Châu Á phục sinh

02:33 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Năm, 2007

Những mẫu sản phẩm tinh vi và siêu mớiliên tục ra mắt trong các triển lãm ở Tokyo. Những chiếc tàu biển lớn nhất thế giới hạ thủy đều đặn ở Ulsan Những đường giao thông khác cốt đan nhau như tơ tằm ở Quảng Châu cùng những Ngân hàng đầy ắp tiền ở Thượng Hải. Những doanh nghiệp nước ngoài thoắt ẩn hiện ở Hồng Kông. Những đường phố đẹp như công viên ở Singapore. Những bãi biển đông nghịt người da trắng ở Phuket hay Bali. Những bộ óc lập trình phức tạp hồi hương từ Thung lũng Silicon tạo nên các Trung tâm phần mềm hùng mạnh ở New Delhi. Những ánh mắt tươi trẻ trong các khu công nghiệp Bình Dương và những nụ cười mãn nguyện bên chiếc chiếc ôtô đời mớitrong Khu đô thị Phú Mỹ Hưng hay Khu đô thị Mỹ Đình - NhânChính. Những vệ tinh Made in Asiabay ngang dọc không gian cùng những cuộc tập trận với vũ khí tối tân có sự yểm trợ hạt nhân tự sáng chế trên Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương... Tất cả, như đã nói rằng vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, Châu Á đang đẩy toàn bộ sự đói nghèo, lạc hậu, bạc nhược và tủi nhục vào quá khứ để bước lên sân khấu chính trị toàn cầu và phát đi một tương lai đầy hứa hẹn về sự phục sinh nền văn minh chói lọi một thời.

Thần kỳ và độc nhất vô nhị

Khởi đầu từ Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới II rồi lan sang HànQuốc, Đài Loan, Đông Nam Á, đến TrungQuốc, Việt Nam, Ấn Độ... Châu Á đã đạt được sự tăng trưởng kinh tế rất nhanh, trung bình là 6%/năm, tức gấp đôi phần còn lại của thế giới và gấp rưỡi của Mỹ. Đặc biệt trong suốt 20 năm qua, nhiều nền kinh tế ở đây đã tăng trưởng gần 10% Trung Quốc, đã lập được kỷ lục trong lịch sử kinh tế thế giới: liên tục tăng trưởng 2 chữ số. Chỉ tính riêng 10 nền kinh tế ChâuÁ mới nổi và chỉ tính trong thời gian 15 năm gần đây thì GDP của họ tờ chỗ chiếm 15% GDP thế giới đã tăng lên 25%.Dự trữ ngoại tệ tăng vượt qua một dự đoán. Trong vòng một thập kỷ (1996 - 2006) nó đã tăng từ vài trăm tỷ USD (Mỹ) lên hơn 2.000 tỷ, trong đó phần của TrungQuốc chiếm trên 1.000 tỷ. Hiện nay 60% dự trữ ngoại tệ của thế giới không phải nằm ở Bắc Mỹ hay Tây Âu mà nằm ở 3 nước Đông Bắc Á nghèo tài nguyên nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, ngoại thương tăng vút lên, đúng là còn trên cả thần kỳ. Trong vòng 40 năm, xuất khẩu của HànQuốc tăng hơn 3.600 lần, từ 45 triệu USD lên 163 tỷ. TrungQuốc từ chỗ nhập siêu chuyển sang xuất siêu một giá trị bằng GDP của hàng chục quốc gia cộng lại. Mới nhập cuộc như Việt Nam, nhưng trong 20 năm đổi mớicũng liên tục đạt mức tăng trưởng 7 - 8% và có giá trị xuất khẩu tăng 16% mỗi năm. Ấn Độ có thời được mệnh danh là "rùa Châu Ân” thì trong 15 năm qua cũng đạt mức tăng trưởng gần 10%.

Với tốc độ tăng trưởng choáng ngợp như vậy, một số trong các nền kinh tế ChâuÁ đã lần lượt đuổi kịp và vượt nhiều nước ChâuÂu. Nhật Bản vượt qua vị trí số 1 Châu Âu của Đức, Hàn Quốc vượt qua Nga, Ấn Độ vượt Bỉ, Trung Quốc, vượt nhiều nước Châu Âu. Sự tăng trưởng nhanh có lẽ trở thành một bản đồng ca Châu Á, dù đó là Trung Quốc hay Thái Lan, lndonesia hay Bangladesh, Sri Lanka, Đài Loan hay Lào, Myanmar. Trong vòng 30 năm qua, từ chỗ không có tỷ trọng gì phải kể đến trong nền kinh tế thế giới, Châu Á đã chiếm 10 trong số 20 nền kinh tế mạnh nhất thế giới.Một sự tập trung về địa lý không đâu bằng, đến nỗi Ngân hàng Thế giới kết luận xác suất chỉ có 1/10.000 trường hợp mà thôi. Còn riêng sự tăng trưởng của ba nước TrungQuốc, Việt Nam và Ấn Độ trong 15 năm qua được Chủ tịch Hiệp hội ChâuÁ của MỹVishakhanDesai ví là "giống như sự vươn dậy của nước Mỹ trước đây".

ChâuÁ là một vòng địa lý được các nhà thám hiểm Phương Tây đặt tên chủ yếu dựa vào hiện tượng monsoon(gió mùa). Những trên thực tế, châu lục này rất đa dạng về khí hậu, thiên nhiên và văn hóa đến nỗi người ta tưởng rằng nó gồm các hành tinh khác nhau nếu đi từ Bình Nhưỡng xuống Java, từ Bắc Kinh đến Karachi hay từ Hà Nội sang Bombay. Không những thế, ChâuÁ còn là một "vựa người” về cả mật độ lẫn tốc độ gia tăng. Nếu lấy Hồng Kông làm ví dụ thì dân số của nó có mật độ 400.000 người/km2, cao nhất thế giới hay gấp 100 lần mật độ ở bang ldaho của Mỹ. Còn trên đường phố Java thì người ta hầu như chẳng thể nhìn thấy cái gì rõ hơn là đồng loại của mình. ChâuÁ có lẽ là châu lục nghèo tài nguyên nhất nhưng lại giàu người mù chữ nhất. Sự đói nghèo ở đây chỉ thua kém Châu Phi và tình cảnh này đã ngự trị nhiều thế kỷ.

Cho đến năm 1970, Nhật Bản vẫn còn chưa phát triển lắm, 360 yen mới đổi được 1 USD và thường xuyên bị các nước Phương Tây trừng phạt do bán phá giá. Vào năm 1955 Seoul còn im lìm trong đổ nát của chiến tranh và Hong Kong thì vẫn còn túng thiếu. Đài Bắc cho đến năm 1962 vẫn là vùng nông thôn và hầu như chưa có đèn giao thông. Năm 1960, Singapore vẫn còn phải lo các nhu yếu phẩm thông thường. Năm 1960, Singapore vẫn còn phải lo các nhu yểu phẩm thông thường. Năm 1965 Indonesia vẫn xảy ra đảo chính và tàn sất đẫm máu. Vào đầu thập kỷ 1970 nguồn thu của Malaysia chủ yếu là trông vào bán quặng thiếc và dầu cọ. Đến tận năm 1978, gần như toàn bộ dân Trung Quốc vẫn còn mặc đồng phục màu xám 4 túi với huy hiệu đỏ trên ngực. Năm 1985 Việt Nam còn phải đi xin nước ngoài viện trợ khẩn cấp lương thực nhưng lại được cho... phân đạm. Còn Ấn Độ thì đến năm 1991 vẫn có ám sát Thủ tướng, tranh chấp tôn giáo ở Chùa Vàng và Chính phủ thực sự bối rối bởi mất nguồn ngoại tệ 2 tỷ USD nhờ xuất khẩu vào Liên Xô.

Cho đến đầu thế kỷ XX, trừ Nhật Bản và Thái Lan, Châu Á vẫn im lìm trong sự nô dịch hoặc nửa nô dịch của Phương Tây. Con người bị bóc lột, tài nguyên bị vơ vét, chính quyền bị ức hiếp và sai khiến... hầu như chỉ là "một lũ mũi tẹt da vàng, có con mắt ngó nghiêng như một chính khách Phương Tây phát biểu, hay có học thì cũng là học để ăn...như Lỗ Tấn và Quách Mạc Nhược đau đớn thú nhận. Cho mãi đến giữa thế kỷ XX, Châu Á nói chung vẫn chưa có văn minh theo hướng hiện đại. Nhật Bản là quốc gia tiên tiến nhất thì bị bom Mỹ san bằng, Bán đảo Triều Tiên và Bán đảo Đông Dương ngập chìm trong chiến tranh tàn bạo, Trung Quốc hỗn loạn và chết chóc trong Cách mạng Văn hóa, Đông Nam Á bị chia làm hai khối đối địch, ân Độ bị mê hoặc bởi xung đột tôn giáo. Cho đến tận thập kỷ 1970, về cơ bản Châu Á vẫn trong cảnh đói nghèo, chiến tranh, xung đột, loạn lạc mà phần lớn các cuộc này đều do bên ngoài Châu Á gây ra hoặc tác động. Hầu như tất cả các nước Châu Á đều phải trải qua những đau khổ nhất cả về thể xác lẫn tinh thần.

Nhưng giờ đây, vào những năm đầu của thế kỷ XXI, Châu Á đã trở thành cái mà chính người Phương Tây thừa nhận là, một nơi từng dễ dàng kiểm soát nhưng nay không còn dễ đối phó như trong tưởng tượng. Châu Á đã phát triển nhanh đến mức nhiều người ở Phương Tây đi từ không hiểu nổi đến hoảng sợ và họ gọi đây là hiện tượng độc nhất trong lịch sử nhân loại. Bởi thời kỳ phát triển nhanh nhất để Tây Âu chuyển thành tư bản chủ nghĩa cũng chỉ đạt 2,7% tăng trưởng và kéo dài đến 170 năm. Còn Châu Á với tốc độ như hiện nay được các chuyên gia Phương Tây dự báo đến năm 2030, nếu không có biến động lớn, thì tổng sức mạnh kinh tế của Châu Á sẽ lớn hơn của Mỹ và Châu Âu công lại.Thế kỷ XXI sẽ là "Thế kỷ Châu Á".

Tại sao?

Nếu Châu Á có 100 nước thì cũng có 100 nguyên nhân của sự thần kỳ. Mỗi nước có hoàn cảnh, số phận và vận hội khác nhau. Tuy nhiên, đặc điểm chính của các nước "tiền thần kỳ" Châu Á là khá giống nhau nên trên bình diện châu lục họ có một số nguyên nhân chung.

Thứ nhất làmôi trường quốc tế đặc biệt.Các nước Châu Á (trừ Nhật Bản và Thái Lan) bước ra khỏi đêm trường thuộc địa, ít nhiều đều chịu ơn Cách mạng Tháng Mười ở nước Nga và sự hỗ trợ của Liên bang Xô Viết. Nếu như không có Cách mạng Tháng Mười và Liên Xô cùng hệ thống XHCN thì phong trào giải phóng dân tộc đã không có chỗ dựa đủ mạnh để thoát ra khởi ách thực dân sớm như vậy. Sự đối đầu về hệ tư tưởng trong nửa sau thế kỷ XX cũng đã làm hai siêu cường đầu tư giúp đỡ các đồng minh của mình ở Châu Á và tạo nên những cơ sở hạ tầng đáng kể cho họ. Đặc biệt, Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Đài Loan đã nhận được những khoản tài chính không nhỏ từ phía Mỹ và các hợp đồng béo bở của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.Sự kết thúc chiến tranh bằng chủ nghĩa anh hùng của Việt Nam cũng đã mang lại cho Đông Á một món quà vô giá của hơn 30 năm hòa bình vừa qua, trong khi ở châu lục nào cũng có chiến tranh. Rồi quá trình quốc tế hóa và toàn cầu hóa trên thế giới cũng làm cho các nước nghèo Châu Á tiếp cận dễ hơn với nguồn vốn, công nghệ, quản lý và cơ hội để thâm nhập thị trường các nước giàu.

Thứ hai làtư duy cải cách và chủ nghĩa trọng thương.Khi Mỹ khai phá Viễn Tây để xây dựng Califomia như ngày nay thì cũng là lúc vua Minh Trị khởi xướng cải cách ở Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới II, sự tiên phong phát triển của Nhật có vai trò như con sếu đầu đàn dẫn cả "đàn sếu Đông Nam Á" bay lên. Ở Nam Triều Tiên, sự sáng suốt, quyết liệt và khốc liệt của tướng Park Chung Hy với chiến lược ngoại thương lập quốc thay đồi hoàn toàn cách làm cũ, đã đưa một nửa Bán đảo Triều Tiên chỉ sau 15 năm trở thành một Hàn Quốc được vinh dự tổ chức Thế vận hội Olympic. Ở Singapore, một người khả kính Châu Á là Lý Quang Diệu đã tìm ra lối đi riêng và biến Đảo quốc khô cằn này thành một Trung tâm thương mại - tài chính uy tín của khu vực ở Trung Quốc, một người thấp bé nhưng như "làm bằng thép" là Đặng Tiểu Bình vào tháng 12/1978 đã lật ngược thế cờ trong Trung ương Đảng để thực hiện cải cách, mở cửa với câu nói nổi tiếng "không kể mèo đen hay mèo trắng miễn là bắt được chuột. Cuộc cải cách tháng 12/1978 từ từ nhưng như trời long đất lờ đó của Trung Quốc đã không được các Giáo sư ở Đại học Harvard dựliệu vì nó quá nhanh và quá lớn. Ở Indonesia và Malaysia, những người hùng Suharto và Mahathir đã hoà vào dòng chảy cải cách và ngoại thương Châu Á đến mức có lúc những công trình xây dựng ở đây đã đạt chiều cao nhất thế giới. Ở Việt Nam, sau công cuộc giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh, vào năm 1986 với sự dũng cảm của Trường Chinh, sự kiên cường và khôn khéo của Nguyễn Văn Linh và những người đồng chí, một sự cải cách khác với tên gọi "đổi mới" đã được khởi xướng và thực hiện thành công. 20 năm Đổi mớiđã tạo nên một Việt Nam rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc làm ngẩn ngơ những nhà Việt Nam học thiếu kiên nhẫn. Ở Ấn Độ, năm 1991 hai nhà lãnh đạo ít kinh nghiệm hơn, Narashimha Rao và Manmchan Singh cũng đã làm một cuộc cách mạng kinh tế có tầm thế kỷ. Thuế nhập khẩu được hạ từ 400% xuống dưới 65%, người nước ngoài được sở hữu 51% trong liên doanh và 100% trong các dự án phân phối năng lượng...

Có thể nói hầu như không có một nền kinh tế nào ở Châu Á tăng trưởng nhanh mà lại không cải cách cơ cấu và tự do hóa. Riêng lãnh thổ Hong Kong thì có thể chế kinh tế có thể nói là tự do nhất trên hành tinh. Không có một sự kiểm soát nào về nguồn vốn vào ra lãnh thổ này, hầu như không có hàng rào nhập khẩu và có rất àhạn chế đối với Công tynước ngoài. Một điểm chung nữa là tất cả các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở Châu Á đều chủ yếu nhờ vào thương mại hoặc chế tạo xuất khẩu. Tất cả các nền kinh tế đó đều từ bỏ chủ nghĩa trọng nông truyền thống nghìn đời để theo chủ nghĩa trọng thương. Jim Rohwer, nhà kinh tế học Phương Tây, tác giả cuốn Asia Rising(Châu Á trỗi dậy) nổi tiếng, đã phát hiện ra rằng thương mại đã thay đổi tận gốc rễ cấu trúc kinh tế của các nước Đông Á mà Hàn Quốc và Malaysia là những điển hình.

Thứ ba là tiếtkiệm và quyết tâm.Tiết kiệm là một tính cách của người Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Riêng năm 1993 số tiền tiết kiệm của Châu Á lên đến 5.850 tỷ USD (trong đó phần của Nhật là 1.200 tỷ) so với 1.900 tỷ của Mỹ. Tuy nhiên, khác với Mỹ, người Châu Á giữ chặt các khoản tiết kiệm trong các két sắt hoen gỉ, chỉ đến khi nền kinh tế đi vào tự do hóa thì mớilàm được như Mỹ là đưa vào sản xuất kinh doanh. Và khi đó, tiền tiết kiệm đã trở thành một nguồn lực khổng lồ thực sự cho cải cách kinh tế. Một điều nữa là tất cả các cộng đồng dân cư trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh Châu Á đều có

quyết tâm rất cao và cần cù lao động. Họ đã nghèo, lạc hậu và quá đông đúc nên quyết vươn lên, khác hẳn với ở Mỹ Latinh và Tây Phi. Họ lại được các thủ lĩnh quyết đoán và kiên cường, đôi lúc độc đoán, dẫn dắt nên có đủ niềm tin để tớiđích bằng được. Rất có lý khi Lý Quang Diệu viết: "Người Châu Á biết rõ họ phải tự sống. Họ tự nguyện chịu đựng khó khăn gian khổ và học cách để sáng tạo cái mới, theo cách của họ. Đây chính là lợi thế duy nhất và lớn nhất để các nước Đông Á tiến lên".

Trở lại vàng son

Tờ The Economist Inteligentce Ltd(EIL) của Anh ngày 17/10/2005 dự báo rằng đến năm 2030, Trung Quốc sẽ có GDP lớn nhất Châu Á và gấp 3 lần Nhật Bản, chiếm 16% GDP và 14% xuất khẩu của thế giới với thu nhập bình quân 20.000 USD/người (theo giá trị sức mua PPP). Hàn Quốc nhỏ nhưng chiếm đến 6% xuất khẩu của thể giới và có GDP bình quân hơn 90.000 USD, Ấn Độ chiếm 5% xuất khẩu thể giới nhưng GDP bình quân chỉ đạt 20.000 USD. Việt Nam có mức tăng trưởng khiêm tốn hơn. Vào năm 2030, Việt Nam có GDP đạt 530 tỷ USD, GDP bình quân cao hơn Pakistan, đạt 15.000 USD. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn vào được danh sách 12 nền kinh tế lớn nhất Châu Á. Còn đến khoảng năm 2045 - 2050, vào dịp 100 năm quốc khánh CHND Trung Hoa thì GDP của Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới (giống như dự đoán của Đặng Tiểu Bình) và bằng khoảng 80 - 85% của cả Mỹ, Nhật và Tây Âu cộng lại. Tuy nhiên, EIL cũng dự báo rằng có một số nền kinh tế không theo kịp "cơn lốc” tăng trưởng Châu Á là Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Pakistan và Sri Lanka, trong đó tụt lại đáng kể nhất là Nhật Bản.Nền kinh tế đảo quốc đôi này từ vị trí số 1Châu Á sẽ rơi xuống số 4, GDP đầu người thua Hàn Quốc, bằng 70% của Hong Kong và chỉ bằng 56% của Singapore. Nguyên nhân cơ bản nhất là dân số Nhật Bản quá nhiều người già.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bí ẩn Châu Á trong tấm gương triết học Châu Á

    25/12/2017Hồ Sĩ QuýTriết học Châu Á hay là triết lý Châu Á không phải là một khái niệm triết học. Đây chỉ là một cách gọi tương đối. Nó khá mơ hồ, không đủ rõ ràng, không có nội hàm xác định, càng không được hiểu như nhau trong mọi văn cảnh. Nếu coi là một khái niệm triết học, thì triết học Châu Á còn mơ hồ hơn cả khái niệm triết học phương Đông...
  • Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI

    21/12/2006Kim Jae YoulSự sống dậy của truyền thống Khổng giáo qua CNTB Khổng giáo bắt đầu hấp dẫn nền kinh tế thế giới. Khi mà thế giới thế kỷ XXI bắt đầu phát hiện lại Đông Á, thì giới trí thức Đông Á lạibắt đầu tự ý thức để đưa ra những giá trị và cả tính Đông Á như một sự hoán đổi cho văn hóa thế giới trong thế kỷ XXI.
  • Một số “rào cản” cần vượt qua để phát triển đối với các dân tộc Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa

    31/05/2006TS. Đỗ Lan HiềnCó thể nói, ảnh hưởng của nền văn hoá Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo... cùng với những điều kiện xã hội, tự nhiên (sinh thái) khác biệt đã tạo ra những “rào cản" về mặt văn hoá - xã hội đối với các dân tộc Châu Á, khi hội nhập với thế giới. Với những "rào cản" này, các dân tộc Châu Á không dễ dàng tiếp nhận toàn cầu hoá. Do vậy, để có thể vượt qua những "rào cản" này khi hội nhập với thế giới, các dân tộc Châu Á không chỉ cần phải tự tin, vững bước phát triển và mạnh dạn hiện đại hoá, mà còn cần phải biết điều chỉnh cả thái độ lẫn đường lối, chính sách để khai thác tốt những cơ hội mới do toàn cầu hoá hiện nay mang lại...
  • Toàn cầu hóa một số vấn đề triết học đặt ra ở Châu Á - Thái Bình Dương hiện nay

    17/05/2006PGS. TS. Trần Đức CườngToàn cầu hoá là một hiện tượng phức tạp, có tác động sâu rộng đến mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong bối cảnh đó, các nước thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thái độ như thế nào đối với vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc, phải giải quyết các vấn đề quốc gia dân tộc, chủ quyền dân tộc, tính tự quyết dân tộc, phân tầng xã hội, giá trị người và đời sống con người... như thế nào. Đặc biệt, phải làm gì để chống lại sự huỷ hoại về mặt giá trị của toàn cầu hoá...?
  • Top 50 công ty châu Á xuất sắc nhất

    01/04/2006Nguyễn AnhTrong thời giá dầu thô tăng cao như hiện nay, chẳng lạ khi những doanh nghiệp chiếm vị trí cao trên danh sách Top 50 công ty châu Á kinh doanh thành công nhất lần đầu tiên được tiến hành điều tra và bầu chọn bởi tuần báo kinh tế BusinessWeek của Mỹ (BW50) đều là những công ty kinh doanh dầu khí.
  • Về giá trị và giá trị Châu Á

    22/02/2006Hồ Sĩ QuýTác giả đã phân tích những giá trị truyền thống Châu Á trong bối cảnh thế giới đương đại và có sự đối sánh với những hệ giá trị khác, tổng hợp những quan điểm điển hình của một số học giả có uy tín trong và ngoài nước về lĩnh vực này, luận giải mối tương quan giữa những giá trị truyền thống Châu Á và nền văn hoá Việt Nam...
  • Châu Á với vấn đề toàn cầu hoá giáo dục

    10/02/2003Trên thế giới, cải cách giáo dục hiện nay được xem là rất cần thiết cho thành quả kinh tế. Sự phồn thịnh kinh tế của một quốc gia tùy thuộc vào chất lượng của hệ thống giáo dục quốc gia đó. Mặc dù nhu cầu giáo dục sáng tạo chỉ mới chớm nở ở châu Á nhưng các chính phủ cũng đã quan tâm và chuẩn bị nhập cuộc toàn cầu hóa giáo dục. Từng quốc gia đã ráo riết cải cách chế độ giáo dục theo hướng toàn cầu hóa để tránh bị tụt hậu so với các quốc gia khác.
  • Trường lớp châu Á

    10/02/2003Dự đoán của hai báo Asiaweek và The Christian Science Monitor về viễn cảnh trường lớp châu Á sẽ thay đổi ra sao trong thế kỷ tới
  • xem toàn bộ