Chiến lược ngoại giao của các quốc gia nhỏ yếu
Trước hết tôi xin được đưa ra vài định nghĩa liên quan trong bài viết ngắn này
- Nền Độc lập của một Quốc gia: Chính phủ do Dân bầu của Quốc gia có khả năng tự mình giải quyết hiệu quả các vấn đề Quốc nội mà không cần sự trợ giúp của Quốc gia nào khác, cũng như việc chủ động tham gia vào giải quyết các vấn đề quốc tế mà không chịu sự hối thúc của Quốc gia khác. Quá trình đó không gây ra những hậu quả tiêu cực nào về kinh tế - chính trị - xã hội trong đối nội hay ngoại giao mà khó kiểm soát
- Chủ quyền của một Quốc gia: Phạm vi lãnh thổ hành chính, và không gian kinh tế - chính trị - xã hội liên quan đến lợi ích Quốc gia, trong đó vấn đề sở hữu hay các quyết sách của Chính phủ do dân bầu của một Quốc gia không chịu sức ép, chi phối hay áp đặt của Quốc gia khác vì những lợi ích không thuộc lợi ích Quốc gia mình
- Quốc gia nhỏ yếu: là nền Độc lập và Chủ quyền của Quốc gia đó có sự tham gia, can thiệp không thể từ chối, thâm chí lấn át của Quốc gia khác, làm tổn hại đến lợi ích quốc gia mình, từ đó Chính phủ bị mất lòng tin trong Quốc nội, uy tín Quốc tế yếu, tinh thần Nhân dân vì thế mà nhược tiểu, chí khí Dân tộc bị bào mòn, vong nô từ trong ý nghĩ, lệ thuộc tư tưởng…sự tồn tại phụ thuộc vào Quốc gia khác mà không thể toàn quyền tìm được con đường phát triển văn minh
Chiến lược ngoại giao của các Quốc gia nhỏ yếu hiện nay:
1. Ý chí lãnh đạo từ chối những học thuyết đối kháng, cực đoan, đơn nguyên. Hình thành được học thuyết tự chủ làm nền tảng phát triển đất nước hài hòa, cộng hưởng với các giá trị văn minh của Nhân loại
2. Xây dựng khối Đại đoàn kết Dân tộc, không lấy quan điểm, chủ thuyết chính trị mang tính ‘độc tôn’ làm nền tảng, mà dựa vào ba chân kiềng: Hiến pháp bình đẳng + Văn hóa đất nước + An Dân Hưng Quốc. Quản lí Nhà nước tuân thủ ba nguyên tắc : Văn minh + Công bằng + Thống nhất
3. Hoàn thiện thể chế chính trị tiến bộ để hội đủ tư cách tham gia được đầy đủ vào các thể chế kinh tế - chính trị Quốc tế đa phương. Tranh thủ tối đa sự tham gia, ủng hộ của các Quốc gia khác trong các vấn đề phải tranh chấp với nước lớn, không tự cô lập
4. Mở ra những khả năng pháp lý, môi trường xã hội để quần chúng Nhân dân tham gia và bộc lộ được khí chất hào hùng, tự cường của các Dân tộc trong niềm tự hào đích thực, thực sự hậu thuẫn cho Chính phủ trong các ứng xử quốc tế, bảo vệ lợi ích Quốc gia
5. Thiết lập quan hệ quốc tế theo ‘Tam Giác Chiến lược tối thiểu’ xác lập vai trò chắc chắn của Quốc gia trong ( từng cặp ba nước liên minh + trong ba lĩnh vực chủ yếu + đối trọng được với ba nước trong Hội đồng Bảo an UN )
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCách đây một thế kỷ, những người khổng lồ
12/05/2009Nguyên NgọcTiền... bạc
25/06/2009Linh Linh