Chủ nghĩa tự do truyền thống
Tên sách: Chủ nghĩa tự do truyền thống
Tác giả: Ludwig von Mises
Dịch giả: Phạm Nguyên Trường
Hiệu đính: Đinh Tuấn Minh
Khổ sách: 12 x 20 cm
Số trang: 408 trang
1) Về tác giả
Ludwig von Mises (1881-1973) là một trong những nhà kinh tế học và chính trị học nổi bật nhất thế kỉ XX. Ông là người đứng đầu, đồng thời là người củng cố và hệ thống hoá Trường phái kinh tế học Áo. Các tác phẩm nổi bật của ông gồm: The Theory of Money and Credit (1912, 1953); Socialism: An Economic and Sociological Analysis (1922, 1932, 1951); Liberalismus (1927, 1962), Bureaucracy (1944, 1962); Human Action: A Treatise on Economics (1949, 1963, 1966, 1996); Planning for Freedom (1952, 1962, 1974, 1980); Theory and History: An Interpretation of Social and Economic Evolution (1957).
2) Về tác phẩm:
Cuốn sách tương đối mỏng này có tầm quan trọng gấp nhiều lần sức tưởng tượng nếu chỉ nhìn vào độ dầy và ngôn ngữ khiêm nhường của nó. Đây là tác phẩm bàn về xã hội tự do, bàn về điều mà hiện nay có thể được gọi là “chính sách” đối nội và đối ngoại cho một xã hội như thế; và đặc biệt là bàn về những trở ngại và khó khăn, cả thực tế lẫn tưởng tượng, trên con đường thiết lập và giữ gìn hình thức tổ chức một xã hội như thế.
3) Mục lục
- Lời giới thiệu, năm 1985
- Lời giới thiệu bản tiếng Anh
- Lời tựa
DẪN NHẬP
- 1. Chủ nghĩa tự do
- 2. Phúc lợi vật chất
- 3. Chủ nghĩa duy lí
- 4. Mục tiêu của chủ nghĩa tự do
- 5. Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản
- 6. Cội nguồn của tâm lí bài chủ nghĩa tự do
CHƯƠNG 1.NHỮNG NỀN TẢNG CỦA CHÍNH SÁCH TỰ DO
- 1. Sở hữu
- 2. Tự do
- 3. Hòa bình
- 4. Bình đẳng
- 5. Bất bình đẳng về tài sản và thu nhập
- 6. Sở hữu tư nhân và đức hạnh
- 7. Nhà nước và chính phủ
- 8. Chế độ dân chủ
- 9. Phê phán thuyết vũ lực
- 10. Luận cứ của chủ nghĩa phát xít
- 11. Giới hạn hoạt động của chính phủ
- 12. Lòng khoan dung
- 13. Nhà nước và hành động phản xã hội
CHƯƠNG 2. CHÍNH SÁCH KINH TẾ TỰ DO
- 1. Tổ chức kinh tế
- 2. Sở hữu tư nhân và những người phê phán nó
- 3. Tư hữu và chính phủ
- 4. Chủ nghĩa xã hội là bất khả thi
- 5. Chủ nghĩa can thiệp
- 6. Chủ nghĩa tư bản: phương thức tổ chức xã hội khả thi duy nhất
- 7. Các tập đoàn kinh tế, tập đoàn độc quyền và chủ nghĩa tự do
- 8. Quan liêu hóa
CHƯƠNG 3. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
- 1. Giới hạn của nhà nước
- 2. Quyền tự quyết
- 3. Nền tảng chính trị của hòa bình
- 4. Chủ nghĩa dân tộc
- 5. Chủ nghĩa đế quốc
- 6. Chính sách thuộc địa
- 7. Thương mại tự do
- 8. Tự do đi lại
- 9. Hợp chủng quốc châu Âu
- 10. Hội Quốc liên
- 11. Nước Nga
CHƯƠNG 4. CHỦ NGHĨA TỰ DO VÀ CÁC CHÍNH ĐẢNG
- 1. Tính chất “giáo điều” của những người theo trường phái tự do
- 2. Đảng phái chính trị
- 3. Sự khủng hoảng của chế độ đại nghị và ý tưởng về nghị viện đại diện cho các nhóm đặc biệt
- 4. Chủ nghĩa tự do và đảng đòi đặc quyền đặc lợi
- 5. Công tác tuyên truyền của đảng và tổ chức đảng
- 6. Chủ nghĩa tự do như là “đảng tư bản”
CHƯƠNG 5. TƯƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA TỰ DO
PHỤ LỤC
- 1.Tư liệu viết về chủ nghĩa tự do
- 2. Bàn về thuật ngữ “Chủ nghĩa tự do”
- 3. Lời nhà xuất bản (Nga)
4) Điểm nhấn
“…Kể từ ngày xuất bản tác phẩm Chủ nghĩa tự do [truyền thống], tôi đã viết thêm rất nhiều về những vấn đề được nói tới trong tác phẩm này. Tôi đã nghiên cứu nhiều vấn đề mà lúc đó tôi không thể trình bày trong tác phẩm này vì không muốn làm cho độc giả chán nản vì sự dài dòng. Mặt khác, lúc đó tôi đã xem xét một số vấn đề mà hiện nay tôi thấy không còn quan trọng nữa. Ngoài ra, một số vấn đề về chính sách mà tôi xem xét nên được hiểu và đánh giá đúng trong bối cảnh kinh tế và chính trị khi tác phẩm này được viết ra.”
(trích Lời giới thiệu bản tiếng Anh, Chủ nghĩa tự do truyền thống, Ludwig von Mises, Phạm Nguyên Trường dịch, Đinh Tuấn Minh hiệu đính, NXB Tri thức, 2013).

Người xấu thì không thể trở thành công dân tốt được.
Một dân tộc gồm toàn những kẻ lười biếng và trộm cắp thì không thể trở thành giàu có được; một xã hội gồm toàn những kẻ nghiện hút và sùng bái thần tượng thì không thể trở thành tự do được. Khi người dân đánh mất sự tôn trọng đối với sở hữu và tình yêu lao động thì cũng có nghĩa là họ đã đánh mất thước đo duy nhất của sự trưởng thành và phương tiện duy nhất của sự tự hoàn thiện. Khi người ta đã hi sinh sự độc lập và lòng tin vào sức mạnh của chính mình thì cũng là lúc những tên độc tài xuất hiện và tròng xiếng xích lên đầu lên cổ họ.
Nội dung khác
Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Xuân Quỳnh xin đi với Lưu Quang Vũ vào vùng chiến sự biên giới 1979
20/02/2019PGS.TS. Lưu Khánh ThơNhà thơ Dương Soái và câu chuyện 'Gửi em ở cuối sông Hồng'
05/02/2019Hoa ChanhTết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)Bạn đang "Sống" hay đang "tồn tại"?
28/09/2016Khả AnhSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnBài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo
03/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Biến đổi các giá trị sống: Tiếng thở dài u buồn
12/07/2014PGS. TS. Huỳnh Văn SơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânHư học hư làm, hư tài
16/04/2014"Tôi viết sách vì trăn trở với tương lai đất nước"
23/11/2013Anh VũKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý