Chữ nghĩa lướt qua cơn suy thoái

10:46 SA @ Thứ Năm - 26 Tháng Năm, 2016

Không ai dám tin, cùng một năm diễn ra đại hội nhà văn Việt Nam cùng đại hội nhà văn hai đô thị lớn TPHCM và Hà Nội sẽ giúp văn chương phát triển. Tuy nhiên, nếu không xem đại hội như một sự kiện văn hóa thì sẽ lãng phí tiền thuế của nhân dân. Ban chấp hành mới ắt có tư duy mới, nhưng tạm thời trước mắt vẫn phơi bày thực trạng, đội ngũ nhà văn nước ta đang già đi. Thử làm một cuộc khảo sát nhỏ có thể nhanh chóng xác định, thú vui chữ nghĩa cực kỳ dào dạt ở lứa tuổi bắt đầu cầm sổ hưu, mà tương đối thưa vắng ở lứa tuổi đôi mươi...

Thời đại đã khác, danh xưng người hùng thuộc về doanh nhân chứ không phải văn nhân. Biết làm sao được, ở xứ sở vừa thoát khỏi đói nghèo, người ta phải tập làm đẹp cho bản thân bằng kiểu áo hợp mốt, kiểu xe hợp nhãn trước khi nhận ra tâm hồn cũng cần có sức quyến rũ nào đó. Bối cảnh ấy, buộc nhà văn vừa viết vừa nghĩ, viết cho hôm nay và nghĩ cho ngày mai.

Quá trình hội nhập thực sự có tác dụng tổng duyệt lại quân số của nhà văn Việt Nam. Sách dịch ra mắt chóng mặt, số lượng hoàn toàn áp đảo mà chất lượng cũng đe dọa những ảo tưởng bất tận của sách nội. Giải Nobel công bố tháng trước, thì tháng sau tác phẩm đã trình làng. Đọc cho kịp đã khó, mà viết cho kịp còn khó hơn. Bối rối có thật, nao núng có thật và bẽ bàng cũng có thật. Những trang văn vuốt ve, những câu thơ ỡm ờ rồi đến lúc phải chấm dứt. Cửa lớn đã mở, đón chờ tâm hồn lớn bay lên. Cái huy chương Fields của Ngô Bảo Châu giống như một lời nhắc nhở nghiêm khắc rằng, trí tuệ Việt Nam ló dạng rồi, còn suy tư Việt Nam chìm khuất nơi đâu? Bao giờ giới cầm bút Việt Nam từ bỏ những trò tán dương bè cánh hoa mỹ, những loại giải thưởng ban phát bổng lộc, chưa ai khẳng định được. Chỉ thấy nhói lên một chút hy vọng, qua các trang web văn chương, ý thức chuyên nghiệp dần được hình thành và đẩy lùi những cái entry loạng choạng nhiều năm trước vẫn được tôn vinh là văn học mạng! Và sòng phẳng hơn có thể nói, các trang web văn chương góp phần thúc đẩy phẩm chất dân chủ và văn minh trong đời sống văn hóa! Không còn tổ chức văn học hay tờ báo văn nghệ nào được phép độc quyền phê bình, độc quyền bốc thơm bất cứ cá nhân hay tác phẩm nào. Đó là tín hiệu đáng mừng nhất để phấp phổng niềm tin văn chương nước nhà đang đứng gần sự chuyển động tích cực!

Sài Gòn, cuối năm 2010

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhà văn mang lại cuộc sống thứ hai

    02/10/2018Nguyễn Duy BìnhTrong một xã hội cởi mở, dân chủ, nhà văn là người cho bạn đọc sống cuộc sống thứ hai. [...] Mặc dù ngày nay có sự cạnh tranh của truyền hình, internet, nhưng tôi không hề bi quan về tương lai của văn học. Bởi vì cuộc sống thứ hai mà văn học ban cho chúng ta không chỉ giới hạn ở khía cạnh giải trí. Văn học mang lại cho chúng ta ước mơ, cho phép chúng ta lánh xa đời thường nhưng cũng đặt ra cho chúng ta một số câu hỏi...
  • Những trạng thái tâm hồn nghệ sĩ

    20/06/2018Đinh Quang TốnNhớ và quên là hai trạng thái tâm lý tình cảm bình thường của con người. Nhớ hay quên do rất nhiều yếu tố tự nhiên hợp thành, thường rất khó tác động. Không thể cố gắng mà nhớ, cũng không thể cố mà quên được, mà đôi khi còn ngược lại. Văn chương cổ kim Đông Tây đã biểu đạt hai trạng thái tình cảm này của con người rất sâu sắc...
  • Sự khác biệt mới làm giàu có tâm hồn

    16/10/2015Hà Anh (thực hiện)“Người đọc có tìm những “khác biệt” để đọc hay còn có những yếu tố khác nữa? Người kinh doanh có quan tâm đến giá trị tinh thần khi lựa chọn “kinh doanh” tác phẩm văn học? Điều gì tạo nên giá trị của tác phẩm văn học Việt Nam?”- đó là những nội dung nhỏ trong buổi trao đổi giữa phóng viên báo điện tử Tổ Quốc với nhà văn Ngô Tự Lập, một nhà văn tiếp xúc nhiều với văn học nước ngoài...
  • Ao làng và Nobel Văn học

    08/10/2015Nguyễn Vĩnh NguyênÔng (bà) ấy là ai? Ông (bà) ấy đã đến Việt Nam hay chưa? Có cuốn nào của ông (bà) ấy đã được dịch sang tiếng Việt? Người trong giới viết lách và độc giả quan tâm thời sự văn chương ở Việt Nam vẫn thường hỏi nhau như vậy mỗi lần viện hàn lâm Thuỵ Điển công bố một tên tuổi đoạt giải Nobel Văn học...
  • Vì sao nhà văn lại không được coi trọng?

    16/04/2015Nguyễn Mạnh HàNhà văn, tất nhiên phải là những nhà văn đích thực, xưa nay, là những
    người sáng tạo và đem lại cho xã hội những giá trị tinh thần lớn lao.
    Nhà văn đem lại những giá trị góp phần làm hoàn thiện tính người cho
    nhân loại. Thế nhưng không phải ở đâu, thời đại nào, thể chế nào các
    nhà văn cũng được coi trọng và tôn trọng mà họ dáng được bởi các giá
    trị mà họ có, họ đem lại cho cộng đồng...
  • Văn chương ngày nay làm được gì?

    08/01/2011Hoài NamĐặt ra yêu cầu công việc cho văn chương trước “hiện thực đất nước hôm nay”, trước “sự kiện đang diễn ra” chính là yêu cầu nhà văn phải trở thành nhà báo, trong khi phương tiện tác nghiệp báo chí của nhà văn cùn nhụt hơn rất nhiều so với phương tiện tác nghiệp báo chí của nhà báo “thứ thiệt” trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay.
  • Văn trẻ 2010 - Mạnh ai nấy đi

    11/12/2010Ngô Thục MiênRất lạ là suốt năm 2010, Ban Công tác nhà văn trẻ (Hội Nhà văn Việt Nam) đã không tổ chức một cuộc hội thảo, tọa đàm nào để giới thiệu những tác phẩm của các tác giả trẻ được xuất bản trong năm. Các tác giả trẻ vẫn tự tìm mối in, tự giới thiệu để đưa tác phẩm của mình đến công chúng. Trên con đường đó, đôi khi, họ thấy hụt hơi, nản lòng...
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Viết tiểu thuyết lịch sử không nên lệ thuộc vào chính sử

    17/09/2010Hương Lan thực hiệnSau 20 năm miệt mài, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã hoàn thành hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ về nhà Trần và nhà Lý đúng vào thời điểm cả nước chuẩn bị chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. “Phổ cập lịch sử là trách nhiệm của nhà văn”, ông chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị trong ngày ra mắt hai tác phẩm lớn của mình – “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần”...
  • Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI từ góc nhìn hậu hiện đại

    14/09/2010Thái Phan Vàng AnhCho đến nay, chủ nghĩa hậu hiện đại không còn là một khái niệm xa lạ trong văn học nước ta. Dẫu có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng nó đã được nhìn nhận như một khuynh hướng văn học với những nét đặc thù. Trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, yếu tố hậu hiện đại đã để lại dấu ấn trong tiểu thuyết Việt Nam...
  • xem toàn bộ