Matxcơva, mùa này…
Matxcơva mùa này, trời se lạnh. Đã phải mặc áo cutca (áo khoác mỏng) để ra đường. Chỉ còn ít ngày nữa, tuyết lại bắt đầu rơi. Thế là đã 15 năm tôi sống trên đất Nga, chứng kiến biết bao đổi thay, vui buồn trên đất bạn.
Tôi sang Nga ngay sau khi tốt nghiệp phố thông với mong ước đầu tiên là được nhìn thấy đất nước vĩ đại đã quá quen thuộc với tôi qua sách báo và qua những câu chuyện kể của bố mẹ tôi. Cả bố và mẹ tôi đều được đào tạo nghề nghiệp tại Nga. Bố tôi là chỉ huy dàn nhạc. Mẹ là bác sĩ. Bà đón tôi sang khi đang công tác tại một bệnh viện ở Xanhpêtecbua. Hành trang tôi mang theo, ngoài ước muốn được chiêm ngưỡng tận mắt đất nước xinh đẹp này là khát vọng được học để trở thành nhạc sĩ. Nhưng, thời thế đã có quá nhiều đổi thay kể từ khi bố mẹ có ý định cho tôi nối nghiệp bố. Sau sự kiện 1991, trường nghệ thuật, nơi tôi chuẩn bị nhập học bỗng tăng học phí một cách nhảy vọt. Không đủ tiền theo học, tôi - một cậu bé chưa thoát khỏi vòng tay bố mẹ tự quăng mình vào dòng xoáy cuộc đời.
Nhọc nhằn xứ tuyết
Một ông anh họ của tôi làm ăn ở Đôm 5 (khu vực buôn bán của người Việt tại Mátxcơva) kéo tôi từ Xanhpêtécpua lên Mát bán hàng cho anh ấy. Hàng ngày, tôi theo anh ấy đến ốp (ký túc xá) Búa Liềm lấy hàng (quần áo, giày dép...) rồi mang về Đôm bán. Mỗi tháng tôi được trả công 50 USD, chỉ đủ để chi phí sinh hoạt ở thời điểm đó. Thời gian sau, tôi tách ra làm riêng. Nhờ quen biết một vài mối làm ăn tôi cũng đến ốp Búa Liềm lấy hàng rồi chở ra chợ vỉa hè ở khu vực Metro Cherkizovckoe bán. Thu nhập lúc này đã được nâng lên vài trăm USD/tháng.
Tất nhiên là đồng tiền kiếm được nơi đất khách đâu có dễ dàng, thậm chí phảiđổi cả bằng máu nữa. Nước Nga nhiều năm trước đã rơi vào tình trạng mất ổn định do những biến động của thời cuộc. Những chuyện người bản xứ, người nước ngoài làm ăn ở các thành phố lớn bị cướp, giết không còn là chuyện lạ. Bản thân tôi cũng đã có lần đối mặt với bọn cướp. Hôm ấy, khoảng 5 giờ chiều, tôi cùng ba chị nữa đi thu tiền hàng ở khu chợ Trud. Một chiếc taxi đỗ xịch trước mặt, chúng tôi nhảy lên. Qua đoạn đường vắng vẻ tên lái xe chợt dừng lại. Phía sau có một xe không biển số cũng dừng lại. Ba chị cùng đi với tôi đạp cửa chạy thoát, tôi bị vướng đồ nên bị chúng tóm cổ.
Thấy tôi không có tiền, hai tên cướp tặng tôi mấy cái bạt tai, chở toàn bộ số hàng trên xe (khoảng hơn 1 ngàn USD) đi mất. Sau khi về được đến ốp, mọi người đều mừng cho tôi đã thoát chết. Ngày ấy, có không ít vụ người Việt Nam bị mất tích trong những cánh rừng bên na ngoại ô thành phố Mátxcơva. Thậm chí, đã có lần chính những người Việt phát hiện được xác người quen nằm thối rữa trong rừng. Để bảo đảm an toàn tôi cùng mẹ (đã chuyển công tác từ Xanhpêtécpua lên Mátxcơva) chuyển đến Đôm 5 ở. Sau ngày mẹ con tôi chuyền đi chừng 1tháng, căn hộ cũ của chúng tôi bị cướp. Nạn nhân cũng là một người Việt.
Thời gian đó, các khu chợ người Việt còn bị một lực lượng cảnh sát đặc biệt được trang bị đến tận răng (tên gọi là ômôn) đột xuất khám xét, thu hàng và đánh người... Sau một vài lần bị "đập hộp”, cộng đồng người Việt ở đây buộc phải có biện pháp đối phó. Mỗi khi có ai đó hô "ô môn đến" là chỉ sau ít phút, bộ hàng hóa biến nhanh vào trong. Tất cả các cửa phòng bỗng khoá im như chưa hề có hoạt động nào ra tại đây. Lính ômôn đi, các cửa ra vào mở tung và hoạt động buôn bán lại tiếp tục.
“Bàn tay vàng” níu giữ người tài
Mấy năm gần đây, ảnh hình nước Nga có nhiều biến chuyển tích cực. Các hoạt động làm ăn buôn bán của người Việt đi vào quy củ và cộng đồng người cũng ngày càng lớn mạnh. Theo một con số không chính thức, tổng số người Việt ở Nga hiện nay vào khoảng hơn 100 ngàn người. Các Công ty, tập đoàn của người Việt như Tổng Công ty Bến hành, Sông Hồng, Công ty Lion, Tập đoàn vận tải T & M (chuyên về vận tải đường biển từ Trung Quốc, Việt Nam sang Nga)... ra đời. Mặc dù hoạt động thương mại của người Việt tại Nga không phải lúc nào cũng dễ dàng, suôn sẻ nhưng so với người bản xứ, người Việt có sự nổi trội hơn về độ nhanh nhạy, năng động nên hòa nhập với nền kinh tế thị trường cũng tốt hơn. Trước những yêu cầu đòi hỏi mới của công việc, tôi đã theo học và tốt nghiệp Đại học Giao thông đường sắt. Sau khi tốt nghiệp, tôi tiếp tục học và chuẩn bị bảo vệ Luận án Tiến sĩ về kinh tế tài chính,đồng thời làm kế toán cho Công ty Vận tải T&M. Năm 2005, tôi chuyển sang làm maketing cho Công ty Ronton (thuộc tập đoàn FG
Có hai điều tôi muốn chia sẻ với các doanh nhân ở trong nước: thứ nhất, xây dựng thương hiệu là sự sống còn của một doanh nghiệp. Công ty Ronton luôn chú trọng đến chiến lược quảng cáo. Thương hiệu của Ronton có Bigbon (khoai tây chiên, đậu phộng, mì ăn liền...), Rolrol (đồ biển khô: mực, cá bạch tuộc...)...xuất hiện gần như thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng được thương hiệu mạnh, chiếm một thị rường rộng lớn, đó là niềm tự hào của "gia đình Ronton" chúng tôi. Thứ hai, chính sách đãi ngộ luôn là "bàn tay vàng" níu giữ người tài. Ngoài mức lương hấp dẫn, chúng tôi thường xuyên được học các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ do chuyên gia quản lý và tư vấn Nga hướng dẫn. Ngoài ra, chúng tôi không phải lo chỗ ở, có xe đưa đón đi làmvà được hỗ trợ thêm 50 USD/tháng để đi lại, một năm nghỉ phép 2 tuần. Nếu làm từ 2 năm trở lên còn được tặng vé máy bay khứ hồi về Việt
Nhờ tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của bạn đang dần ổn định, nhờ mối quan hệ giữa hai nước đang ấm dần lên, các doanh nghiệp Việt Nam chưa bao giờ có được thuận lợi trong hoạt động như hiện nay. Ngoài nhiệm vụ tích cực thâm nhập thị trường, bắc cây cầu thương mại vững chắc giữa các doanh nghiệp trong nước và các bạn hàng Nga... nếu tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp Việt Nam tại Nga là rất lớn.
Mátxcơva đang độ thu chín. Mùa thu Nga đang dát vàng lên một góc hành tinh.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường