Con người trong các quả cầu

10:10 SA @ Thứ Sáu - 26 Tháng Hai, 2016

Ở bài này tôi muốn quay lại một vấn đề chung nhất: Nội giới của con người, với tư cách là sản phẩm của hai phản không thể tách rời tự nhiên và xã hội. Nó không chỉ là tổng hòa các quan hệ xã hội mà còn là tổng hòa của các biểu hiện tự nhiên ở mức cao nhất và nói đúng hơn là các biểu hiện tự nhiên - xã hội bởi không một quan hệ xã hội nào trong con người không bị chi phối bởi các gốc rễ tự nhiên, bản chất sống và không một biểu hiện sống - sinh học nào của nó không bị chi phối bởi các quan hệ xã hội. Chính đó là sự phân biệt quan trọng nhất của loài người với các động vật khác. Sự phân biệt đó lại cũng chỉ là ước lệ - khoa học mà thôi.

Như vậy sự phân biệt nội giới - ngoại giới đã nói ở chương đầu cũng là sự ước lệ - khoa học, bởi ngôi nhà không cửa, không có cái ngoài nhà, chỉ là ngôi mộ. Ngôi nhà chỉ là nhà không chỉ nhờ cái khoảng không trong nó và sự thông thoáng với bên ngoài mà còn nhờ cái bên ngoài ấy nữa. Người "tài, "giỏi", "thông minh", "từng trải", "nhạy cảm", quyền biến", "vĩ đại", "sâu sắc"… đều là người có ngoại giới lớn. Nói đúng hơn nội giới và ngoại giới với một cá nhân cũng là hai biểu hiện của một thể thống nhất. Và điều đó không hề là một với "tôi tư duy nên tôi tồn tại" hoặc "chỉ có gì được nhận thức mới tồn tại" hoặc thế giới là bất khả tri. Huyền thoại về sự loạn ngôn ngữ ở Babilon không chỉ nói đến bất đồng ngôn ngữ, khi tất cả nói một tiếng nói chung thì loài người vẫn sẽ không lên được thiên đường, vẫn không hiểu được nhau, bởi ngôn ngữ không phải là biểu hiện duy nhất của nhận thức và cần hiểu rằng không thể xây được tháp Babel vì nội - ngoại giới của một người không khi nào đồng nhất được với nội ngoại giới của một người thứ hai khác. Đó là bất hạnh và hạnh phúc vĩnh viễn của mỗi cá nhân - với tư cách là một thành viên của xã hội và một cấu tử của tự nhiên.

Lại có câu chuyện về một danh tướng mắc trọng tội bị phạt tử hình nhưng được gia ân cho tự chọn cái chết. Ông tướng đó tâu: "Xin được chết vì tuổi già". Đó là hạnh phúc, vì "chết vì tuổi già" là sự tất yếu của các yếu tố tự nhiên - xã hội của con người. Bất hạnh chính là sự lệch pha của các yếu tố đó. Dọc lịch sử nhân loại hay một dân tộc quốc gia thời thịnh trị cũng chỉ là các "khoảnh khắc hạnh phúc" mà thôi. Thời Nghiêu Thuấn ở Trung Quốc, thời cổ đại Hy Lạp, 70 năm Thịnh Đường ở Trung Quốc, 30 năm Đại Phục Hưng ở ltalia hẳn là những "khoảnh khắc" ngắn ngủi của lịch sử, trong đó nhiều người của một cộng đồng nào đó có khả năng tạo ra sự hài hòa của mối tổng hòa xã hội - tự nhiên trong xu hướng tiến về phía trước văn minh hơn. Càng tiến nhanh về văn minh nguy cơ lệch pha của số đông và mỗi người càng lớn, bi kịch và khủng hoảng càng lớn. Không ngẫu nhiên Lão Tử lại khuyên sống sơ khai - giản dị, lập các nước nhỏ, vui với tự nhiên vì như vậy "dễ" tạo sự hài hòa hơn.

Sau đây, tôi trở lại những khu vực căn bản của nội giới - hiểu như sự tổng hòa nêu trên để từ đó có thể nêu ra một giả thiết về bản chất và lý do tồn tại, động lực tồn tại, thay đổi và bất biến của nghệ thuật, điều mà chúng ta quan tâm nhất trong cuốn khảo luận này.

"Thái cực sinh lưỡng nghi". Từ cái tổng hòa trên lưỡng nghi đầu tiên là sống - chết. Khuynh hướng sống - chết bao trùm toàn bộ cơ thể con người. Do vậy nội giới ta nói tới đây là toàn bộ đầu mình tứ chi chứ không phải chỉ là sản phẩm của bộ não. Sự phân biệt các hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết… hay sự phân biệt kinh lạc, hồn, phách, tâm… ứng với lục phủ, ngũ tạng đều chứng tỏ con người nhận thức thế giới không chỉ bằng cái đầu, bộ não với sản phẩm duy nhất là ý nghĩ, lời nói mà nó bắt nguồn từ những lớp sâu hơn, nhiều tầng chìm hơn, từ các tầng tiền cảm giác và "bản năng" sinh học. Cơ chế sinh học đã chứa trong nó khát vọng sống - chết. Song con người thực hiện khát vọng sống - chết đó ở nhiều tầng phức tạp hơn và cao hơn mọi thực thể hữu cơ sống khác trong tự nhiên.

Cơ thể có mấy tầng chính sau, giống như các lớp nước chồng lên nhau trên một đáy sâu mà chính chúng không quan tâm tới. Trên cùng là sáng rõ, mạch lạc nhất, càng xuống dưới càng mù mờ hơn. Lớp sáng rõ nhất là tư duy lô-gic biểu hiện mạch lạc của sự nhận thức. Dưới đó là biểu hiện ngôn ngữ phi lô-gic, dưới nữa là tảng tiền ngôn ngữ rộng lớn hơn nhiều bao gồm các cảm xúc nhận biết của ngũ quan cửu khiếu. Dưới nữa là những cảm giác và tiền cảm giác mênh mông hơn gắn với các hoạt động tâm sinh học phức tạp không thể nắm bắt và không để giải thích. Dưới nữa là các động lực hoàn toàn mù của vùng không để biết gắn trực tiếp với sự sinh ra (từ khi phôi thai) và sự chết như hai ranh giới tuyệt đối, với những mạch ngầm sinh học thuần túy (mặc dù qua di truyền - có tính xã hội tập nhiễm vào dòng giống, ta vẫn hoàn toàn không kiểm soát được tầng này bằng cảm giác, cảm xúc hay ý nghĩ tiền ngôn ngữ) .

Có thể thấy có ít nhất năm hình cầu bao bọc con người là: tình yêu, nghệ thuật, tôi giáo, khoa học, và thiện cảm - xã hội. Xếp theo thứ tự trên cũng là xếp theo thứ tự mù đến rõ, từ "không ý thức" đến "có ý thức" thường trực của các khu vực hoạt động đó. Năm hình cầu đó tạo nên nội giới của con người - và có những hình âm bản của chúng tức ngoại giới, hay như các nhà điêu khắc gọi là khối lõm, hoặc như một nửa của xoáy âm - dương Á Đông cổ; và chúng cũng theo đúng mức độ của các khối cầu, dương bản ở nội giới. Chúng ta hãy lần lượt xác định các khối cầu và đặc tính của chúng. Sau đó nêu ra vài ví dụ về các giao của các khối đó với nhau để thấy rõ cơ chế hoạt động của khối cầu mà ta quan tâm, nhất là nghệ thuật. Cũng ở các giao của khối cầu này với các khối cầu khác ta sẽ thấy rõ các khuynh hướng dọc lịch sử của nghệ thuật. Những khuynh hướng dọc này là những tính chất có ở bất kỳ nghệ thuật thời nào, xuyên qua các khuynh hướng ngang là thể loại, phong cách hay trào lưu, xu hướng, khu vực hay thời đại.

Tình yêu bắt rễ sâu và trực tiếp nhất từ bản năng sinh học, bản năng sống cơ bản - lâu dài nhất tức sự duy trì nòi giống, khả năng kết hợp đực - cái cùng loại. Trong thời văn minh, dù một tình yêu là lãng mạn nhất, là lý tưởng (platonique) nhất, là thuần túy tinh thần, thậm chí ở cả những người vì lý do cụ thể nào đó biết rằng họ không có khả năng sinh đẻ cũng đều ẩn giấu trong đó nhu cầu kết hợp để sinh con. "Vô hậu vi đại" không có con là tội bất hiếu lớn nhất đã xuất phát từ nhu cầu ẩn náu sau gia đình - tình vợ chồng của cái bản năng duy trì nòi giống. Ngược lại trong thời nguyên thủy ở hang động khi một người nam đến với một người nữ, tự cái khả năng duy trì nòi giống được mã hóa di truyền (tức không tùy thuộc điều khiển của lý trí) - tức khả năng giao hợp cũng không thuần túy thú tính mà vượt lên trên đó đã có những nhu cầu ngoài sự giao hợp, nhu cầu trao đối chồng khít lên nhau và gần gũi nhất giữa hai "nội giới". Như vậy tình yêu chỉ có với sinh vật có "nội giới" - tức cái không được mã hóa di truyền - càng nhiều thì càng phức tạp, phong phú, sâu sắc hơn. Và chính nhờ nó mà kiếp sống có giá trị, chất lượng hơn. Con người khác và hơn con vật bởi tình yêu có cái nội giới ấy. Sinh ra không thành người ngay được mà phải lớn lên, phải hình thành nội giới mới thành người - đó là quá trình tự mình tách ra khỏi tự nhiên và đồng loại một cách tương đối. Hoạt động tính dục là chùm rễ nằm sâu trong tầng đất “không để nhận thức” - di truyền. Nó cũng phát triển cùng với quá trình mọc cành đâm lá của "nội giới" - do vậy cả tính dục di truyền cũng phụ thuộc lịch sử cá nhân và vì thế mới có sự độc đáo không lặp lại của tình yêu, tính nguyên bản của mỗi mối tình.

hòa đồng và tách biệt với tự nhiên. Sống gửi - thác về, sống là tách ra, chết là hòa đồng tuyệt đối luôn thường trực ở mỗi cơ thể và tạo ra một nhu cầu lớn thuần túy thuộc về nội giới là làm phong phú, phức tạp hóa nó - đó là nghệ thuật. Từ nghệ thuật nguyên thủy tới nghệ thuật tinh thần hóa nhất hoặc duy lý nhất, hay lãng mạn nhất… đều là quả lắc dao động giữa hai cực hòa vào và tách biệt ra khỏi tự nhiên. “Chỉ hữu Kính đình san” - câu thơ của Lý Bạch - cũng có nghĩa trong vũ trụ chỉ có hai nhân vật mà thôi, là cá nhân ta và tự nhiên - giống nhau và khác nhau. Người ta là trời đất nhỏ, là tiểu vũ trụ. Đó chính là động lực mù mờ - là tầng lớp sâu bắt rễ cái cây nghệ thuật.

Song song với hai định đề tình yêu - duy trì nòi giống, con người - tự nhiên, động lực nghệ thuật là mạch ngầm thứ ba thường bị hiểu lầm là thuần tuý ý thức song lại hoàn toàn không phải thế - mà ngược lại rất bản năng và "vô thức", đó là đức tin. Tại sao vậy? Vì con người vừa sống vừa chết cùng lúc; giữa hai phần đó là một ranh giới tuyệt đối - do vậy sự hoang mang, nỗi lo sợ là thường trực, là bản năng và cũng được mã hóa di truyền như mọi hình thức tự bảo vệ thấy rõ hơn ở cơ chế tự chỉnh của các động thực vật. Từ đó sinh ra đức tin. Đức tin này có nhiều hình thức khác nhau: cao nhất và bền nhất là tôn giáo. Con người cần tinvào một cái gì đó không phải là từng bộ phận của tự nhiên cũng không phải chính mình hay một người khác, mà là một cái gì đó về bản chất phải là cái không ý thức được, không biết được. Bản chất bản năng vô thức của tôn giáo thể hiện ở tính tách biệt khỏi tự nhiên cụ thể (vì tự nhiên là vô tận) và con người cụ thể của đối tượng gửi niềm tin. Bản chất của Chúa trời, thần mưa, thần gió, các vị thánh hay đức Thích Ca, Jésus…, tức các giáo chủ, dù lúc đầu là người thật là không thể tiếp cận được. Nó là cái van điều hòa không để cho sự hoang mang, lo sợ đi quá đà – đẩy cơ chế sinh lý cụ thể tới bờ vực thảm họa. Từ tôn giáo nguyên thủy nhất thờ các thế lực tự nhiên rời rạc, thờ totem, một vật tổ đại diện cho thể lực tự nhiên và thờ sự sinh sản (như thờ Linga và Yoni) - là các phương thức trực tiếp nhất chống lại sự chết - cái sợ, cho đến các tôn giáo "hiện đại" đơn thuần đi kèm với hệ thống trật tự các hạng, loại thần thánh như trong Kitô, Phật, Ấn giáo… hoặc hệ thống phân loại "các thế giới" như thần - người - quỷ… có giao lưu áp chế, phủ lên lẫn nhau bằng những phương cách "không giải thích được…", đều luôn đòi hỏi đức tin, đòi hỏi công nhận một khu vực không thể biết. Sự công nhận này đối với người càng văn minh càng hiểu biết càng khó. Do vậy thần học như môn học về tôn giáo tự nó là phản tôn giáo nhưng lại cần thiết cho sự tồn tại của tôn giáo. Hệ thống "trung gian" giữa tôn giáo và triết học tiêu biểu là hai học thuyết của Lão Tử và Khổng Tử. Quan niệm con người - tự nhiên của Lão Tử là cớ để dẫn tới một thứ "đạo". Từ quan niệm nhân sinh xã hội thời mình đi tới các chuẩn đạo đức xã hội mà người ta tuân thủ như các chuẩn không để giải thích, Khổng Tử cũng sinh ra tôn giáo. Tôn giáo không cần giải thích - còn người có học thì tha hồ giải thích. Tóm lại cái sợ, cái hoang mang tự thân giữa sống - chết, chứ không phải vì không giải thích được thế giới - dẫn tới sự ra đời lập tức của loài người cùng tôn giáo.

mức văn minh.

Việc thứ năm xảy ra lập tức với sự xuất hiện loài người là việc sống với người khác. Đầu tiên là bố mẹ, mọi chuyện thần thoại đều có hai ông bà đầu tiên này như là ông bà tổ của một dân tộc. Bố mẹ, con cái và anh chị em tạo ra hạt nhân đầu tiên, qua các đời thì sinh ra các họ, tộc (có thể qua bảy đời chẳng hạn vì tới đó những di truyền xã hội tập nhiễm đã phai nhạt hẳn). Vì vậy các dân tộc luôn được ví với một gia đình có hai cụ tổ và nhiều khi một lãnh tụ cũng được coi là cha, mẹ hay con của một dân tộc. Do sống tập đoàn như vậy ngôn ngữ ra đời và ngôn ngữ là tiêu chí thứ nhất xác định một dân tộc. Song song với ngôn ngữ là phát triển tư duy ngôn ngữ, nổi lên trên tư duy tiền ngôn ngữ và nó trở thành công cụ chủ yếu của bộ óc trong đó tư duy giải thích ngày càng chủ chốt. Từ gia đình ra xã hội - dân tộc - quốc tế là dòng chảy của thiện cảm với tha nhân. Thiện cảm với người khác có hai phần - một phần là các khối cầu khác của nội giới và khu vực "tiền ngôn ngữ" không giải thích được do di truyền và do trực cảm tiền ngôn ngữ và phần thứ hai do hiểu biết giải thích và ước chế xã hội. Loài người càng văn minh với thế giới vật chất nhân tạo ngày càng lớn thì các quan hệ xã hội càng phức tạp vì xã hội đã trở thành thuộc tính của con người - với mỗi cá nhân điều này có gốc rễ sinh học chứ không chỉ là giáo dục đào tạo (dù con người không có sự học thì không nói được, không đi được, không thành người). Tự nhiên đã tước bỏ một phần năng lực di truyền tự nhiên của con người và trao nó cho xã hội. Do vậy lịch sử mỗi cá nhân lại lặp lại gần như toàn bộ lịch sử của loài người (điều này khác với các loài vật không có nội giới chăng?) và cũng do vậy cái cá nhân của loài người đặc sắc hơn cá nhân cùng loài khác - có độ tự tách biệt cao hơn ở loài vật. Thiện - ác cảm, ứng xử xã hội - đồng loại là một thuộc tính và một bản năng của loài người. Tuy nhiên cũng như khoa học, nó được rèn luyện trực tiếp trong một cuộc đời cùng nhiều bản năng khác.

Trong năm khu vực trên chỉ có hai khu vực là sản phẩm hoàn toàn của văn minh: khoa học và xã hội (đạo đức, tâm lý, chuẩn mực ứng xử, pháp luật, tổ chức gia đình xã hội…). Gốc rễ của hai khu vực này là ở lịch sử xã hội dân tộc, loài người nhiều hơn ở lịch sử cá nhân, mặc dù ở thái độ tích cực (tức tài năng, năng lực) chúng tùy thuộc những năng lực tiềm tàng và sự phát huy các năng lực đó của mỗi cá nhân. Về căn bản đó là biểu hiện ngang các mặt cắt lịch sử. Ba khu vực khác: nòi giống - tình yêu; tự nhiên - nghệ thuật; đức tin - tôn giáo thì bắt rễ từ những tầng sâu hơn - từ những bản năng sâu nhất - và có tính bổ dọc lịch sử, bất biến và chỉ phụ thuộc chiều ngang mặt cắt vì chúng buộc phải xuất hiện ở đó và chịu sự biến dạng bởi mặt cắt đó. Nội giới con người có ít nhất năm khu vực trên. Các giao của các hình cầu trên rất phức tạp. Để đơn giản hóa vấn đề, tôi xin nêu ra một số giao của hình cầu nghệ thuật với các hình cầu khác nhằm thử nêu ra những khuynh hướng chính chạy dọc lịch sử của nghệ thuật, như một biểu hiện, một khu vực tất có của nội giới mỗi người. Một khu vực vẫn tồn tại, vẫn bí ẩn, vẫn hấp dẫn mà thiếu nó "nội giới" không tồn tại.

Sự đồng hóa mình với tự nhiên là một bản chất của nghệ thuật: các hình hình học, hoa văn hoa lá, biểu hiện mặt trời, trăng, sao, mưa, gió… là bước đầu tiên. Song trước hết việc dùng các vật liệu đá, gỗ, xương, gốm, âm thanh theo luật phát ra từ các nhạc khí… đều thể hiện khao khát muốn đại diện cho tự nhiên, trước hết là các thế lực tự nhiên sau đó nữa là bản thân con người nói chung như một thành phần của tự nhiên, và cá nhân được đại diện cho tự nhiên, sau đó nữa là cá nhân đại diện cho loài người, dân tộc, gia tộc và cuối cùng là cá nhân không đại diện cho ai cả. Những bài hát cầu hồn cổ xưa nhất cho thấy tư duy này rõ nhất - cùng với chúng là những hình mặt trời, hình phụ nữ, hình dương vật, hình các con thú và hoa văn hoa lá. Cho tới bây giờ đồng hóa với tự nhiên vẫn là bản chất và biểu hiện không thay đổi của nghệ thuật; phong hoa tuyết, nguyệt, bốn mùa, sơn thủy, thảo trùng, phong cảnh, tĩnh vật… ví đời người như bốn mùa, như sớm, trưa, chiều, tối, ví mình với cây, đá, mây, gió, mùi hương, âm thanh, trái quả... không chỉ là ví von để nói ý, lập tứ mà tự con người có nhu cầu và bản năng đó, có sự gỗ đá, có sơn dương và sư tử, có giông bão và chiều tà. Phần giải thích về việc tạo hóa làm ra người đàn bà bằng các vật liệu trong tự nhiên ở thần thoại Ấn Độ hay "phù vân du tử ý, nhật mộ cố nhân tình" của Lý Bạch là thực tế không ví von chút nào; vẫn hệt như người nguyên thủy nói chuyện được, hiểu được cây cỏ và súc vật - vào cái thời mọi vật cùng nói tiếng người. S.Dali, Picasso, Tề Bạch Thạch, Mondrian, cũng như Vương Duy, Hạ Khuê, Sesshu, với tư cách cá nhân, hay đền đài Hy Lạp với các thứ kiến trúc, điêu khắc Ấn Độ với sự trù phú cơ thể, nghệ thuật Nam Mỹ với biểu tượng trời đất, đều chứa sự đồng hóa, tự nhập mình vào tự nhiên.

Cùng với bản chất tự nhiên trên đó khuynh hướng thứ hai là nghệ thuật - yêu sống. Ở đây tình yêu là một động lực và nội dung chính của nghệ thuật. Khởi xuất từ bản chất hòa đồng với tự nhiên - khao khát thấy toàn bộ tự nhiên (đại vũ trụ) trong mình (tiểu vũ trụ) mà tập trung và biểu hiện sống căn bản nhất là tình yêu - như là biểu hiện tổng hợp cao nhất của cảm giác và xúc cảm nội giới, nên hướng nghệ thuật này rất rộng, yêu sống và tình cảm, tinh vi. Điêu khắc Ấn giáo, tranh tiểu họa vườn tình, vẻ đẹp cơ thể Hy Lạp cổ điển, thơ Đường về kỹ nữ - tài tử, biên tái - chinh phụ hay uống rượu - ngắm hoa… đều đẫm chất tình yêu như một ngọn nguồn ào ạt vô tận. Khó có thể tách chất tình yêu - yêu sống ra khỏi các tác phẩm nghệ thuật cụ thể. Nó như chất men - xúc tác và làm chuyển hóa mọi mục đích nghệ thuật khác. Cần phân biệt bản chất tình yêu của các tác phẩm nghệ thuật - cả những tác phẩm và khuynh hướng không lấy tình yêu làm đối tượng hay chủ đề - thí dụ ở tĩnh vật, phong cảnh của chủ nghĩa Ấn tượng và Hậu ấn tượng, ở thơ hoa tửu trăng gió - với tác phẩm nghệ thuật mô tả ái tình, tình dục mà có thể "vô tình", không hề liên quan đến tình yêu vì nó tách khỏi phần nội giới của tình yêu, chỉ chú trọng đến quan hệ xã hội hay tình dục của tình yêu (thí dụ nghệ thuật dâm thú, kích dục, phim ảnh khiêu dâm, tiểu thuyết tình - trinh thám hạng xoàng v.v...).

c) Mỗi tác phẩm nghệ thuật là sự thống nhất của nội giới. Nó có thể có một hình cầu làm chủ đạo và luôn bắt rễ từ ba tầng đầu tiên trong ba quan hệ cơ bản cá nhân - tự nhiên, cá nhân nam - nữ, cá nhân – đức tin, song luôn nằm trên hai tầng sau xã hội và trí năng - văn minh. Đủ năm yếu tố ánh xạ vào nhau là thuộc tính của bất kỳ tác phẩm nào song ưu thắng tạm thời của một khu vực nội giới nào đó, sự hiện rõ của một hình cẩu chủ đạo nào đó tạo ra các trục dọc của lịch sử nghệ thuật, như những sợi chỉ bện vào nhau tạo nên bó tơ ngũ sắc tuyệt vời của lịch sử nghệ thuật cũng là lịch sử nội giới - lịch sử số phận của con người. Ở đó ai cũng thấy mình giốngkhác người khác.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không gian tinh thần

    15/08/2017Nguyễn Trần BạtNgày nay chúng ta không thể chỉ bàn đến tự do như là quyền tự nhiên cổ xưa nữa, tự do hiện đại phải được khẳng định là các quyền chính trị, các quyền xã hội, các quyền văn hóa, các quyền kinh tế. Quyền con người bao giờ cũng được thể hiện trên cơ sở những khía cạnh như vậy. Không có kinh tế tự do, không được buôn bán làm ăn một cách tự do thì không có quyền tự do kinh tế. Không có các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do cư trú thì con người không có các quyền tự do xã hội.
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

    29/03/2016GS, TS Nguyễn Ngọc KhaTa chỉ có thể cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh" mà không thể suy luận chứng minh cơ chế cụ thể. Do chỉ cảm nhận được các hiện tượng "tâm linh” dưới dạng hoạt động của "logic trực giác xuất thần" nên xoay quanh vấn đề tâm linh người ta đã có nhiều ý kiến ở các góc độ khoa học khác nhau...
  • Ghi chú về nghệ thuật

    25/10/2008Nguyễn QuânTâm trí tôi như một vùng đồi núi hoang vắng rộng rãi nhưng cũng chật hẹp vì không có cơ cấu hạ tầng của xã hội hiện đại. Sự học hành của tôi không cho phép mở những con đường lớn vào khoa học. Tuy vậy tôi cũng đã lần mò ở mọi ngõ ngách của các lĩnh vực và các ngành khoa học qua những cuốn sách dày, mỏng, Đông, Tây, cứ ngẫu nhiên rơi xuống tay mình...
  • Tâm linh và mỹ học – nền tảng của văn hóa gia đình

    01/03/2007TS. Nguyễn Đình Đặng Lục – Vụ trưởng Vụ Pháp luật Ban Nội chính TWGia đình đã tạo nên xã hội, mối quan hệ tương tác đó đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất của xã hội loài người. Sự phát triển rực rỡ của nền văn minh nhân loại không phải tự có mà nó được bắt đầu từ chính cuộc sống gia đình. Gia đình truyền thống của Việt Nam vẫn được duy trì trên nền tảng của văn hóa gia đình được hình thành và phát triển dựa trên sự kết hợp chặt chẽ của hai yếu tố: tâm linh và mỹ học...
  • Con người và tâm linh

    27/01/2006Phan QuangTết đến, xuân về. Phần đông gia đình người Việt, trong việc "sắm Tết", hầu như chẳng mấy ai không nghĩ đến dăm bông hoa, vài nén hương lễ gia tiên. Đó là cách hành xử văn hóa thể hiện mối quan hệ truyền thống mang tính dân tộc đối với thế giới tâm linh...
  • Tâm linh – bản thể con người

    09/07/2005Nguyễn KiênTrong đời sống con người, thiêng liêng là một trong những cái không thể nhận biết bằng lý trí và tất cả những gì là thiêng liêng, là cao cả bao giờ cũng vẫy gọi con người, là cho nó luôn luôn tự vượt mình, hướng tới cái cao hơn (hướng thượng), hướng tới cái siêu việt, tới trạng thái chân hơn, mỹ hơn, thiện hơn. Xu hướng ấy của con người tạo ra một mặt cơ bản của đời sống con người: đời sống tâm linh.
  • xem toàn bộ