Cùng chí hướng, con đường sẽ bớt chông gai

09:14 SA @ Thứ Hai - 05 Tháng Năm, 2014

Để ngăn cản làn sóng “di tản giáo dục” và chảy máu chất xám đang lan rộng, yêu cầu của toàn xã hội về một mô hình đại học chất lượng quốc tế trở nên vô cùng bức thiết. Là hiệu trưởng đại học Quốc tế TP.HCM, ông quyết liệt xây dựng môi trường học thuật hy vọng đạt trình độ thế giới, thu hút nhiều nhân tài từ các nước phát triển về giảng dạy và nghiên cứu.

- Để chuẩn hóa trình độ quốc tế cho một đại học công lập ở Việt Nam, khó khăn nhất với ông là gì? Tinh thần tự chủ trong quản lý và điều hành một trường đại học đã giúp ông mở ra những cánh cửa mới như thế nào?

Để có một trường đại học cạnh tranh được với những đại học khác trên thế giới, sinh viên có thể học với chất lượng tương đương khu vực và học phí vừa phải, khó khăn nhất là xây dựng cho được chương trình đào tạo mới, thoát khỏi sự nặng nề thiên về lý thuyết, thiếu tính thực hành. Ba năm đầu chỉ tập trung làm một việc đó, khi trường còn mới, xã hội chưa biết quả vô cùng vất vả. Nhưng làm sao có được thầy giỏi, trò giỏi mới là điều đau đầu nhất với tôi. May mắn Nhà nước đã mở ra cơ hội cho giáo dục, khi ban hành quyền tự chủ tài chính cho các trường đại học. Chọn hình thức tự chủ toàn phần, suốt mấy tháng trời chúng tôi chỉ bàn nhau để thống nhất về cơ chế trả lương, để thu hút được tài năng từ các nước nói tiếng Anh, vừa có kinh nghiệm giảng dạy quốc tế, vừa có năng lực nghiên cứu khoa học, vừa mang tinh thần phục vụ. Tìm ra con số đạt được sự đồng thuận cao nhất cho mức lương tiến sĩ mới tốt nghiệp là 1.000 USD/tháng, từ đó tính lên các vị trí khác, tôi hết sức vui mừng. Lương cao để thầy cô hoàn toàn yên tâm với cuộc sống hàng ngày, có thời gian nghiên cứu, nâng cao trình độ. Như thế mới bẻ gãy được cái vòng luẩn quẩn phải dạy thêm, học thêm, chạy đôn chạy đáo cho cuộc sống áo cơm rất mệt mỏi.

Thầy cô giáo và sinh viên là người làm nên thương hiệu của đại học Quốc tế. Từ sâu thẳm, bất cứ người thầy nào cũng mong có học trò giỏi, nhưng học trò giỏi mà có tiền thì phần lớn đã đi du học, bài toán đặt ra là phải cân đối hài hòa hệ thống học bổng để thu hút một số sinh viên rất giỏi mà nghèo. Bắt đầu từ năm nay, thí sinh có điểm thi trên 24 điểm được miễn hoàn toàn học phí bốn năm học. Các em đạt học lực loại giỏi được miễn 80% học phí. Vậy tìm tiền ở đâu? Con người sẽ làm ra mọi thứ. Nhờ có thầy cô giỏi, môi trường nghiên cứu học thuật tốt, có thầy cô đã nhận được hợp đồng nghiên cứu cả triệu đôla, những phần mềm cho công nghệ thông tin trị giá cả trăm ngàn đôla... Chi phí này ngoài việc dành cho nghiên cứu, còn được trích một phần để nuôi học trò, nhất là các học trò cao học. Đặc biệt, các chương trình liên kết với các đại học thứ hạng cao trên thế giới giúp chúng tôi trao đổi giảng viên, giống như được đứng trên vai người khổng lồ. Chúng tôi không ngại tốn tiền để đầu tư cho chuyện đi nghiên cứu của các thầy cô, từ đó chỉnh sửa dần chương trình đào tạo. Hiện nay, sinh viên năm thứ hai ở Việt Nam khi qua nước ngoài đã được học tiếp năm thứ ba, và ngược lại nếu các em về Việt Nam sẽ được học tiếp không bị đứt đoạn. Tôi tin khi các đối tác của mình công nhận, dần dần những trường khác cũng công nhận.

- Để quản trị một đại học mang tinh thần đổi mới quyết liệt như đại học Quốc tế, đòi hỏi riêng ông phải nỗ lực tự thân như thế nào? Mẫu hình nào ông cho là tiên tiến nhất, để xây dựng một tinh thần đại học cho trường mình?

Trường đại học không chỉ dạy kiến thức, phải cho sinh viên biết họ đang học cho ai, học vì cái gì, biết thương yêu, quý trọng, và có lòng tri ân với xã hội, cộng đồng.

Lắng nghe, tìm hiểu từ nhiều trường đại học khác nhau trên thế giới, tìm ra những nét đặc biệt mà mình có thể áp dụng, để trả lời cho câu hỏi đổi mới cái gì. Mục tiêu chúng tôi đặt ra rất rõ ràng: đổi mới để nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, cho thầy cô giỏi hội tụ về, sinh viên học hỏi tốt. Muốn thế, bản thân mình phải trang bị thêm lý luận, để không chỉ làm mà còn phải thuyết phục được người khác. Công việc nhiều, lắm khó khăn, nhưng thầy cô, sinh viên vui là động lực thúc đẩy mình tiếp tục. Tôi không theo hẳn mô hình nào, bởi điều kiện của mình khác người ta dữ lắm, nhưng mô hình đào tạo Mỹ là phù hợp nhất, dạy người ta biết tự học tập để hoàn thiện cá nhân.

Tuy nhiên, đại học Quốc tế còn rất non trẻ, làm thế nào để nói với cộng đồng đây là nơi tập hợp những người tốt, những sinh viên tốt là cả một quá trình lâu dài. Dù còn nghèo, nhưng trong cuộc gặp gỡ với các giáo sư hàng đầu từ nước ngoài về như giáo sư Ngô Bảo Châu, Võ Văn Tới, Trần Xuân Phước, Phạm Xuân Hoàng, Nguyễn Đình Uyên... câu đầu tiên tôi hỏi là: “Các anh cho biết các anh cần gì để nhà trường có thể tạo điều kiện tốt nhất cho các anh làm việc?” Chúng tôi không chỉ cần người giảng dạy, mà cần những người bạn, cần nhiều bàn tay. Hãy gác đi những bộn bề lo toan cuộc sống để hết lòng vì học trò, khi nào học trò nhiều lên, thu nhập của mình cũng sẽ tăng lên. Khi cùng một chí hướng, một mục tiêu, một tiếng nói, con đường sẽ bớt chông gai hơn, và không phải đối mặt nhau.

Giáo sư Võ Văn Tới, đại học Quốc tế TP.HCM

“Một người có tầm nhìn xa, biết nghe, biết sửa đổi, cầu tiến. Anh Phong có khả năng biến những cơ chế tự chủ đại học thành hiện thực, ứng dụng một cách linh hoạt, để tạo môi trường làm việc tốt nhất cho các giảng viên trong và ngoài nước. Phải có cạnh tranh trong giáo dục, đất nước mới tiến bộ được”.

Hoàng Lê Minh, cựu sinh viên đại học Quốc tế TP.HCM

“Luôn coi trường như đứa con tinh thần, thầy chịu khó tìm đủ cách để sinh viên được học tốt hơn. Dù là lãnh đạo, nhưng trước bục giảng, thầy vẫn nhớ tên, nhớ tính cách từng học trò, chia sẻ với sinh viên một cách thân tình mỗi khi ai đó gặp khó. Sinh viên thường gọi thầy là “cha già vui tính”, vì thầy tuy nghiêm nhưng rất hài hước. Nhờ chương trình học chất lượng cao, chắt lọc từ các trường nổi tiếng thế giới, coi trọng thực hành, thầy cô từ nước ngoài về, cách dạy, cách học chủ động hơn, nên khi ra trường chúng tôi biết cách làm việc, hòa nhập nhanh với môi trường chuyên nghiệp của các công ty đa quốc gia”.

“Một người có tầm nhìn xa, biết nghe, biết sửa đổi, cầu tiến. Anh Phong có khả năng biến những cơ chế tự chủ đại học thành hiện thực, ứng dụng một cách linh hoạt, để tạo môi trường làm việc tốt nhất cho các giảng viên trong và ngoài nước. Phải có cạnh tranh trong giáo dục, đất nước mới tiến bộ được”.

“Luôn coi trường như đứa con tinh thần, thầy chịu khó tìm đủ cách để sinh viên được học tốt hơn. Dù là lãnh đạo, nhưng trước bục giảng, thầy vẫn nhớ tên, nhớ tính cách từng học trò, chia sẻ với sinh viên một cách thân tình mỗi khi ai đó gặp khó. Sinh viên thường gọi thầy là “cha già vui tính”, vì thầy tuy nghiêm nhưng rất hài hước. Nhờ chương trình học chất lượng cao, chắt lọc từ các trường nổi tiếng thế giới, coi trọng thực hành, thầy cô từ nước ngoài về, cách dạy, cách học chủ động hơn, nên khi ra trường chúng tôi biết cách làm việc, hòa nhập nhanh với môi trường chuyên nghiệp của các công ty đa quốc gia”.

- Trong sự nghiệp giáo dục của mình, điều gì khiến ông dằn vặt, băn khoăn nhất? Ông đã làm gì để hóa giải nó trong điều kiện có thể?

Từng học ở nước ngoài, tôi thấy thầy cô tâm huyết lắm. Mong mỏi lớn nhất của tôi là làm sao truyền cho các em tinh thần ham học, đam mê nghiên cứu, sống có ước mơ. Cố gắng tạo mọi điều kiện cho thầy cô thoát khỏi mọi ưu tư của cuộc sống hàng ngày để tập trung toàn bộ tâm huyết, niềm đam mê vào giảng dạy, nghiên cứu, như thế mới truyền lửa được tới cho sinh viên. Trường đại học không chỉ dạy kiến thức, phải cho sinh viên biết họ đang học cho ai, học vì cái gì, biết thương yêu, quý trọng, và có lòng tri ân với xã hội, cộng đồng. Nếu mình làm tốt, sẽ được thụ hưởng tốt.

- Con người doanh nhân và con người giáo dục, khoa học trong ông có bao giờ mâu thuẫn nhau? Làm thế nào giữ được lòng đam mê nghiên cứu, giảng dạy, khi áp lực của một nhà quản trị và tính hiệu quả luôn là thước đo thực tế hàng ngày?

Quả thực đây là một mâu thuẫn lớn, nhất là về thời gian. Công việc quản trị mất sức, tốn thời gian, không chỉ thời gian suy nghĩ tìm tòi mà còn thuyết phục, sắp xếp, vì những điều mình làm đều mới mẻ. Nhưng dù thế nào tôi vẫn dành thời gian nghiên cứu, giảng dạy, không phải để kiếm thêm thu nhập đâu. Giảng dạy giúp tôi biết học trò đang nghĩ gì, làm gì, hệ thống của mình đang ở đâu. Còn nghiên cứu cho tôi được làm việc với các thầy cô, kiến thức không bị mai một, giúp ích rất nhiều cho quản lý.

- Nghĩ về đời sống dân sinh, điều gì làm ông bức xúc nhất? Với tư cách là một nhà giáo dục, ông có thể chia sẻ điều gì với lớp trẻ, để gầy dựng lại những giá trị truyền thống đã bị phá vỡ?

Dân mình còn quá nghèo, đời sống quá khổ, nên không đủ điều kiện tiếp cận với những dịch vụ tốt đẹp về y tế, giáo dục, công nghệ. Nhiều loại hình kinh doanh phi đạo đức đang tràn ngập làm băng hoại xã hội. Tôi không thể hiểu được vì sao người ta sẵn sàng cho thuốc độc vào thực phẩm chỉ vì lợi ích cá nhân. Trong đại học Quốc tế có môn đạo đức nghề nghiệp cũng là để cho lớp trẻ tiếp thu những truyền thống tốt đẹp đã có từ ngàn xưa của cha ông về lòng nhân, chữ hiếu, sự tri ân... Yêu nước phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Làm ra một sản phẩm tốt hơn, đào tạo một con người biết sống và biết cống hiến chính là yêu nước rồi.

- Con người quyết đoán, nhạy cảm của ông hình thành nhờ đâu? Người thầy nào ông quý trọng nhất? Ông đã nghiệm ra điều gì từ môi trường giáo dục mà ông được thụ hưởng để quyết tâm mang lại sự thay đổi cho đại học Quốc tế?

Trước khi du học nước ngoài, tôi không có hoài bão gì lớn, chỉ cố sức sống tốt để nuôi con và lo cho gia đình, không say mê khoa học lắm dù cũng đã có một vài công trình ý nghĩa như nối kết máy tính với động cơ đốt trong của xe hơi. Thực sự lúc đó làm không đủ nuôi gia đình, yếu tố vật chất và gia đình hoàn toàn chi phối. Năm năm ở học viện Công nghệ châu Á (AIT) đã dạy tôi nhiều điều, kiến thức mở rộng, tầm nhìn khác đi... Tôi là người quyết liệt lắm, đã làm là làm tới cùng, nhưng cũng biết lắng nghe, biết người ta nghĩ gì, và đôi khi cũng hơi... tình cảm! Lăn lộn nhiều, được sống nhiều với các thầy giỏi, người thầy mà tôi quý nhất là giáo sư Trương Minh Vệ, nguyên hiệu trưởng đại học Bách khoa. Thầy hiền lành, nhân từ lắm. Tôi cũng học được ở giáo sư Huỳnh Ngọc Phiên (học viện Công nghệ châu Á) lòng yêu nước thiết tha, sự sắc sảo trong nhận định và lập luận. Bao nhiêu năm giảng dạy ở nước ngoài, thầy luôn hỗ trợ tối đa cho sinh viên Việt Nam được học bổng du học. Ông Tabucanon, thầy hướng dẫn luận án tiến sĩ của tôi lại dạy tôi cách nhìn đa mục tiêu, không cực đoan, tùy từng thời điểm để biết mình cần gì, phải hy sinh cái gì. Quan điểm đó ảnh hưởng đến tôi trong cả điều hành quản lý và cuộc sống hàng ngày.

- Là người sống tình cảm với sinh viên, với đồng nghiệp, có bao giờ ông cảm thấy khó xử giữa tình và lý? Mối quan hệ thầy trò theo ông phải được gìn giữ, xây dựng trên những nguyên tắc nào?

Yêu nước phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Làm ra một sản phẩm tốt hơn, đào tạo một con người biết sống và biết cống hiến chính là yêu nước rồi.

Tôi thường xuyên bị khó xử giữa tình và lý, nhưng luôn xử được trên nguyên tắc thuận tình đạt lý. Mối quan hệ thầy trò phải được xây dựng trên tình thương, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Khi nói được với nhau, yêu thương lẫn nhau, mọi việc đều giải quyết được hết. Đặc điểm của xã hội hiện đại là càng ngày tính cá nhân càng cao, phải phá vỡ hàng rào ngăn cản ấy bằng sự hiểu biết và tôn trọng, mới có thể học hỏi lẫn nhau.

- Thách thức lớn nhất với ông bây giờ là gì? Phương châm sống nào giúp ông trụ vững trong những biến cố, khó khăn?

Lúc nào tôi cũng suy nghĩ làm sao mang được những điều tốt đẹp nhất cho trường, cho thầy cô giáo, học trò. Con tàu giờ đã đặt lên đường ray, nếu không có dầu sẽ dừng lại, dầu ít sẽ chạy chậm. Tôi mong có dầu nhiều nhất. Muốn thế, phải có niềm tin, có phương pháp, và nhất quán với điều mình đã chọn. Không có niềm tin là không có gì hết. Phương pháp đa mục tiêu là quan điểm quan trọng trong quản trị của tôi để điều hòa giữa thời gian và chi phí.

Giữ vai trò đầu tàu, phải luôn cố gắng để giữ cho tâm mình an bình. Bản thân là người rất nóng tính, nhưng nhờ gia đình, học trò, tôi đã lạnh đi nhiều. Tôi ăn cơm nhà mỗi ngày, vợ tôi là người phụ nữ tuyệt vời, được cử đi du học nhưng cô ấy quyết định ở nhà để chăm chút cho chồng con, và luôn có những lời khuyên rất đúng lúc cho tôi. Có lần, một đồng nghiệp đã phê bình tôi trực tiếp: “Thầy có thấy khi thầy vui, công việc chạy hơn không?” Tôi cảm ơn vì đã được làm việc trong môi trường biết chia sẻ, choàng gánh, giúp đỡ lẫn nhau.

- Từ vị trí trưởng khoa, hiệu phó đại học Bách khoa, và bây giờ là hiệu trưởng đại học Quốc tế TP.HCM, đảm nhận nhiều vai trò khác nhau của ngành giáo dục đã dạy ông điều gì?

Trải qua bao thăng trầm, bài học lớn nhất với tôi là “dục tốc bất đạt”, nóng vội sẽ dẫn đến những hệ quả không hay, và sẽ bị cô độc. Nhiều khi mình bực bội ghê gớm về một con người, một học trò, nhưng hãy bình tâm suy nghĩ để nhìn ra những điều tích cực, lời giải sẽ tốt hơn, khác biệt hơn. Phải có lòng yêu thương con người thật chân thành mới hóa giải sự nóng vội, nếu không mình cứ mải chạy đằng trước, khi quay lại sẽ chẳng còn ai.

- Điều gì khiến ông đau buồn nhất?

Tôi là người lì đòn, nên không dễ bị tổn thương... Điều khiến tôi đau đớn nhất là không được người khác tin tưởng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN

    21/09/2009Đại AnTuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung cơ bản của bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.
  • Cải thiện chất lượng giáo dục đại học bằng tư duy

    14/03/2009Phạm Trần LêViệc cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo đại học được nhắc đến thường xuyên trong công luận như một vấn đề bức thiết nhưng cho đến nay vẫn chưa có những giải pháp mang tính toàn diện và triệt để, vừa đạt được mục tiêu về cải thiện chất lượng dạy và học đồng thời giúp cho bài toán quyền lợi của các cá nhân liên quan được giải quyết hợp lý. Một giải pháp như vậy đòi hỏi được xem xét qua tư duy kinh tế với ba câu hỏi căn bản là: xã hội có nhu cầu gì ở giáo dục đại học; hiện trạng đào tạo đại học hiện cung ứng tới đâu; lộ trình nào để từng bước giúp cung và cầu gặp nhau.
  • Lối thoát nào cho giáo dục Đại học Việt Nam?

    04/06/2007GS,TS Trần Đình Sử“Trước thực trạng xuống cấp của giáo dục Đại học nước nhà, đã có ý định thả nổi hệ thống Đại học hiện có. Đâu là lối thoát cho giáo dục Đại học Việt Nam. Có niềm tin, biết tháo gỡ các vướng mắc, bổ khuyết các thiếu sót, nhất định chất lượng Đại học sẽ lên”.
  • Vài góp ý về chất lượng giáo dục Đại học

    01/01/1900Nguyễn Văn TuấnQua theo dõi loạt bài thảo luận và góp ý về giáo dục đại học ở Việt Nam trên các báo trong nước và qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong và ngoài nước tôi nhận thấy một trong những vấn đề lớn nhất về giáo dục Đại học ở Việt Nam hiện nay là vấn đề chất lượng: chất lượng đội ngũ giảng dạy, chất lượng đào tạo và chất lượng Sinh viên.
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • Giáo dục đại học: phải cải cách triệt để!

    12/07/2005Nguyễn PhanHội thảo “Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Báo Giáo dục & Thời đại tổ chức ngày 5-11-2004, đã thu hút gần 50 tham luận của các đại biểu.
  • xem toàn bộ