Văn hóa là suối nguồn của khoa học, khoa học là biển cả của văn hóa và dòng sông nối suối nguồn ra biển cả là thể chế!

03:36 CH @ Thứ Bảy - 24 Tháng Mười, 2015

Nhà khoa học lừng danh bậc nhất thời hiện đại, tác giả của các thuyết tương đối hẹp và rộng đã từng nói: « Khám phá về thuyết tương đối hẹp của tôi đã đến từ trực giác và âm nhạc chính là động lực đứng đằng sau trực giác ấy. Phát minh của tôi là kết quả của cảm nhận âm nhạc của tôi”. (La découverte de la relativité restreinte m’est arrivée par intuition, et la musique était la force motrice derrière cette intuition. Ma découverte est le résultat de la perception musicale).

Trong tiếng Pháp chữ văn hoá (Culture) có gốc từ tiếng la tinh « colere», có nghĩa là săn sóc duy trì. Nguồn gốc sâu xa ấy nói đến sự gắn bó tương quan giữa con người và thiên nhiên. Ngày nay văn hoá có nghĩa trừu tượng và tổng quát, bao gồm nghệ thuật, đạo đức, tâm linh. Những cảm nhận và thể hiện căn bản của cuộc sống văn hoá chính là tập hợp của tri thức con người.

Gần đây nhà khoa học người Mỹ gốc Việt, Trịnh Xuân Thuận với những cuốn sách nổi tiếng về vật lý thiên văn học cũng đã xác định sự liên kết giữa khoa học và văn hoá. Ông nói : « Khoa học không thể biệt lập mà là bộ phận của văn hoá» (La science ne doit plus être exclusive mais faire partie intégrante de la culture).

Văn hóa là suối nguồn của khoa học

Có thể nói khoa học ngày nay bắt nguồn từ thời cổ đại tại Hy Lạp với những đột phá văn hoá của Thalès, Anaximandre, Pythagore, Aristote

600 năm trước Công nguyên, Thalès đến từ Milet (nay thuộc lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ) nghiên cứu về những ánh sao rơi để giúp thuyền bè đi lại chung quanh Địa Trung Hải. Là người đầu tiên, ông đã chẳng những chủ tâm đến khía cạnh ứng dụng tức thì của công nghệ mà còn tìm hiểu lý lẽ sâu xa thuần lý của hiện tượng. Đây chính là thái độ đột phá đặt nền tảng cho khoa học.

Học trò của Thalès là Anaximandre, người ít nổi tiếng hơn, nhưng cũng đã có những cống hiến quyết định cho hướng đi của khoa học đúng nghĩa. Anaximandre quan sát sự di chuyển của các vì sao và đi đến kết luận là trái đất đứng lơ lửng trong vũ trụ, không dựa vào nền tảng nào hết. Anaximandre đã vượt qua những quan niệm dị đoan cổ xưa hay diễn tả sự vận hành của trái đất như là những sắp đặt của thần linh. Ông đã tạo ra một văn hoá đột phá cho khoa học, tinh thần phản biện liên tục, xây dựng thành tựu tri thức nhưng sẵn sàng hoài nghi đặt lại vấn đề khi cần thiết.


Nhà khoa học Ý Carlo Rovelli giới thiệu Anaximande qua cuốn sách xuất bản gần đây!

Một người học trò khác nổi tiếng không kém thầy là Pythagore, gốc ở Samos (lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), là một con người của văn hoá toàn diện : lực sỹ olympic, triết gia, nhạc sĩ, nhà thiên văn, nhà hình học với định lý mà ai cũng biết. Khi Pythagore giết bò để cám ơn thần linh đã soi sáng cho cái định lý lừng lẫy của mình, không phải vì ông đã khám phá ra định lý ấy (có lẽ người Baylone, Ai cập và Trung Quốc đã biết nó) mà vì đã giúp ông chứng minh một cách minh bạch, phổ quát, tuyệt đối và không thể phủ nhận được định lý này.


Nhà khoa học Phytagore


Chứng minh định lý Phytagore cách trực tiếp nhất!


Chứng minh định lý Pythagore: Diện tích hình vuông BCED
là bằng tổng số diện tích hai hình vuông ACKH và ABFG



Thales dùng định lý của mình để suy ra chiều cao của Kim Tự Tháp khi ông sang Ai Cập

Phong cách chính danh của khoa học xuất phát ở khái niệm phổ quát, ai cũng phải công nhận, ở tính chất nghiêm túc và chặt chẽ, không đại khái xuề xoà như trước đây.

Đó là sự đột phá của văn hoá cổ Hy Lạp có tính quyết định, đặt nền tảng cho các bước đi khoa học về sau, làm tiền đề của nền khoa học thế giới, ngay sau đó được củng cố và phát triển nhờ ở các nhà khoa học, hiền triết Euclide, Aristote…

Khoa học là biển cả của văn hóa

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tại Châu Âu khởi đầu từ thế kỷ 17 bước sang thế kỷ 18 cũng đã được khơi nguồn từ những đột phá văn hoá phát xuất từ thời kỳ Phục Hưng ở Ý (thế kỷ 15-16) và sau đó là thời kỳ Khai Sáng dân chủ cộng hoà ở Pháp (thế kỷ 17-18).

Biến cố quyết định của hiện tượng Phục Hưng là phát minh máy in của Gutenberg tại Đức năm 1450. Phương tiện in ấn mới đã đẩy mạnh giao lưu văn hoá trên toàn thể Châu Âu và những tác phẩm văn học của Dante, Pétrarque, Rabelais, Shakepeare, Erasme… đã được phổ biến rộng rãi trong giới trí thức…


Phát minh máy in của Gutenberg tại Đức năm 1450

Rồi chấn động khoa học đã nổ ra với tác phẩm của Nicolas Copernic xác định trái đất tròn quay chung quanh mặt trời, tác phẩm gây tranh cãi trong cả thế kỷ 16 vì nó phản biện những giáo điều của thời đại. Phát minh khoa học này chính là luồng gió văn hoá mới xuyên thế kỷ, tiền đề cho những nhà khoa học khai sáng Galilée, Képler, Descartes, Newton với những thành tựu sau đó mà ta được biết.


Nicolas Copernic xác định trái đất tròn quay chung quanh mặt trời.


Galileo nhà khoa học tiên phong


Newton nhà khoa học hàng đầu của thế kỷ

Những tác phẩm khai sáng về dân chủ dân sinh của Montesquieu, Rousseau, Voltaire…, những ý kiến cải cách tôn giáo của Calvin, Luther, những quan điểm về quyền con người, tam quyền phân lập đã nhờ kỹ thuật in ấn mới phổ biến rộng rãi đến người dân, dẫn đến cuộc cách mạng dân chủ dân quyền 1789 tại Pháp rồi lan ra toàn thể Châu Âu…

Khoa học công nghệ đã tương tác ngược lại, giúp cho văn hoá chủ đạo hướng thiện tìm đến sự bao la của dân gian vậy…

Và dòng sông nối suối nguồn ra biển cả là thể chế!

Sự tương tác biện chứng giữa văn hoá và khoa học cần một môi trường thuận lợi. Không có một cấu trúc xã hội phù hợp thì mọi liên đới sẽ bị tắt nghẽn, vô hiệu hoá, dẫn đến sự bức tử…
Thật vậy, bốn phát minh lớn của nhân loại đã xảy ra ở Trung Hoa cổ đại : địa bàn, in ấn, giấy viết và thuốc súng. Bốn phát minh này có thể góp phần thay đổi cuộc diện thế giới. Cho đến thế kỷ 17, văn minh Trung Hoa vẫn ở đỉnh cao nhất thế giới nhưng sau đó Trung Hoa đã bị Châu Âu qua mặt và rồi phải đứng mãi ở thế tụt hậu cho đến thế kỷ 21!

Tại sao vậy ?

Trước hết, tại đất nước Trung Hoa không có xảy ra bước đột phá về các bước đi khoa học đúng nghĩa. Người Trung Hoa không có triết lý khoa học. Theo Joseph Needham, nhà sinh vật học người Anh người đã bỏ ra 30 nghiên cứu về khoa học và công nghệ Trung Hoa, văn hoá và triết lý của người Hoa chính là cái phanh kiềm hãm phát triển khoa học (La Science chinoise et l'Occident, Seuil, Paris, 1977). Người Trung Hoa cho rằng thiên nhiên không phải không có qui luật của nó nhưng con người không thể dựa vào các nguyên tắc thuần lý để xác định và chế ngự các qui luật ấy. Người Trung Hoa đã không tin là con người có thể can thiệp vào luật tự nhiên của trời đất.


Joseph Needham, nhà sinh vật học người Anh người đã bỏ ra 30 nghiên cứu về khoa học và công nghệ Trung Hoa.

Thứ đến, nếu Âu Châu chỉ có nhiều vương quốc ngang tầm nhau : Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha, Ý, với những lãnh thổ tự nhiên dễ bảo tồn, tự vệ vì được bao bọc bởi nhiều dãy núi cao hiểm trở (Alpes, Pyrénées, Carpates, Tatras), với một chế độ phong kiến có nhiều màu sắc nhân văn, luôn luôn tranh đua nhau nhưng không dứt khoát thôn tính được nhau…

Còn Trung Hoa đã sớm xuất hiện một đế quốc toàn trị nhà Tần với một bạo chúa là Tần Thuỷ Hoàng, đầy tham vọng thôn tính huỷ diệt các chư hầu, với các chính sách tàn bạo và phi văn hoá như đốt sách, chôn sống học trò… Tuy nhà Tần không trường tồn lâu nhưng các triều đại kế tiếp : Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh... đều trên căn bản, duy trì chế độ toàn trị gắt gao nghiệt ngã của hoàng đế, có toàn quyền dập tắt hay huỷ diệt mọi phản biện, mọi ý tưởng phát minh mới ra đời trên lãnh thổ Trung Hoa mênh mông. Hoàng đế và giới quan quyền phong kiến luôn luôn lo ngại những ý tưởng mới, khả dĩ hay có triển vọng trở thành hiểm hoạ, nguy cơ cho triều đại.

Khoa học sẽ không có cơ may phát triển dưới cơ chế toàn trị, trong đó văn hoá tôn trọng nhân tài, bồi dưỡng sáng chế hoàn toàn vắng bóng.

Ta biết trong thời cổ đại ở Hy Lạp khi thành Sparta quân phiệt võ biền thôn tính thành Athena văn hoá văn minh, các nhà bác học phải di tản sang Ý. Kết quả là văn minh Hy Lạp đã hồi sinh tại La Mã, để sau này các sử gia đã gọi đây là nền văn minh La-Hy.

Tại Châu Âu, khi khoa học công nghệ phát triển, các giới vương quyền quí tộc Ý, Phổ, Tây Ban Nha, Pháp, Thuỵ Điển đã là những nhà tài trợ, cha nuôi của các nhà khoa học, văn hoá… Khi họ bị đàn áp ở nơi này, họ chỉ cần di tản qua nơi khác là có thể sống sung túc và sinh hoạt thoải mái để duy trì, quảng bá những sáng kiến, phát minh hay tác phẩm khoa học nghệ thuật của mình.

Trong thế kỷ 18, Châu Âu chính là cái nôi hiện đại, cho phép sự đột phá về văn hoá và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ vậy.

Và Châu Âu cũng đã trở thành châu lục nhỏ bé nhưng đã vươn ra chi phối toàn thế giới về mọi mặt, mặt phải cũng như mặt trái mà Việt Nam, quốc gia nhược tiểu chúng ta đã phải gánh chịu với những hậu quả kéo dài cho đến ngày nay.

Và ngày nay, thời đại Internet, thế giới chẳng những tròn mà còn phẳng, cho phép những đột phá tư duy mới. Khoa học công nghệ đã trở thành phương tiện bao la, vô cùng hữu hiệu cho sự phát triển văn hoá chân-thiện-mỹ toàn cầu…

Sài Gòn ngày 21/10/2015

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thay đổi 4 nguyên tắc cơ sở trong tư duy khoa học cổ điển và hiện đại

    12/02/2017Sau năm 1900, tư duy khoa học đã chuyển từ tư duy cơ giới sang tư duy khoa học mới...
  • Tại sao phương Đông đi trước về sau?

    05/05/2017Đỗ Kiên CườngTrong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông.
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây

    15/10/2010Nguyễn Trần BạtSự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân...
  • Tư duy phương Tây vs. tư duy phương Đông

    07/12/2008Hoàng Thạch QuânGiáo sư Nisbet cho rằng tư duy của Đông và Tây là khác nhau và người phương Tây thường không ý thức được tư duy của họ bám chặt vào các nguyên tắc logic đến mức nào, trái ngược với kiểu tư duy “biện chứng” của phương Đông.
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Tư duy phương Đông nhìn dưới ánh sáng học thuyết Einstein

    07/11/2005Nguyễn Huệ ChiĐột phá khoa học của thế kỷ XX được đánh dấu bằng việc khám phá ra thuyết tương đối của nhà vật lý học Albert Einstein ngay vào những năm đầu thế kỷ đã làm chấn động dư luận thế giới, nhưng ý nghĩa lớn lao của nó, theo tôi nghĩ, lại chính là sự tác động dây chuyền và có tính chất lâu dài trong suốt cả một thế kỷ, làm lung lay một phương pháp tư tưởng đã hằn sâu thành nếp, chiếm địa vị độc tôn trong nghiên cứu, có lúc gây bế tắc trì trệ cho nhiều ngành khoa học, không chỉ khoa học tự nhiên mà cả khoa học xã hội và nhân văn - phương pháp duy lý cổ điển [1] của phương Tây...
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • xem toàn bộ