Cần đọc cả sách văn học và khoa học

10:09 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Mười, 2019

Nhà vật lý thiên văn nổi tiếng cho rằng sách văn học giúp ta hiểu con người còn sách thiên văn giúp ta hiểu vũ trụ, nên cần đọc cả hai.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là một trong những nhà vật lý thiên văn nổi tiếng trên thế giới. Ông sinh ra tại Hà Nội, lớn lên ở TP HCM. Năm 19 tuổi, Trịnh Xuân Thuận sang Thụy Sĩ, rồi nhận học bổng tại Mỹ. Hiện ông là giáo sư tại Đại học Virginia. Trịnh Xuân Thuận viết nhiều sách về thiên văn nhưng dễ hiểu, gần gũi với công chúng. Trong chuyến trở về Việt Nam tháng 7 này, ông dành cho Zing.vncuộc trao đổi thú vị.

- Cho tới nay, gia tài sách của ông có bao nhiêu cuốn?

- Sách tôi viết cho đối tượng là những nhà nghiên cứu khoa học, các đồng nghiệp thì có khoảng sáu cuốn. Còn sách viết cho số đông công chúng thì 15 cuốn.

- Là một trong những nhà thiên văn nổi tiếng, tại sao ông viết sách khoa học thường thức nhiều gấp ba lần sách nghiên cứu chuyên ngành?

- Bởi tôi muốn gặp gỡ nhiều độc giả hơn. Nếu viết sách chuyên ngành phức tạp thì chỉ có khoảng mấy trăm người hiểu được. Tôi muốn những kiến thức về khoa học, vật lý thiên văn tràn rộng trong nhiều độc giả. Vì vậy tôi viết sách cho số đông. Nếu may mắn, sách của mình sẽ có cả trăm, nghìn người đọc.

Sách của tôi là best-seller ở Pháp, và cũng dịch ra 20 thứ tiếng nữa. Như vậy, nhiều người đã đọc sách. Thỉnh thoảng tôi được mời tới nước này, nước khác nói chuyện. Tuần trước tôi vừa tham dự hội thảo ở Geneva, có 1.200 người tới nghe. Phần đông họ biết đến sách của tôi, họ đọc rồi thì đến nghe. Bởi vậy, tôi mới biết rằng những kiến thức đó có ảnh hưởng tới người đọc.

- Mục đích chính của ông khi viết sách khoa học thường thức?

- Tôi muốn giảng giải cho số đông công chúng về những ngôi sao, vũ trụ, về những gì mà những nhà thiên văn đã tìm ra. Những hiện tượng mặt trời chết đi thành sao lùn, hoặc các sao nặng hơn mặt trời chục lần, mặt trời thành lỗ đen… Tôi cũng may mắn được ở trong lĩnh vực mà báo chí, mọi người quan tâm đến rất nhiều. Các nhà vật lý thiên văn tìm ra gì mới, các vấn đề ngoài hành tinh như sự sống ngoài trái đất… đều được chú ý.

Bởi vậy khi viết sách về những vấn đề đó được công chúng quan tâm.


Giáo sư Trịnh Xuân Thuận. Ảnh: trinhxuanthuan.fr

- Khi viết sách, giáo sư làm thế nào để tác phẩm của mình dễ hiểu, dễ tiếp cận với số đông công chúng?

-Tôi không dùng khoa học mà viết về vũ trụ theo lối văn chương. Tiếng nói của vũ trụ là toán. Các khoa học đều dùng toán phương trình để tìm hiểu vũ trụ. Nhưng khi viết sách, tôi không dùng nó, mà dùng hình ảnh trong đời sống hàng ngày, để cho công chúng hiểu các ý niệm mà những nhà khoa học tìm thấy trong vũ trụ.

Tôi viết bằng tiếng Pháp – thứ ngôn ngữ mà tôi hiểu nhất. Tiếng Việt tôi nói chuyện giao tiếp hàng ngày nhưng khi viết triết lý thì khó khăn. Còn tiếng Mỹ tôi coi là thứ tiếng khoa học của tôi. Khi sang Mỹ, tôi không biết tiếng Anh. Tôi học ở các trường khoa học thì chỉ biết tiếng Anh khoa học.

- Ông có lời khuyên nào dành cho độc giả giúp họ dễ tiếp cận sách khoa học thiên văn?

-Mấy cuốn sách của tôi đều dễ đọc. Tùy vào sở thích của mỗi người để lựa chọn thôi. Nếu bạn đọc muốn tìm hiểu về sự nảy nở của vũ trụ thì đọcGiai điệu bí ẩn, nếu muốn tìm hiểu sự liên hệ giữa đạo Phật và khoa học thì đọc Vô hạn trong lòng bàn tay. Nếu các em thiếu nhi thích xem hình ảnh vũ trụ thì đọc Số phận của vụ trụ - Bigbang và sau đó

- Ông có nhận xét gì về lượng sách thiên văn? Dường như mọi người đang xuất bản và đọc quá nhiều sách văn học so với sách khoa học?

- Người nào thích văn học thì đọc văn chương. Văn học là cách tìm hiểu con người nên rất quan trọng. Còn khoa học thì đi tìm hiểu về vũ trụ. Cả hai bổ túc cho nhau, ta không nên chỉ đọc một thể loại sách, mà phải đọc cả hai.

- Vai trò của sách vật lý thiên văn trong đời sống hàng ngày là gì?

- Vai trò thực hành của thiên văn trong đời sống hàng ngày thì không nhiều lắm. Nó chỉ là tìm hiểu vũ trụ thôi. Đã là con người thì ai cũng có bản tính tò mò, muốn tìm hiểu vũ trụ xung quanh mình. Cái đó đi từ mấy chục ngàn năm rồi, từ khi con người biết nghĩ tới môi trường sống chung quanh. Do đó, thiên văn không có vai trò thực tiễn trong đời sống hàng ngày; nhưng con người bao giờ cũng muốn đọc sách vật lý thiên văn để tìm hiểu vũ trụ xung quanh.

Nó đáp ứng sự tò mò của con người.

- Ông nhận xét như thế nào về sự đón nhận của độc giả Việt Nam với sách của mình?

- Mỗi lần tôi ra cuốn sách gì thì các nhà xuất bản Việt Nam đều để ý tới và ngỏ ý xuất bản. Tôi là người Việt nên rất vui khi sách mình được mọi người đọc.

Lần này về Việt Nam, tôi sẽ gặp gỡ các độc giả, các sinh viên, giảng viên, những nhà nghiên cứu… Trong buổi trò chuyện đầu tiên, có khoảng 200 độc giả nhí (cuốn sách giới thiệu hôm đó là sách cho đối tượng thiếu nhi –pv). Sau khi nghe tôi nói chuyện, các bạn nhỏ còn xếp hàng đứng cả tiếng đồng hồ để chờ xin chữ ký của tôi. Điều đó làm tôi vui.

- Ông đánh giá thế nào về ngành nghiên cứu vật lý thiên văn ở Việt Nam?

- Hiện giờ môn vật lý thiên văn chưa phát triển rộng ở Việt Nam, chỉ có vật lý thôi. Nếu muốn thật sự làm khảo cứu thiên văn thì phải ra thế giới. Tôi mong trường đại học một ngày kia sẽ mở ra ngành vật lý thiên văn để các sinh viên yêu thích có thể theo học.

- Ở tuổi gần 70 này, ông làm những việc gì?

- Công việc của tôi, về khảo cứu chiếm 50%, 30% tôi dạy học, 20% công việc tôi để viết sách.

Ba công việc này song song nhau. Tôi thường viết sách vào cuối tuần, khi không phải khảo cứu hay dạy học.

- Ông có thể chia sẻ về cuốn sách mình đang viết?

-Tháng 9 tôi sẽ ra một cuốn sách mới ở Paris, về chân không. Đó là một quan niệm quan trọng trong sự nảy nở của vũ trụ, trong các đạo như đạo Phật, đạo Lão.

Nguồn:Zing.vn
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gợi ý về minh triết tâm linh & cuộc sống

    24/10/2019Tuệ Thiền Lê Bá BônNgày nay có nhiều nhà khoa học xiển dương các giá trị của tôn giáo, vì thế tôi xin trích dẫn một số quan điểm của vài vị Phật giáo...
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • “Chúng ta đều phụ thuộc vào nhau”

    17/06/2016Kim Yến thực hiện, chân dung hội hoạ Hoàng TườngTin giáo sư Trịnh Xuân Thuận, người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009 đã như ngọn gió lành làm nức lòng giới khoa học và tất cả độc giả đã từng yêu quý ông qua những tác phẩm viết về vũ trụ với cái nhìn tinh tế, giàu mỹ cảm, thấm đẫm tư tưởng triết lý của đạo học Phương Đông.
  • Hãy bay với hai cánh vào hiện đại

    10/03/2016Trong suốt bài nói chuyện của tôi, và nhất là trong phần kết luận, các bạn sẽ nhận ra rằng tôi nói chuyện phương Tây mà thật ra là tôi nói chuyện Việt Nam. Mở cửa nhìn ra thế giới, chính là để biết mình là gì và biết mình phải làm gì...
  • Một số vấn đề triết lý hiện đại

    28/12/2015Đỗ Kiên CườngVới tư cách là triết học tự nhiên, vật lý có vai trò quan trọng trong bản thể luận và nhận thức luận. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại với các lĩnh vực khoa học khác...
  • Văn hóa là suối nguồn của khoa học, khoa học là biển cả của văn hóa và dòng sông nối suối nguồn ra biển cả là thể chế!

    24/10/2015GS. Nguyễn Đăng HưngVà dòng sông nối suối nguồn ra biển cả là thể chế! Sự tương tác biện chứng giữa văn hoá và khoa học cần một môi trường thuận lợi. Không có một cấu trúc xã hội phù hợp thì mọi liên đới sẽ bị tắt nghẽn, vô hiệu hoá, dẫn đến sự bức tử…
  • Tìm về cội nguồn hạnh phúc đích thực của cuộc sống

    19/02/2015Theo nghiên cứu xã hội học, 75% dân số ở các quốc gia phát triển và yên bình nhất thế giới như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan… tự nhận mình có cuộc sống hạnh phúc. Họ có đầy đủ tiền bạc, đầy đủ điều kiện vật chất, xã hội ổn định, phúc lợi xã hội tốt… đảm bảo cho cuộc sống “hạnh phúc”, nhưng khi mất đi những vật chất đó, thì họ lại không còn cảm giác hạnh phúc ấy nữa. Những người dân Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ… rất nghèo đói nhưng lại luôn lạc quan, yêu đời, vẫn luôn ngập tràn hạnh phúc…
  • Về một quan điểm của giáo sư Trịnh Xuân Thuận

    29/10/2014Đỗ Kiên CườngViệc ông lựa chọn một nguyên lý sáng tạo tối cao chứ không chọn giả thuyết đa vũ trụ về nguồn gốc vũ trụ là một lựa chọn có thể chưa thỏa đáng theo quan niệm của Lee Smolin (một người cha của lý thuyết lượng tử vòng với tư cách một lý thuyết tương đối lượng tử) nhưng cũng có thể hiểu được (có lẽ vì ông là một Phật tử?)...
  • Tôi may mắn làm được những điều mình đam mê

    22/10/2014Hoàng Kim AnhNếu khoa học nhìn ra thế giới, thì đạo Phật là nhìn vào trong. Khoa học thì phải tính toán chính xác, đạo Phật dùng trực giác để tìm hiểu sự thật. Khoa học có nhiều phương trình, nhiều vấn đề cần nghiên cứu riêng biệt, nhưng đạo Phật chỉ có một cách nhìn, cách đánh giá tổng thể. Cách tìm hiểu sự thật của khoa học và Phật giáo rất khác nhau...
  • Tâm linh: Sự lẫn lộn và thảm họa

    17/09/2014Hà YênTri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của Thế giới xung quanh và bản chất của Tâm linh con người. Vậy mà, từ thế kỷ XVII đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng, Khoa học ngày càng đồng nghĩa với Tri thức, dẫn đến xã hội vô thần, làm cho nền tảng Tôn giáo, tình yêu và lòng trắc ẩn đã bị sai lệch hết sức thảm họa...
  • Nhận thức lại bản chất của ý thức và tâm linh

    30/07/2014Hồ Bá ThâmTrước sự tác động của khoa học hiện đại cũng như các hiện tượng tâm linh đang tạo ra những nhận thức về ý thức, về bản chất của ý thức và tâm linh, thậm chí có thể dẫn tới thay đổi nhận thức khá quan trọng, có tính cơ bản về vấn đề này...
  • Tôn giáo và khoa học tự nhiên

    05/05/2014Max PlanckBài thuyết trình được lấy từ tuyển tập "Tự truyện khoa học và những bài báo khác" (Scientific autobiography and other papers) của Max Planck. Bản dịch này được thực hiện từ bản tiếng Anh (Great Books of the Western World, Encyclopedia Britanica, 1994), được Nguyễn Xuân Xanh đối chiếu với nguyên bản tiếng Đức và Bùi Văn Nam Sơn xem lại.
  • Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học

    29/04/2014Hà YênTriết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ. Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình. Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?
  • Bản chất đa dạng của văn hóa

    16/09/2013Trần Đình SửNhìn sâu vào xã hội thì ai ai cũng thấy văn hóa Việt Nam đang xuống cấp nghiêm trọng, mà còn đe dọa đi tới khủng hoảng. Văn hóa như thế có thể nói chẳng những chưa phù hợp với tiêu chí tiên tiến, mà cũng chưa đậm đà bản sắc dân tộc.  Có thể nói về cơ bản, văn hóa Việt Nam thiếu hẳn sự đa dạng...
  • Phật giáo và những Dòng chảy Tư tưởng Hiện đại

    13/08/2010Quán Như Phạm văn MinhSau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
  • Cái đẹp trong khoa học

    27/07/2010Trịnh Xuân ThuậnCái đẹp là gì? Chúng ta chưa có một ý niệm nào về cách thức mà bộ não của chúng ta nhận biết cái đẹp của tạo hóa. Chẳng những thế, chúng ta còn ít có khả năng hơn khi nói đến cái đẹp bằng từ ngữ thật chính xác.
  • Vật lý hạt và vũ trụ học - những kết quả đầu tiên của LHC

    22/07/2010Hàm ChâuGặp gỡ Blois lần thứ 22 diễn ra từ ngày 15 đến 20-7-2010 trong Lâu đài Blois, lâu đài hoàng gia xưa nằm trên đỉnh đồi giữa trung tâm đô thị cổ Blois, thành phố kết nghĩa với cố đô Huế của Việt Nam ta. GS Trần Thanh Vân, tiến sĩ khoa học vật lý, Chủ tịch Gặp gỡ Blois, có nhã ý chọn thành phố Blois cổ kính để hằng năm đều đặn mở các hội nghị quốc tế khoa học đa ngành, nhằm giúp các bạn đồng nghiệp đến từ các châu lục khác nhau có dịp vừa dự hội nghị, vừa kết hợp đi thăm một số di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng trong thung lũng sông Loire để từ đó có cảm nhận trực quan về nền kiến trúc cổ huy hoàng của nước Pháp.
  • Luân hồi – tái sinh, có thể hiểu được

    10/06/2009Hà YênVận động tuần hoàn là một phương thức tồn tại, là một quy luật tự nhiên như mọi qui luật khác. Vạn vật trong Tự nhiên, với tư cách là một thực thể, đều có một đời sống hữu hạn. Vì vậy, sự trường tồn của Thế giới chỉ có thể dựa vào quy luật Tái sinh, nghĩa là chấp nhận một cuộc chạy tiếp sức vô cùng tận, để lưu chuyển “ngọn cờ giống loài”, mà các thế hệ nối tiếp trao cho nhau gìn giữ.
  • xem toàn bộ