Chuyện nước Nga
Cảnh sắc nước Nga mùa thu quả là tuyệt diệu, hệt như mà thậm chí còn hơn những gì tôi vẫn hình dung từ thời thơ ấu qua những cuốn giáo trình tiếng Nga, qua vô số Sách, Báo, Tạp chí và đương nhiên, bao trùm lên tất cả trong tâm trí tôi về nước Nga vẫn là một màu vàng thắm sắc hồn người trong bức "Mùa thu vàng" của danh họa Levitan.
Thành trì của CNXH xưa kia đã một thời là nơi hàng triệu trái
Thì hỡi ôi!
Tôi rất oán trách số phận đã khiến tôi phải chịu chính sách "cõng anh" oái ăm mà xưa kia
Ô hô!
Tôi cũng không biết nên cảm ơn hay oán trách nữa khi mà hồi đó tôi chỉ được học trong nước. chơi bời lêu lổng hệt như đám Sinh viên nội địa thời bấy giờ, đâu có biết tới đồi Lênin hay dòng Neva có chiến hạm Rạng Đông neo đậu, đâu có biết tới những món váng sữa smetana và thịt nướng sasluc lừng danh xứ Bạch dương? Song không rõ đó là may hay rủi, bởi sau những gì chứng kiến của chuyến sang Nga lần này, tôi đâm phân vân tự hỏi: nếu xưa kia tôi cũng học ở Nga, có lẽ cuộc đời tôi đã chẳng được như hôm nay, còn bản tính tôi có lẽ cũng sẽ như những người học ở Nga về, nửa thông minh sáng láng tuyệt vời nửa ngây ngô ỳ trệ? Không phải vì những ác cảm về những ngày mưa dầm dề buốt giá, cũng không hẳn vì sự tụt hậu của nền kinh tế Nga hôm nay khiến tôi nói vậy. Cảm nhận rõ rệt của tôi về nước Nga hôm nay có thể không thuộc về số đông, song với tư cách thật khách quan, tôi dường như đang nhìn thấy một xã hội ngột ngạt đến tức thở một đất nước lúng túng trong cái bóng của mình hệt như chú gấu Misa loanh quanh gầm gừ bên bờ sông băng giá.
Sở dĩ phải nói vậy vì mặc dù trong tâm khảm rất yêu mến nước Nga, đất nước đã hút hồn tôi qua biết bao trang sách thời xưa, song khi trở về thực tại, sự phũ phàng mạnh như một quả đấm đã nện thẳng vào giữa cái mặt tôi.
Một quả đấm có lẽ nếu ngồi nhà và nghe kể sẽ chẳng bao giờ tôi hình dung ra nổi.
Ngay ở cửa khẩu sân bay, tôi và hai bạn đồng hành đã được các nhân viên an ninh đón tiếp
Thời gian trôi đi, hàng người chờ nhập cảnh đã vãn, song dường như chúng tôi vẫn sẽ cứ phải chờ chẳng hiểu vì lý do gì. Người nữ đồng nghiệp của tôi nổi cơn điên, xông thẳng vào phòng và xổ ra một tràng tiếng Anh yêu cầu giải thích. Đáp lại chỉ là cái phẩy tay của gã Sĩ quan biên phòng với một vài câu tiếng Nga cộc lốc. Không thua kém, cô bạn rút thẻ phóng viên (tất nhiên là của Việt Nam) dí sát vào mặt đám cảnh sát và làm ầm ĩ. Cũng vì sự phản ứng đó mà chỉ ba người chúng tôi được trả lại hộ chiếu để cho nhập cảnh, số còn lại có lẽ sẽ phải chờ vài tiếng để sau đó, cảnh sát sẽ thu tử mỗi con người đang rũ xuống vì mệt mỏi chờ đợi 20USD cho qua. Điều này người ra đón, một chàng bộ đội chính cống đã sống 20 năm tại Nga cho biết khi gặp nhau ngoài nhà ga. Chúng tôi đã đi qua nhiều nước trên thế giới, nhưng quả không nơi nào có cảnh làm tiền trắng trợn như tại đây.
Nơi đầu tiên tôi ở là
Phố cổ Arobat. Đâu rồi những họa sĩ vẽ chân dung và đám Digan hát rong? Đâu rồi những đứa trẻ láu lỉnh và sành sỏi? Đâu rồi những cô gái trẻ ôm chó sải bước trên nền gạch lát gập ghềnh?
Ngày nay, Arobat đã thành tên gọi cho hai con đường, một cũ, một mới. Con đường cũ vẫn lát đá gập ghềnh, vẫn sặc sỡ các gian hàng bán đồ lưu niệm và vẫn ồn ào đám người hát rong. Song chỉ cách đó một quãng, Arobat mới rực rỡ ánh đèn, cuộn chảy một biển ánh sáng và lấp lánh những chiếc xe hơi đời mới đang ngự trên bệ cao. Hàng chục Casino toạ lạc bên phố Arobat mới, mỗi Casino một kiểu chiêu gọi khách đỏ đen. Từ ngày nước Nga tiến hành cải tổ cơ cấu xã hội, tất cả ngành nghề kinh tế đều được tư nhân hoá triệt để, mở cửa triệt để
Trong căn hộ của một bộ đội già, tôi vớ được hàng đống Tạp chí lá cải hàng XXX. kỹ thuật in ấn tuy kém song kỹ năng gợi dục thì phương Tây cũng phải chào thua. Cơ cấu xã hội khuyến khích làm giàu bằng mọi phương thức miễn là không vi phạm pháp luật đó là điều người Nga hiện đang áp dụng, nhưng hình như phát ngôn này mời được tuân thủ một nửa, bởi sự tuân thủ pháp luật trong các thành phần kinh tế Nga có vẻ chỉ mang nặng phần lý thuyết. Nhưng tôi không phải là cơ quan phát ngôn chính thống của đất nước này, càng không phải là cơ quan thuế, tôi chỉ cảm nhận qua những điều mắt thấy tai nghe tại đây thôi. Trong con mắt của một người vãng lai như tôi, cảnh sát Nga hiện nay không mang đến cảm giác an toàn hoặc tin cậy, điều này vẫn gặp ở các xã hội bất ổn trên toàn thế giới.
Dẫn tôi đi ra cửa hàng dưới hầm của một khu
Đã nghe tiếng chợ Vòm tử lâu, sau bữa trưa tôi hớn hở định vòi vĩnh
Cái cuộc sống gì mà lúc nào cũng nơm nớp sợ bị cánh đầu trọc úp sọt, sợ cảnh sát khu vực, sợ cảnh sát giao thông, sợ đặc nhiệm Omôn… bất kỳ đối tượng nào cũng có thể thản nhiên chặn cánh chạy chợ ở góc đường nào đó để vòi tiền. Cuộc sống gì mà đám thanh niên Việt
Than vãn như vậy không có nghĩa tôi không biết say đắm với vẻ đẹp xưa cũ của nước Nga. Chỉ lưu lại
Những Cung điện Mùa Đông, Cung điện Mùa Thu, Nhà thờ Isaakevaski… tất cả đều in dấu sự tinh tế đến tột cùng trong từng cột đá khổng lồ, từng nét chạm, từng hàng tượng... Được khôi phục lại nguyên vẹn theo hình thái cũ sau cuộc vây hãm 900 ngày đêm trong cuộc chiến tranh vệ quốc, St.Petecbua giờ đây vẫn xứng đáng là nơi khiến nhân loại nghiêng mình trước năng lực sáng tạo của dân tộc Nga. Xưa kia,
Tôi không hiểu nổi phép thần nào, hay chính sự linh thiêng của Chúa dòng Chính thống giáo đã khiến bom đạn của phát xít Đức không phá huỷ nổi mái vòm tuyệt mỹ và hàng cột khổng lồ của các toà cung điện, nhà thờ trong thành phố. Đọc lại sách tư liệu, tôi biết thời đó, Hồng quân Liên Xô và người dân thành phố Leningrat (tên ngày trước của St.Petecbua) đã bị vây hãm chặt trong 900 ngày đêm, cạn kiệt mọi nguồn lương thực, vũ khí tới mức đã phải ninh ủng da để ăn… Cả thành phố gần như đã bị san phẳng, vậy mà những tác phẩm kiến trúc vĩ đại lại không bị tiêu huỷ. Thật kỳ diệu, càng kỳ diệu hơn là bàn tay và khối óc người Nga đã kiến tạo lại giấc mơ bên bờ biển Bắc sau chiến tranh. Con người St.Petecbua cũng thân thiện, khác hẳn sự lạnh lùng cảnh giác mà tôi đã gặp ở
Chẳng phải vô cớ mà mùa thu nước Nga đã đi vào thi ca, văn học và ám ảnh hàng bao nhiêu thế hệ trên ghế giảng đường. Mênh mang một sắc vàng đến nao lòng..bên ngoài cửa xe, hàng lá khô trải dài trên lối đi những tán cây xếp nếp trên cao. Khi đã một lần ghé qua mùa thu ở đất nước này, đi dạo được sắc vàng và nghe tiếng lá vỡ dưới chân, thật khó có thể hình dung ra một mùa thu lại mang màu sắc khác.
Màu vàng đó dù không xóa tan nỗi u ám của bầu trời xã hội, song cũng đủ để đưa tôi trở lại với những giấc mơ xưa, giấc mơ từ thời niên thiếu về một đất nước có trái tim đôn hậu, mạnh mẽ và thân thiện với mọi người trong gia đình tôi.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường