Cuốn sách vừa tếu vừa nóng bỏng
"Vừa tếu vừa nóng bỏng", cuốn sách triết học chỉ dày hơn 200 trang đã lọt vào danh sách Top bán chạy của tạp chí New York Times...
Năm2007 tại Mỹ, "Platon và con thú mỏ vịt bước vào quán bar" lọt vào danh sách Topbán chạy của tạp chí New York Times. Người viết - Thomas Cathcart và Daniel Klein - vốn đang theo đuổi những nghề nghiệp bình thường sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Triết học tại Harvard.
Hai tác giả nhanh chóng nổi tiếng chỉ bằng một đầu sách |
"Vừa tếu vừa nóng bỏng"
Nhưngcái gọi là "nghề nghiệp bình thường" của 2 tác giả này cũngthật đặc biệt, Thomas làm việc với các băng đảng đường phố Chicago và ra vào nhiều trường Thần học. Daniel viết truyện cười cho các diễn viên hài, ngoài ra còn viết những truyện lykì hồi hộp. Họ nảy ra ý định viết triết tếu sau khiphát hiện ra rằng các khái niệm triết học có thể được soi sáng bằng những truyện tiếu lâm, và có cả một kho truyện tiếu lâm chất chứa nội dung triết học.
Quả thực trong một cuốn sách chỉ vỏn vẹn hơn 200 trang, Thomas và Daniel đã thâu tóm gọn ghẽ những khái niệmtriết học quan trọng và điển hình nhất trong lịch sử. Hai ôngđi được từ triết học Hy Lạp cổ đại đến triết học thế kỉ 20,không quên ngó sang một số khái niệm triết học trong Phật họcnói riêng và triết học tôn giáo nói chung. Đây cũng là một cuốn sách mỏng về triết hiếm có đặt ra một cách nhẹ nhàng bằng những mẩu chuyện hài hước sự mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh tế và tinh thần đồng loại trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.
Hai ông bình luận: "Vấn đề phức tạp này dẫn đến một sự thỏa hiệp giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, được biết đến dưới tên gọi nền dân chủ xã hội, trong đó người không có khả năng lao động được hưởng trợ cấp, vàpháp luật bảo hộ thỏa ước tập thể. Nhưng sự thỏa hiệp nàyđã buộc một số người phái tả phải chấp nhận các đối tác"đồng sàng dị mộng".
Các khái niệm đặt ra rất nghiêm túc, đúngkhông? Nhưng khi minh họa bằng các câu chuyện hài thì lại chokết quả ngược lại. Nét kì tài của "Platon và con thú mỏ vịt bước vào quán bar"đó là sự trộn lẫn giữa tính nghiêm túc và hài hước, giữa các khái niệm rất lớn (phổ quát) và những chi tiết rất nhỏ,thậm chí Thomas và Daniel đã sử dụng nhiều mẩu chuyện cười về giới tính và sự sexy, đến mức tờ Boston Globe đã viết rằng cuốn sách này "vừa tếu vừa nóng bỏng".
Tác phẩm ra mắt tại Việt Nam cuối tháng 9/2013
Trong khi trả lời một trong những câu hỏi lớn nhất của nhân loại - đâu là động lực sống của con người -, tác giả đã viện dẫn đến Heidegger (triết gia hiện sinh Đức) như là một bậc thầy xuất sắc. Ông phát biểu rằng "Sự tồn tại của con người là tồn-tại-hướng-đến-cái-chết. Để sống đích thực, chúng ta phải đối mặt với sự thật là chúng ta sẽ phải chết và nhậnlấy trách nhiệm sống một cuộc đời có ý nghĩa dưới bóng cáichết.
Dưới đây là mẩu chuyện vui minh họa kể về 3 người đàn ông phải lên thiên đường sau một tai nạn xe hơi. Khôngbiết họ muốn nghe người thân của mình nói gì khi đang nằm trong linh cữu?
Tácgiả nhận định, đối với Heidegger, sống dưới bóng cái chếtkhông chỉ là can đảm hơn; đó còn là cách sống đích thực duynhất, bởi vì tận số của chúng ta có thể đến bất cứ lúc nào.
Tuy vậy cuốn sách không phải không có nhượcđiểm: nhiều truyện hài có thể đã quen thuộc với độc giả ViệtNam, và một số truyện chứa đựng yếu tố tình dục có thể sẽkhông làm cho một nhóm độc giả hài lòng.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý