Cuộc đời nhà văn Gabriel García Márquez qua ảnh
Garcia Marquez, một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20, nhà báo, nhà biên kịch, nhà hoạt động chính trị, đã qua đời ở tuổi 87 tại nhà riêng của ông ở Mexico, sau 9 ngày nhập viện do viêm phổi và nhiễm trùng niệu.
Marquez là đại diện tiêu biểu của nền văn học Mỹ Latin. Ông được biết nhiều nhất qua cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Cuốn sách được phát hành lần đầu vào năm 1967, ghi chép câu chuyện của nhiều thế hệ gia đình Buendia ở thị trấn Macondo, Columbia; hiện được dịch ra 37 ngôn ngữ. Cũng chính cuốn tiểu thuyết này đã thuyết phục được ủy ban Nobel trao giải thưởng văn chương cao quý cho ông vào năm 1982. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã cho ra đời 23 tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôiđược viết năm 2004, khi ông 77 tuổi.
Gắn liền với chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, những tác phẩm tiếng Tây Ban Nha của Garcia Marquez được bán rộng rãi với số lượng chỉ đứng sau Kinh thánh.
Garcia Marquez sinh ngày 6/3/1927 tại Aracataca, một thị trấn bên bờ biển Caribê, thuộc miền Bắc Colombia, trong một gia đình trung lưu có 11 người con.
Gabriel García Márquez thời trẻ
Không những là một nhà văn nổi tiếng người Colombia, ông còn là nhà báo và một người hoạt động chính trị.
Gabriel García Márquezz (trái) tại Rome năm 1979 cùng với nhà hoạt động chính trị Lelio Basso (phải)
Thường được gọi là “Gabo”, Marquez là đại diện tiêu biểu của nền văn học Mỹ Latin.
Ông được biết nhiều nhất qua cuốn tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Cuốn sách được phát hành lần đầu vào năm 1967, ghi chép câu chuyện của nhiều thế hệ gia đình Buendia ở thị trấn Macondo, Columbia.
Chính cuốn tiểu thuyết được dịch ra 37 thứ tiếng này đã thuyết phục được ủy ban Nobel trao giải thưởng văn chương cao quý cho ông vào năm 1982.
Nhà văn Gabriel Garcia Marquez trong một cuộc trò chuyện với nguyên Chủ tịch Cuba Fidel Castro năm 2000. Marquez cũng là một trong những người sát cánh với tổng thống Fidel Castro trong cuộc cách mạng Cuba cũng như lên tiếng phản đối việc Mỹ can thiệp vào Việt Nam.
Tác giả Trăm năm cô đơn trò chuyện cùng Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton năm 2007.
Garcia Marquez bên bà Mercedes Barcha – người vợ và cũng là người bạn hàng xóm những ngày thơ ấu của ông. Bức ảnh ghi lại giây phút tinh nghịch của Marquez khi hai người trở về quê nhà Aracataca năm 2007.
Bệnh viện nơi nhà văn Garcia Marquez trút hơi thở cuối cùng sau những ngày chiến đấu với bệnh tật.
Trước khi ra đi, ông đã viết thư gửi tới gia đình, bạn bè và độc giả yêu quý. “Ngày mai sẽ tới, và cuộc sống lại cho ta thêm cơ hội để làm những điều tốt đẹp, nhưng nếu tôi có nhầm, và hôm nay là ngày cuối cùng tôi có được, thì tôi muốn nói với các bạn rằng tôi yêu và sẽ không bao giờ quên các bạn”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn