Cao Thượng

08:36 SA @ Thứ Năm - 05 Tháng Hai, 2009

Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam của giáo sư Nguyễn Lân, "cao thượng có nghĩa là vượt lên trên những điều tâm thường, có tư cách và đạo đức hơn người". Cao thượng rất cần thiết cho con người đối với con người; nó còn mang ý nghĩa như một nhân cách. Văn học nghệ thuật không chỉ ngợi ca lòng cao thượng mà còn góp phần thúc đẩy sự cao thượng vốn có của con người.

Cao thượng là bản chất người, là nhu cầu tự nhiên của người trong quan hệ cộng đồng người. Đời người sẽ nghèo nàn ý nghĩa nếu một ngày nào thiếu vắng những giá trị sống vì người; nói cách khác là, con người sống không thể không mang trong lòng mình ít nhiều cao thượng. Ý nghĩa tốt đẹp của cao thượng không dành cho riêng ai, không chỉ dành cho một thành phần xã hội nào. Chiến sĩ của ta trong gian khổ thời kháng chiến đã từng nhường cơm, chia áo ấm cho tù binh bị thương mà trước đó là kẻ nghịch thù nơi chiến trường, ấy cũng là lòng cao thượng của con người. Một nhà văn đã trao hết tài liệu quý của riêng mình, góp phần cho một đồng nghiệp khác hoàn thành tác phẩm lớn cần thiết cho đời khi tự biết mình không đảm đang nổi, hoặc điều kiện sáng tạo không còn. Ngay đến cả một cô gái trẻ trót lầm lỡ làm thân "giang hồ", trong cuộc sống trôi nổi cũng có thể một lúc nào đó làm nên hành động cao thương với người đồng loại; rất tự nhiên cô gái ấy đứng dậy nhường ghế của mình trên chiếc ô tô khách cho bà cụ già ngồi suốt một chặng đường dài. Những trường hợp trên khác nhau về ý nghĩa và tầm cao mục đích, nhưng gặp gỡ nhau ở điểm son cao thượng. Còn biết bao điều cao thượng có thể gặp đó đây ngày ngày trên đất nước ta và hành tinh xanh này.

Tình yêu đích thực, từ tình yêu Tổ quốc đến tình yêu gái trai làm cho con người sống cao thượng hơn; ví như tình yêu đơn phương có chút gì buồn có chút gì vui, kể cả khi người mình yêu kết thân bạn đời trong vòng tay người khác. Viết đến đây, tôi bỗng nhớ 2 câu thơ của một tác giả không nhớ tên:

In only know I love you
Whatever you are!

(Tôi chỉ biết tôi yêu em
Dù em thế nào đi nữa!)

Còn văn học nghệ thuật là còn niềm tin vào lòng cao thượng của con người. Quả đất sẽ đổi màu xám xịt buồn tênh nếu một ngày nào điểm son cao thượng mất đi trong lòng mỗi con người. Cao thượng không chỉ giúp con người sống đẹp hơn mà còn sống lâu hơn; nó là sinh tố bồi bổ tâm hồn người, ảnh hưởng hữu cơ đến máu thịt con người. Cao thượng bao giờ cũng loại trừ tính vị kỷ hẹp hòi, đố kỵ, ghen ghét, tham lam, tàn nhẫn... là nguyên nhân của khổ đau. Phải chăng, một trong những phẩm chất đầu tiên và cuối cùng của nhà văn (tất nhiên còn nhiều phẩm chất khác) là lòng cao thượng và nó càng được bồi đắp thêm lên giữa những cao thượng của nhân cách và đạo đức nhân loại.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về cái Đẹp

    21/11/2017Nguyễn Hào HảiBàn về cái đẹp, Socrate chỉ nói một tư tưởng ngắn gọn: Cần phải xây dựng được một khái niệm (ý niệm) về cái Đẹp và một cái Đẹp được coi là lý tưởng. Ông chỉ nói có vậy. Nhưng có thể nói toàn bộ nền mỹ học phương Tây cả trong quá khứ và trong tương lai nữa đều chỉ nằm trong câu nói rất ngắn ấy.
  • Cái đẹp trong mắt ai

    08/03/2016Phan Cẩm ThượngKhi ứng xử xã hội trở nên thực dụng, thì thẩm mỹ cũng mang tính thực dụng như một thứ thị hiếu trọc phú... Nhưng đã là muộn bởi “Giáo dục thẩm mỹ lại không thể làm từ thấp đến cao, mà phải dạy cao ngay từ đầu”...
  • Cái đẹp muôn hình muôn vẻ

    10/11/2014Văn NgọcTạo hóa (hay Nghệ thuật?) oai oăm thay, bày đặt ra cái đẹp, nhưng lại không cho biết cái chìa khóa của nó nằm ở đâu, sự vận động của nó như thế nào? Vậy thì trước tiên, ta cần xem xét xem ý niệm đẹp từ đâu mà có và làm sao nắm bắt được nó?
  • Con người không chỉ cần sống

    16/11/2009Faulkner (Mỹ)Chỉ có những tác phẩm miêu tả được sự xung đột nội tâm của con người mới có thể trở thành những tác phẩm bất hủ...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • xem toàn bộ