viết trình bày và phân tích sự phân loại con người theo tiêu chuẩn đạo đức thành quân tử và tiểu nhân của Nho giáo, chủ yếu là trên cơ sở quan niệm của Khổng Tử về quân tử và tiểu nhân trong Luận ngữ. Tác giả chỉ ra ba điểm khác nhau cơ bản giữa hai loại người này: một là, trên phương diện làm theo đạo “Trung dung”; hai là, trên phương diện nhận thức về nghĩa và lợi; và ba là, trên phương diện thực hành đạo đức. Từ đó, bài viết chỉ ra ý nghĩa sâu xa của việc Nho giáo so sánh hai loại người này và mục đích giáo dục của Nho giáo.
  • Nhờ vả

    20/02/2009Linh LinhCuộc sống bao giờ cũng có cả hay dở, tốt xấu, ước gì mọi người đều thấm ý tưởng nhà Phật rằng, cứu một người phúc đẳng hà sa, công đức to hơn xây tòa tháp bảy tầng thì chuyện nhờ vả sẽ thành việc tích phúc để đời, chẳng hay lắm sao. Trách gì câu nói của Shakespear vẫn ám ảnh hàng thế kỷ! Giá như hoa hồng không có gai, đường đời trải thảm đỏ êm đẹp thì sẽ không có ai cần vịn vào ai, nhưng, như thế, cuộc sống lại không giống một sân khấu lớn nhiều chương hồi, phông màn, vai diễn.