Nước Nga năm tháng và hoài niệm

05:51 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Mười Một, 2006

Dễ thường có đến 15 năm tôi mới trở lại nước Nga, kể từ năm 1991 sau khi hoàn thành khóa thực tập Sinh Cao cấp tại Trường Đại học Quốc gia Mátxcơva . Chuyến đi lần này là theo lời mời của Viện Văn học thế giới mang tên Gorki (thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga) và Viện hàn lâm Nghệ thuật Phương Đông, nhằm thực hiện công trình hợp tác khoa học - văn hóa giữa hai nước mà chúng tôi là thành viên.

Buổi gặp gỡ với bạn đầu tiên diễn ra tại Học viên kinh tế và Pháp luật Mátxcơva - một thành viên của Hội Hữu nghị Nga - Việt. Tại buổi gặp mặt còn có nhiều nhà khoa học, nhà văn Nga nổi tiếng, những viên tướng, những chuyên gia đã từng sang giúp đỡ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh chống xâm lược. Trong buổi gặp gỡ, chúng tôi nhận được quà của Học viện, quý nhất là hai cuốn sách vừa được xuất bản ghi lại những hoài niệm của các chuyên gia quân sự Xô Viết trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam. Đó là cuốn Chiến tranh ở Việt Nam... Điều đó đã xảy ra như thế nào? (1965 - 1973). Cuốn sách này trên 500 trang, tập hợp bài viết của 29 tác giả phần lớn là tướng lĩnh, Sĩ quan quân đội Xô Viết sang giúp Việt Nam trong thời kỳ chống Mỹ vào những năm 60, 70 (thể kỷ XX). Cuốn thứ hai có nhan đề: "Liên Xô - đó là một từ “không bao giờ quên", được giới thiệu với tư cách sách giáo khoa giáo dục tinh thần quốc tế cho các Sinh viên do Học viện kinh tế và Pháp luật Mátxcơva xuất bản. Ở đây người đọc gặp lại những tên tuổi quen biết. Ngoài nhữngnhà ngoại giao nước ta tại Nga là những nhà khoa học,những nhà hoạt động xã hội vẫn không xa lạ với các bạn đọc Việt Nam: GS.TS Khoa học N.I.Niculin. TS Sử học, Ủy viên Hội Hữu nghị Xô -Việt E.Vkôbêlép, E.Pgladunơp - Chủ tịch Hội Hũu nghị với Việt Nam, Viện sĩ Viện hàn lâm Quốc tế các công trình nghiên cứu hệ thống (MAXI), C.M.Lôcsm - Thư ký thường trực Hiệp hội quốc tế của Quỹ hòa bình, X.Axônơp, vị chỉ huy xuất sắc của không quân Xô Viết, 4 lần Huân chương cờ đỏ, 2 lần Huân chương chiến tranh vệ quốc và nhiều vị khác.

Một cuộc giao lưu khác thấm đượm tình hữu nghị truyền thống Nga - Việt đó là buổi gặp gỡ với các thành viên Quỹ Hòa bình Mátxcơva với sự có mặt của đông đảo các nhà hoạt động xã hội, hoạt động nghệ thuật nổi tiếng như anh hùng vũ trụ Liên Xô G.Vgorbátcô, phu nhân anh hừng vũ trụ Titốp, bà Tamara Vaxiliépnatitôva, các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ công huân trong Đoàn Nghệ thuật Hát - Múa quân khu thủ đô Mátxcơva và đoàn nghệ thuật nhạc cụ dân gian, trong đó có nhiều nghệ sĩ sang biểu diễn ở Việt Nam trong những ngày văn hóa Nga tại Hà Nội, TP, Hồ Chí Minh. Chúng tôi hát những khúc ca nổi tiếng của Nga từ nhiều thập kỷ: "Cáchusa”, "Cây thùy dương”, "Chiều Mátxcơva”, "Đôi bờ”, “Triệu đóa hồng", "Vônga tình đẹp”, "Xibêri nở hoa”… bằng tiếng Nga và tiếng Việt. Đáp lại những lời nói đẹp ca ngợi "Việt Nam anh hùng”, "Việt Nam đổi mới” thành công, tôi thay mặt đoàn Việt Nam nói những lời tri ân, những hoài niệm xanh rờn về con người Nga đôn hậu, về những người thầy tận tụy, những người bạn trung thực trong những năm tháng học tập, rồi kết thúc bằng một bài thơ nổi tiếng của X. Exênhin: “Bức thư từ mẹ”. ChịTitôva ngồi cạnh tôi buông lời: "ở Việt Nam có nhà thơ nào nổi tiếng, phổ cập dưới mọi thế hệ ngưỡng mộ như Puskin, Exênhin? "Bên nước chúng tôi có Nguyễn Du là nhà thơ lớn, nhà nhân đạo cao cả được UNESCO công nhận và được thế giới kỷ niệm".

15 ngày ở Mátxcơva và Xanhpêtécbua tôi có dịp thăm lại nhiều địa danh nổi tiếng: Quáng trường Đỏ, Lăng Lênin, Bảo tàng vũ khí, Quảng trường Chiến thắng, phố cổ Arbát, Báo tàng Trêtiakốpki, Bảo tàng Nghệ thuật Ecmitagiơ, Cung điện mùa đông,Chiến hạm rạng đông, Điện Xmônui,

Cung điện Mùa hè, các nhà thờ lớn: "Kadan”, "Pêtrôpavlơp", "Vì sự phục sinh của Chúa... Nói chuyện tham quan các di tích lịch sử văn hóa trên thế giới mà tính từng ngày, từng tháng chỉ là chuyện "cưỡi ngựa xem hoa”. Chi riêng Bảo tàng Nghệ thuật Ecmitagiơ với 3 triệu tác phẩm điêu khắc, hội họa, đồ họa… nếu người xem chỉ dừng lại chiêm ngưỡng mỗi tác phẩm một phút thì phải mất 3 tháng. Vì vậy cách kháo sát của từng người là phải chọn điểm nhấn để gây ấn tượng. Tôi cố ghi lại những chi tiết thú vị trong quá trình tham quan thu hoạch được.

Công việc chủ yếu của tôi tại Nga lần này là tiếp tục khảo sát, lấy tư liệu, gặp gỡ và trao đổi một số nhà khọa học ở hai viện. Về phía Việt Nam, ngoài những công trình cá nhân biếu tặng Viện, chúng tôi đã có trong tay cuốn: "Dòng chảy văn hóa Việt Nam" của Giáo sư, Tiến sĩ N. I.Niculin tập hợp hơn 40 bài báo khoa học, nghiên cứu văn học, văn hóa Việt Nam từ văn hóa dân gian, văn học cổ đại cho đến những tác giả, tác phẩm hiện đại. Sách dày trên 500 trang do NxbThông tin ấn hành. Trong cuộc tọa đàm với Giáo sư, Viện sĩ Kudelin, Viện trường và Tiến sĩ Khoa học, bà E.A. Xtêxencô, chúng tôi đã nêu 4 vấn đề học thuật: Những vấn đề triết học văn hóa như bản chất, ý nghĩa, sự tương quan giữa văn hóa và xã hội, văn hóa và con người, văn hóa và thiên nhiên, vai trò trung tâm của con nguời trong sáng tạo văn hóa, Những vấn đề lý luận văn nghệ trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam và ở Nga những năm 1995 -2006,Vị trí và vai trò của văn học Nga hiện nay trên thế giới, Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn được những nhà nghiên cứu Nga vận dụng sáng tạo, cách tiếp nhận các triết thuyết ở phương Tây. Phía bạn cho biết các nhà văn Nga viết về chiến tranh Vệ quốc đã được phía Nga trân trọng là Ximônốp, A.Tônxtôi, Bônđarép, Antokônxki, Tvácđôpxki, Eptusencô... Trên Đài Truyền hình trung ương Nga mấy năm nay có chuyên mục "Đợi về anh” gợi lại những hoài niệm hùng tráng và bi thương trong chiến tranh: Sự hy sinh cao cả, lòng trung thành, nghĩa thuỷ chung son sắt của phụ nữ Nga.

Viện trường Kuđêlin coi những vấn đề tôi nêu là lý thú và rộng lớn cần có sự trao đổi sâu với các chuyên gia của Viện và ông cầm ống nghe gọi điện ngay cho các đồng nghiệp: GS, TS khoa học A.M. Usakơp, Trưởng ban Văn học Nga hiện đại, GS, VS B.L.Riptin, chuyên gia về Đông phương học, GS.TS khoa học B.Bôrép, nhà mỹ học nổi tiếng, GS.TS khoa học Nadianưc, phụ trách tạp chí "Bộ sưu tập phương Đông"... Nhưng do vào dịp nghỉ hè, tôi chỉ gặp được Usakốp trong một thời gian ngắn và Bôrép tại nhà riêng. Năm nay Giáo sư Bôrép đã 83 tuổi nhưng phong độ ung dung, trong tay có khoảng 470 công trình lớn nhỏ, trong đó có 40 cuốn sách, được dịch ra 36 thứ tiếng. Ở nước ta công trình Mỹ học của Giáo sư đã được Giáo sư Hoàng Xuân Nhị dịch cách đây 30 năm, tôi cũng có tổng thuật, giới thiệu một số bài trên thông báo nghệ thuật và Tạp chí văn học nghệ thuật vào đầu những năm 70. Ông rất vui khi được tin tác phẩm của mình được công bố ở Việt Nam và lưu ý tôi gửi cho ông những dịch phẩm đó. Ông tặng tôi cuốn “Mỹ học" dày gần 1000 trang mới xuất bản năm 2005 đề cập đến hầu hết các phạm trù cơ bản của Mỹ học. Trong hơn 2 giờ trao đổi Bôrép cho rằng, ôngvẫn khảo sát các hiện tượng nghệ thuật trên quan điểm mácxít với tinh thần độc lập suy nghĩ,vừa ghi nhận những giá trị Xô Viết, vừa thẩm định lại và sáng tạo những giá trị mới của thời đại.

Những ngày sau cùng ở Mátxcơva tôi để giành thời gian thăm Đại học Quốc gia Lômônôxơp MGU, nơi tôi có 8 năm với nhiều chuyến đi học tập, nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1959 cho tới các năm thực tập sinh cao cấp (1990 - 1991). Đồi Lênin đây rồi! Trước mặt chúng tôi là cảnh quan của lâu đài chính cao 36 tầng với ngôi sao và quốc huy Viết trên đỉnh lâu đài. Phía mặt hậu của lâu đài là tượng đài nhà bác học M.Lômônôxơp. Cảnh quan, môi trường dường như xanh hơn, sạch đẹp hơn, có lẽ do trường vừa qua đợt trừng tu. Bước vào cửa lớn của trường là một tấm biển bằng đồng trang trọng gắn lên tường ghi tên tuổi công trạng của nhà bác học Lép Lanđao (1908 - 1968), Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, giải thưởng Nobel về vật lý (1962), ba lần anh hùng Liên Xô, có công lớn trong đào tạo nhiều nhà khoa học ở MGU. Tôi chi đủ thời gian ăn một bữa trưa tại nhà ăn dưới tầng hầm, thăm lại các khoa thuộc khu nhà khoa học xã hội. Làm việc với Phó chủ nhiệm Khoa Ngữ văn phụ trách nước ngoài, bà NađêgiơđaOchabnxkaia trong niềm hân hoan, nhất là khi tôi tặng khoa "Tuyển tập" và cuốn "Bản lĩnh văn hóa Việt Nam". Bà coi đây là một kết qủa học tập và là công ơn của Giáo sư nổi tiếng Metsencô, Viện sĩ Vvnôricơp... Bà thông tin cho tôi biết nhưng giáo sư còn sống và những ai đã quá cố. Bà lấy làm băn khoăn khi hiện nay các khoa thuộc về xã hội và nhân văn còn rất ít Sinh viên Việt Nam. Ngay cả các khoa toán cơ, vật lý cũng không nhiều. Tôi cũng kịp thăm nữ GS. TS khoa học L.A.Kolabaêva. người đã hướng dẫn tôi trong những năm làm Luận án Tiến sĩ. Bà đưa tôi xem cuốn: "Chủ nghĩa tượng trưng Nga",công trình mới của bả, rồi nồng nhiệt giới thiệu với tôi vài nét đặc điểm của trường phái này mà đại diện là A. Blốc (1980 - 1921) khác với chủ nghĩa tượng trưng ở phương Tây với loại thơ màu, lối chơi chữ đẹp của Rembô, những biểu tượng mơ hồ, kỳ quặc, bí ẩn của Veclen, những tâm trạng điên rồ, nỗi u sầu, lối mê sáng của Malacmê... trong thơ tượng trưng Pháp. Chủ nghĩa tượng trưng Nga đời hơn, nhân văn hơn bởi những cuộc cách mạng Nga đã tác động dữ dội đến vận mệnh dân tộc, đến tâm trạng của trí thức đang bị xáo trộn. Từ cảm hứng đó, những nhà thơ có lương tri đã viết những bài thơ hào hứng mà trường ca "Mười hai“của Blốc là một ví dụ. Bà nói say sưa như những năm nào, cách đây 20 năm về trước, khi tôi có một số buổi dự giờ giảng của bà cho Sinh viên tại các giảng đường Đại học cũ bên cạnh quáng trường Manhegiơ.

Tạm biệt nước Nga sau 15 ngày rong ruổi với tâm trạng vừa hân hoan vừa lưu luyến. Hân hoan vì đã gặp lại những nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, những người thầy phúc hậu, những người bạn chân thành mà vào thời đó đã giúp đỡ chúng tôi trên con đường học tập và nghiên cứu. Còn không lưu luyến sao được khi phải rời một xa đất nước được coi là hùng cường không chỉ giàu mạnh về năng lượng, về tài nguyên thiên nhiên,về hạ tầng cơ sở vật chất và kỹ thuật, mà còn có sự phục hưng của những giá trị Xô Viết với những người Nga, tính cách Nga, tâm hồn Nga khiến nhân loại đã từng ngưỡng mộ...

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mockba thành phố tôi yêu

    09/11/2017Nguyễn Phương MinhMockba mùa đông năm nay đến sớm. Mới trung tuần tháng 10 mà tuyết đã rơi khá dày. Người dân Mockba vẫn còn ngẩn ngơ nuối tiếc mùa thu vàng rất đẹp vừa mới kết thúc có vài ngày trước đó. Còn tôi, tôi xin cảm ơn mùa đông ở đây đến sớm, để cho tôi, một người đã được sống và học tập ở Mockba, 20 năm sau mới có dịp trở lại, và thật may mắn lại lại được ngắm nhìn những bông tuyết bay như hoa trắng dày đặc cả trời...
  • Vương miện mùa thu

    06/12/2010Thực ra mà nói, trong con mắt của tôi, mùa thu nước Nga không chỉ nhuộm vàng lá, mà bao phủ xung quanh còn biết bao nhiêu gam chuyển đều hệt như bảng tổng phổ của các họa sĩ theo trường phái cổ điển.
  • Từ Mátxcơva, với nhiều ngạc nhiên

    07/11/2010Nguyễn Minh Đức (Mátxcơva - Hà Nội)Những ai lâu ngày mới trở lại Mátxcơva sẽ không khởi bị ngỡ ngàng thậm chí bị sốc trước những đổi thay nhanh chóng của một thành phố từng thiếu thốn đôi chút nhưng nổi tiếng là thanh bình...
  • Moscow nước mắt đầu thế kỷ

    07/11/2010Ngọc Phương“Bạn không thể hiểu nổi người Nga nếu chỉ hiểu Moscow. Nhưng nếu bạn không hiểu Moscow thì bạn không thể biết được tương lai”. Đó là lời một chính trị gia có tiếng của nước Nga. Và nó cũng không khác mấy với cảm nhận của bạn tôi, Masha Lipman, một nhà báo: nhiều lúc tôi nhận thấy Moscow là đất nước hoàn toàn độc lập”...
  • Matxcơva, mùa này…

    01/11/2006Thế Anh, công ty RontonMatxcơva mùa này, trời se lạnh. Đã phải mặc áo cutca (áo khoác mỏng) để ra đường. Chỉ còn ít ngày nữa, tuyết lại bắt đầu rơi. Thế là đã 15 năm tôi sống trên đất Nga, chứng kiến biết bao đổi thay, vui buồn trên đất bạn...
  • Một thủa trời Nga

    24/04/2006Hồng Thanh QuangTối hôm trước, trời chỉ lạnh thôi, dẫu mây như những tảng chì ào xuống thấp hơn trên những ngọn cây nhưng chẳng có gì khác lạ. Vậy mà sáng hôm sau tỉnh giấc, tất cả đất trời đã tràn ngập màu trắng của tuyết: tuyết chồng lên nhau trên mặt đất, tuyết phất phơ từng bông rơi rơi trong không gian...
  • xem toàn bộ