Con đường chính đạo

08:12 CH @ Thứ Sáu - 08 Tháng Tư, 2016
Trong mọi tôn giáo đều tồn tại một con đường tâm linh chính đạo. Nó thông thường trải qua ba bước gắn với ba cấp độ an định trong tinh thần con người. Bước đầu tiên tạo ra điểm tựa tinh thần từ các biểu tượng và nghi lễ tâm linh, gieo vào lòng người ấn tượng về các nguồn sức mạnh siêu nhiên, với suy nghĩ rằng chúng có khả năng giải quyết mọi nỗi bất an nảy sinh trong nội tâm và thực tiễn đời sống.


Bước thứ hai trên cơ sở kế thừa từ bước thứ nhất, chuyển hóa sự an định lên một cấp độ cao hơn, không chỉ còn xoay quanh việc giải quyết những bất an của bản thân, mà bắt đầu có sự phát triển phong phú hơn với những cảm nhận về mối liên hệ, sự thông cảm giữa bản thân với đồng loại, mà đỉnh cao nhất là tình thương yêu. Đó là quan hệ tương hỗ, bởi khi càng an định chúng ta càng dễ yêu mến đồng loại, và khi càng yêu mến đồng loại chúng ta lại càng dễ đạt được sự an định. Trong quá trình đó, mỗi khi có trở ngại, vướng mắc nảy sinh dẫn tới sự bất an thì các biểu tượng và nghi thức tâm linh lại tiếp tục phát huy vai trò là điểm tựa tinh thần.

Bước thứ ba có thể coi là một cuộc cách mạng cho mỗi cá nhân, khi sự an định ở bước thứ hai hoàn toàn lột xác lên một tầm mức mới. Nó không còn phải vay mượn sự hỗ trợ từ những điều huyền bí, siêu nhiên, hay những nghi lễ cúng bái nặng nề. Ta nhận thấy rằng sự an định vốn dĩ tự khởi phát trong nội tâm, luôn tiềm ẩn sẵn có bên trong mình, một tồn tại vô điều kiện. Nghĩa là bất kỳ ai cũng tiềm ẩn khả năng tự tìm thấy sự vững vàng một cách vô điều kiện, và tinh thần bác ái vô điều kiện.

Ba bước trên đây chính là một quá trình khai mở, giúp con người tự nhận ra những giá trị nhân văn tinh túy bên trong mình – trong Phật giáo gọi đó là Phật tính. Mọi con đường tôn giáo nếu giúp dẫn dắt cho con người trải nghiệm qua ba bước ấy thì đều có thể coi là chính đạo. Và càng hướng tới bước thứ ba thì thần quyền càng giảm xuống, con người càng tự do và tiến bộ hơn, không còn sự phân biệt, bài xích giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, hoặc giữa người theo tôn giáo hay không theo tôn giáo – một tinh thần đại đồng mà những hiền nhân như Mahatma Ganhdi vẫn hướng tới.

Tuy nhiên, điều mà các tổ chức tôn giáo phi chính đạo vẫn thường làm là giam chân con người tại bước thứ nhất, khiến họ lệ thuộc, mê chấp vào thần quyền, và như vậy quyền lợi thu được của các tổ chức tôn giáo này lại càng lớn.

Đó chính là thực trạng tồn tại phổ biến hiện nay ở Việt Nam, một sự trở lại của chủ nghĩa thần quyền, khi nơi nơi đều đang nườm nượp lễ bái, quyên góp xây chùa, dựng tượng, cố gắng càng làm to lớn, rầm rộ thì càng tốt. Để thay đổi thực trạng ấy, sẽ là vô ích nếu chỉ trích tôn giáo như bóng tối của sự mê tín, theo như lý luận của thứ chủ nghĩa duy vật cứng nhắc của nửa thế kỷ trước – lịch sử đã chứng minh chủ nghĩa ấy đã không chỉ thất bại từ lâu mà còn để lại những di chứng tai hại khôn lường.


Tinh thần đại đồng mà những hiền nhân như Mahatma Ganhdi vẫn hướng tới là đưa con người đến sự tự do và tiến bộ hơn, không còn chuyện bài xích giữa tôn giáo này với tôn giáo khác.

Con người luôn cần những điểm tựa tinh thần, và tôn giáo chính là lựa chọn hấp dẫn khó cưỡng lại đối với số đông. Điều cần thiết là sự tồn tại và phổ biến trong xã hội những luồng tư tưởng tiến bộ, có thể xuất phát từ ngay trong lòng các tôn giáo. Chúng ta cần những tiếng nói cảnh tỉnh giống như của đức Đạt Ma1 xưa kia, nhắc nhở mọi người rằng, tất cả công sức, tiền của mà họ bỏ ra đều “thiệt không có công đức”. Chúng chỉ có thể mua lấy một sự an tâm tạm thời, với hình dung rằng một đấng linh thiêng ở đâu đó sẽ chứng giám lòng thành và phù hộ cho họ. Còn để có sự an tâm lâu dài, họ phải đi theo con đường chính đạo, đó là đi tìm đấng linh thiêng ở ngay bên trong mình.

---------

1 Lương Võ Đế hỏi đức Đạt Ma: “Trẫm trọn đời xây chùa, cúng dường tăng, đãi chay làm phước, như vậy có công đức gì không?” Đức Đạt Ma nói: “Thiệt không có công đức.”

Nguồn:Tia Sáng
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người tạo nên vụ Big Bang 80 năm trước ở Sài Gòn

    27/03/2020Nguyên NgọcNgày 24/3 này, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh, và sau đó mấy hôm, ngày 4/4, kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông, mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản hồi ấy đã viết là "trong lịch sử người An Nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ"...
  • Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong học thuyết siêu nghiệm của Kant

    10/08/2018Thái Kim LanBài viết vừa được hoàn tất khi tin trận động đất và sóng thần tại vùng Fukushima Nhật Bản cùng với những thảm hoạ liên quan đến lò nguyên tử Fukushima được loan báo trên thế giới. Cảnh tàn phá và nỗi lo sợ mồn một xót xa trên màn hình. Liên cảm về khổ nạn làm nhói tim bởi kinh hoàng và bàng hoàng...
  • Phan Châu Trinh, Nelson Mandela, San Suu Kyi với Văn hóa và Giáo dục

    20/04/2018Chu HảoMột thế kỷ đã trôi qua nhưng tinh thần Khai dân trí-Chấn dân khí của Phan Châu Trinh vẫn còn sống mãi, và chúng ta vẫn đang tiếp bước người xưa...
  • Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX

    26/12/2017Vĩnh Sính“Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình cảnh nô lệ”! Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản...
  • Phan Châu Trinh và lòng tin vào sức mạnh của tri thức văn hóa

    17/03/2016Nguyên NgọcNgày 24/3 vừa qua, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh và sau đó mấy hôm, ngày 4/4 kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản hồi đó đã viết: “trong lịch sử người An nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ”...
  • Cải cách trí tuệ và luân lý

    26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
  • Giới thiệu sách “Vô vị lợi”

    02/12/2015Phương ThảoTác giả Martha C. Nussbaum chỉ rõ ‘các nhà giáo dục vì tăng trưởng không thích cách nghiên cứu lịch sử tập trung vào những bất công giai cấp, đẳng cấp, giới tính, khác biệt sắc tộc và tôn giáo, vì điều này sẽ thúc đẩy tư duy phê phán đối với hiện tại’...
  • Phương Đông và phương Tây

    07/11/2015Phạm Quỳnh (sinh (17/12/1892 - mất 6/9/1945)Chúng ta sống trong một thời kỳ khủng hoảng của lịch sử thế giới. Đấy không phải là một lời sáo rỗng tầm thường, một công thức mơ hồ và có phần cường điệu. Đấy là một nhận xét cần thiết nếu ta nghĩ đến những hậu quả kinh khủng của bi kịch do cuộc va chạm giữa Phương Đông và Phương Tây gây ra trên thế giới...
  • Những triết lý sống hay của Mahatma Gandhi

    20/07/2015Mahatma Gandhi là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Dưới đây là những triết lý sống hay của ông...
  • Tư tưởng lập hiến của Phan Châu Trinh

    17/04/2015Phan Đăng Thanh"Còn như theo cái chủ nghĩa dân trị thì tự quốc dân lập ra Hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo chung cho mọi người... ". Tư tưởng lập hiến tiến bộ của Phan Chu Trinh được tác giả trình bày khá đầy đủ, cụ thể trong bài viết này.
  • Phan Châu Trinh cũng giống Lý Quang Diệu?

    30/03/2015Trần Công Hưng“Người Việt Nam có Hồ Chí Minh thì người Singapore có Lý Quang Diệu”. Cả Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu đều là người khai sinh ra dân tộc, đều là những là lãnh tụ vĩ đại. Một người đưa dân tộc nhỏ bé thắng người khổng lồ Mỹ, một người đưa đảo quốc tý hon không tài nguyên thành cường quốc kinh tế. Nhưng gần đây...
  • Phật giáo và Chính trị

    11/12/2013Nhà văn Thùy LinhĐức Phật thuộc dòng dõi vua chúa nên đương nhiên có liên hệ với các bậc quan quân và đại thần. Mặc dù mối liên hệ và giao tiếp đó, Ngài không bao giờ dùng đến ảnh hưởng quyền uy chính trị để quảng bá giáo lý của Ngài. Ngài cũng không cho phép giáo lý của Ngài được lạm dụng để đạt uy quyền chính trị…Có một vấn đề cố hữu là người ta hay đem trộn lẫn tôn giáo vào chính trị...
  • Nhân đọc lại Tự Thú của Lev Tolstoy

    22/08/2013Nguyễn Thế ĐăngConfession trong bối cảnh Tây phương, có thể dịch là thú tội, xưng tội. Còn trong bối cảnh Đông phương là sám hối. Với Phật giáo, biết hổ thẹn (tàm quý), biết lỗi lầm của mình là bước đầu cho hành trình nên người, thành người cao cả...
  • Một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thế kỷ 21 và dân tộc Việt Nam ngày nay

    12/11/2010TS. Bùi Trân Phượng...nếu có tác giả nào, từ cách đây gần 80 năm đã chủ trương một triết lý giáo dục gần gũi với nhu cầu của thời đại chúng ta vào đầu thế kỷ 21 và cần thiết cho dân tộc Việt Nam ngày nay, đó chính là nhà toán học - triết gia người Anh Alfred North Whitehead (1861-1947). Là đồng tác giả với Bertrand Russell của bộ sách ba quyển Nguyên lý toán học (Principia Mathematica, 1910, 1912, 1913), ông đã đóng góp có ý nghĩa vào luận lý học và thần học thế kỷ 20.
  • Triết lý tôn giáo

    15/08/2009William S. Sahakan & Mabel. Sahakan- Thanh Chân dịchCông việc của các triết gia là đánh giá mọi sự kiện kinh nghiệm. Theo đó, triết lý tôn giáo quan tâm đánh giá mọi sự kiện liên quan đến kinh nghiệm tín ngưỡng, trong đó chủ yếu phải kể đến các vấn đề về : Thượng Đế, linh hồn, sự bất tử và bản chất của Thiện và Ác...

  • L.N.Tonxtôi với câu hỏi: “Đời tôi là gì ?”

    26/11/2005Thanh ThảoMỗi nhà văn đích thực đều là mỗi nhà không tưởng ở những mức độ khác nhau. Tônxtôi là nhà văn vĩ đại, đồng thời là nhà không tưởng vĩ đại. Sự vĩ đại bắt đầu ở chỗ tất cả những tư tưởng những dằn vặt những đau đớn khắc khoải của ông đều bắt nguồn từ một câu hỏi nó bật ra tự thâm tâm ông khi đã trải đời và...
  • “Đừng tưởng đỏ là chín”

    09/08/2005Ngọc LanVào một ngày đẹp trời, bỗng nhiên nhận được một lời đề nghị tặng thưởng rất trang trọng hoặc một tấm “mề đay” lóng lánh từ phương trời xa lắc xa lơ nào đó, bạn sẽ ứng xử thế nào? Hân hoan, nửa tin, nửa ngờ hay phát cáu lên vì cho rằng đó là trò “bịp” của kẻ nào đó muốn chơi khăm mình?
  • xem toàn bộ