Chuẩn trẻ 5 tuổi "cứu nguy" cho Chiến lược giáo dục?

10:36 SA @ Thứ Hai - 16 Tháng Hai, 2009

Chiến lược giáo dục 2009 - 2020 đang trong quá trình “sinh tử” nóng bỏng, dư luận "bỗng nhiên” được thư giãn bởi bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Có vẻ như câu chuyện “bé tí” đã át câu chuyện “to đùng” dù quanh 2 câu chuyện này, đều có nhiều đáng suy nghĩ.

Giảm stress?

Bởi, 2 câu chuyện này không thể không khiến người ta liên tưởng đến một “sự kiện” của ngành Y tế tháng 10 năm ngoái: Khi dư luận hoang mang, bối rối vì sữa nhiễm melamine, đã được Bộ Y tế giúp giảm “stress” bằng chuẩn "ngực lép không được lái xe"!

Và Bộ Y tế đã ít nhiều phải trả giá bằng niềm tin của dư luận với ngành. Bộ GD- ĐT, có lẽ cũng đang đứng trước nguy cơ như vậy.

Ngày 18/12/2008, Dự thảo Chiến lược giáo dục giai đoạn 2009- 2020chính thức ra mắt xin ý kiến dư luận.

Chỉ khoảng hơn 30 ngày, nhiều nhà khoa học, giáo dục tâm huyết trên cả nước đã không tiếc công sức để góp ý và họ đều chỉ ra một sự thật không thể chối cãi: Chiến lược quá lạc hậu!

Ngày 4/2, Dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổiđược Bộ GD-ĐT đưa ra - một khối lượng đo chuẩn “khổng lồ” so với lứa tuổi lên 5 khi có tới 29 chuẩn với 125 chỉ số, hứa hẹn sẽ đem lại những tranh cãi râm ran.

Quả thật đã diễn ra tranh cãi trên nhiều phương tiện đại chúng hơn một tuần qua ngay sau khi bộ chuẩn ra mắt.

Dù xin ý kiến cũng cần phải “chín”…

Nhìn nhận lại thời điểm ra mắt Chiến lược giáo dục 2009- 2020, không ít người cho rằng Bộ GD- ĐT chưa thận trọng.

Một sản phẩm, dù chỉ là ra mắt để xin ý kiến thì cũng cần phải có độ “chín” nhất định, nhất là sản phẩm có giá trị lớn như một chiến lược, thì mới tạo được niềm tin.

Vậy nhưng, chỉ khoảng 10 ngày, Bộ GD- ĐT đã phải giảm hơn 20 mục tiêu "phi thực tế". Điều chỉnh từ 70 chỉ tiêu rút xuống còn gần 50 chỉ tiêu là một sự điều chỉnh quá lớn so với một Dự thảo, vốn được xây dựng bởi một “cỗ máy” tinh nhuệ nhất.

Theo giải trình về cơ sở xây dựng chiến lược, dự thảo được hoàn thành bởi 27 nhóm nghiên cứu, gồm các nhà khoa học và chuyên gia giáo dục trong và ngoài ngành theo 27 chuyên đề.

Đó là chưa kể, trước khi chính thức ra mắt, ngành cũng đã tổ chức rất nhiều cuộc Hội thảo như tọa đàm, xin ý kiến đóng góp của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và một số nhà khoa học; xin ý kiến đóng góp của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và một số nhà khoa học ở TP.HCM; xin ý kiến đóng góp ở hội thảo của Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam…

Chuyện trẻ con rầu lòng người lớn…

Mặc dù, xem ra việc xin ý kiến cho Dự thảo Chiến lược với việc dự thảo chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi không có liên quan gì đến nhau, nhưng chúng đều có những điểm chung là đều được dư luận hào hứng đón nhận, góp ý và… thất vọng.

Nhiều nhà giáo, nhà tâm lý cũng như nhiều phụ huynh không thể hiểu nổi những người soạn chuẩn trẻ lên 5 căn cứ vào đâu để bắt lũ trẻ tội nghiệp này phải đạt được những chỉ số “kỳ lạ” như nói được khả năng và sở thích của người khác; chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình; nhận ra sự không công bằng trong nhóm bạn và biết cách tạo lại sự công bằng…

Cũng được biết, việc nghiên cứu, xây dựng chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi do Bộ GD- ĐT thực hiện từ tháng 9/2005 với sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục trong nước và nước ngoài. Đây là một hoạt động nằm trong dự án toàn cầu do UNICEF hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật. VN tham gia muộn nhất trong số 17 nước của dự án.

Ở VN, bộ chuẩn đã được tiến hành theo trình tự: tập huấn về kỹ thuật xây dựng, xây dựng bộ công cụ để đo mức độ phát triển của trẻ, đến nhiều vùng khác nhau để đo, hội thảo góp ý nhiều lần… để sau hơn 3 năm, mới có bản dự thảo như hôm nay.

Rõ ràng, có thể nhận thấy, trong công việc nào, ngành giáo dục cũng đều tỏ ra rất chăm chút và bỏ ra nhiều công sức, nhưng hiệu quả thường không được như mong đợi.

Ngành giáo dục… tham quá (?)

Một trong những lý do để hiệu quả không được như mong đợi, được dư luận trong và ngoài ngành chỉ ra là do ngành giáo dục… “tham” quá!

Về Chiến lược giáo dục 2009- 2020, GS Vũ Dương Ninh đã phải than: “Tôi đọc đi đọc lại, thấy Dự thảo Chiến lược chuẩn bị công phu, nhưng nhiều vấn đề dàn trải, có cảm giác như cái gì cũng muốn làm”.

Còn về chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Đặng Huỳnh Mai nhận xét: “Có tâm lý sợ thiếu nên thường đưa ra cái gì cũng nhiều!”

“Tâm lý sợ thiếu” này, không chỉ trong việc xây dựng chiến lược giáo dục hay chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi mà còn bao trùm lên nhiều hoạt động của ngành giáo dục trong suốt thời gian qua.

Có nhiều cuộc vận động của ngành được sôi nổi mở ra, về hình thức, đều là những cuộc vận động được xem là đúng và trúng.

Nhưng, khi thực hiện dồn dập, dường như cuộc vận động sau đã làm mờ cuộc vận động trước và khiến dư luận nghi ngại, nếu không thận trọng, ngành sẽ quay trở về vị trí xuất phát ban đầu.

Chẳng hạn như với cuộc vận động “Hai không”, ngay trong năm đầu thực hiện, kết quả rất khả quan, cả xã hội cùng phấn khởi vì ngành dám đấu tranh quyết liệt để đưa sự học đến thực chất .

Nhưng chỉ đến năm thứ 2, dù kỳ thi tốt nghiệp THPT được ngành tuyên bố là tiếp tục được thắt chặt bởi cuộc vận động “Hai không”, tỷ lệ đỗ đã tăng hơn 9%.

Giáo dục không phải là lĩnh vực thích hợp với những bước chân thần tốc.

Chính vì thế, vào cuối tháng 12/2008, trong một bản thuyết minh có tên: “Vấn đề giáo dục VN có đang bế tắc, ngày càng sa sút và không có lối ra không?”, ngành giáo dục đã phải tự thanh minh: “Những khó khăn yếu kém trên của giáo dục Việt Nam đã tồn tại từ trên 20 năm. Đối chiếu với các thành tựu của hệ thống giáo dục hơn 20 năm qua và đổi mới của ngành hơn 2 năm gần đây, không thể coi giáo dục Việt Nam đang trong tình trạng “bế tắc”; “ngày càng sa sút, không có lối ra”.

Giáo dục VN không bế tắc, không ngày càng sa sút. Nếu như những lãnh đạo ngành điềm tĩnh hơn trên con đường phát triển.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Việt Nam đang đi theo triết lý giáo dục nào?

    04/11/2013GS. Chu HảoSoi thực tiễn Việt Nam vào triết lý giáo dục của thế giới, chúng ta hình như đang đi ngược chiều với mọi triết lý giáo dục hiện đại. Không thể nấn ná, đã đến lúc phải chấn hưng (hay làm lại) nền giáo dục Việt Nam.
  • Phát triển giáo dục trong xu hướng toàn cầu

    23/07/2007Phạm ThắngHầu hết các quốc gia trên thế giới đều lấy giáo dục phổ thông làm nền tảng và coi giáo dục Đạihọc là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, tùy thuộc vào điều kiệnkinh tế- xã hội của mình, mỗi quốc giacó thể nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau trong chiến lược phát triểngiáo dục Đại học...
  • Giải pháp nào cho giáo dục đại học?

    01/04/2006Giáo sư Hoàng TụyCuộc cách mạng công nghệ và xu thế kinh tế tri thức từ vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học, không chỉ đối với các nước tiền tiến mà cả đối với các nước khác(2). Cho nên tuy hiện nay dư luận xã hội đang quan tâm nhiều nhất về chất lượng giáo dục phổ thông, tôi vẫn nghĩ giáo dục đại học mới là cái đáng lo hơn cả.
  • Làm gì để đổi mới tư duy giáo dục?

    12/07/2005Tố PhươngGS.TSKH Nguyễn-Đăng Hưng (Giáo sư trường ĐH Liège, Bỉ - Chủ nhiệm các chương trình Cao học Bỉ&Việt tại ĐHBK TP.HCM và Hà Nội) được mệnh danh là người "tiếp thị" chất xám Việt Nam, người "chở" chất xám về Việt Nam, người “đi tìm” tiến sĩ cho Việt Nam vì đã và đang thực hiện các chương trình đào tạo thạc sỹ Bỉ-Việt tại các Đại học Bách khoa Hà Nội và TP.HCM, với chương trình 50 tiến sĩ bằng học bổng Quốc gia…
  • 2006 - Bắt đầu lộ trình đổi mới giáo dục đại học...

    30/06/2005Thanh HàĐây chính là một cơ hội lớn cho giáo dục - đại học (GDĐH) Việt Nam. Tất nhiên nó sẽ đi kèm những thách thức cũng rất lớn”. Bà Trần Thị Hà - vụ trưởng Vụ Đại học & sau đại học  - mở đầu cuộc trao đổi với TTCN.
  • Cuộc cách mạng về giáo dục

    16/01/2004Tháng 4/2001, Massachusetts Institute of Technology (Học viện Công nghệ Massachusetts, viết tắt là MIT, vốn vẫn được xem như nơi cung cấp các nhà khoa học đoạt giải Nobel) chính thức đưa lên Internet tài liệu và bài giảng của khoảng 2.000 môn học. MIT gọi chương trình nay là Open Course Ware (Công cụ khóa học mở, viết tắt là OCW).
  • Thế nào là chuẩn?

    14/12/2003Từ trước đến nay học sinh được dạy theo chuẩn mực nào? Ngành giáo dục đang làm một việc ngược đời là xong chương trình và SGK rồi mới làm chuẩn?
  • Chỉ số chất lượng giáo dục Việt Nam đạt 3,79/10 điểm

    10/11/2003Thông số trên được Bộ Kế hoạch - Đầu tư đưa ra tại hội nghị về chất lượng giáo dục và kỹ năng sống do Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục vừa tổ chức mới đây tại Hà Nội. Chỉ số này của Việt Nam cao hơn Indonesia nhưng thấp hơn Thái Lan....
  • Giáo dục Việt Nam bước vào thế kỷ 21

    11/02/2003Cách đây 50 năm, có nhà khoa học khi bàn về thế kỷ mới đã sớm nhắc nhở bạn đọc hãy tích cực tham gia vào chứ không thể là một người đứng xem thế sự xoay vần. Trang đầu cuốn sổ tay của học sinh trung học Canada vào năm học 1999 đã ghi một câu hỏi "Sang thế kỷ 21 bạn sẽ làm gì? và bạn đã chuẩn bị gì cho công việc đầu thế kỷ mới?" Phải chăng đó cũng là lời khuyên và câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta.
  • Những vấn đề bức xúc của giáo dục và đào tạo hiện nay

    10/02/2003Không ai có thể phủ nhận, với việc tiến hành ba cuộc cải cách giáo dục (CCGD) (1950, 1956 và 1979), ngành giáo dục và đào tạo (GD và ĐT) như một kiến trúc sư năng nổ đã thiết kế và xây dựng cho đất nước một hệ thống GD và ĐT đa dạng, khá hoàn chỉnh, từ mầm non đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, thỏa mãn nhu cầu học của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển GD và ĐT đang đặt ra một số vấn đề bức xúc.
  • Chuyển biến chiến lược cơ bản toàn diện về giáo dục

    10/02/2003Từ nay đến năm 2010, trên cơ sở những bài học đắt giá của 15 năm đổi mới giáo dục, những chuyển biến nào mới thật sự là "cơ bản toàn diện" cần phải tạo ra trong sự nghiệp học - hành suốt đời của toàn dân?
  • xem toàn bộ