Cái ghen đàn ông
Xin mượn một truyện ngắn chẳng mấy hoạt kê của ông vua phóng sự đất Bắc một thời – Vũ Trọng Phụng – Để làm nhan đề cho viết này, ngõ hầu sáng tỏ thêm chút ít về chuyện ghen của các đấng mày râu.
Tôi chẳng theo Hán văn, nhưng nghe nói trong tiếng Hán, chữ ghen có bộ nữ đi kèm – cứ như thể ghen là phẩm chất đặc thù của đàn bà vậy. Tương tự thế, ca dao Việt có câu “Ớt nào mà ớt chả cay/ Gái nào mà gái chẳng hay ghen chồng… Khẳng định cái đặc quyền ghen là thuộc về phụ nữ. Lục tìm cổ kim, đông tây thấy trong văn chương kịch nghệ, có vẻ dễ dàng điểm mặt chỉ tên những “nhân vật điển hình” cho chứng ba máu sáu cơn của đàn bà hơn: nào Hoạn Thư, nào đào Huế, nào là cô vơ cả trong bức Đánh ghen của làng tranh Đông Hồ…
Thế còn đàn ông thì sao? Đàn ông vốn là đấng truợng phu, là hàng quân tử sao có thể có mấy cái thói ghen tuông của nhi nữ thường tình? Vả lại, chế độ phong kiến đa thê xưa lẫn xã hội hiện đại đa bồ nay, đàn ông mới là đối tượng châm ngòi cho các cơn ngứa ghẻ đòn ghen mới phải chứ. Nghe qua thì có vẻ như thế, nhưng xét kỹ thì không những đàn ông biết ghen mà còn là chủ nhân của nhiều cơn ghen dữ dội, khác thường mà nếu đem so với những trận tan bành của đám đàn bà con gái thì nó thuộc một… đẳng cấp khác.
Dân gian và cả sử sách lưu truyền rằng vua chúa ngày xưa ngoài hoàng hậu còn có thứ phi, rồi ba trăm mỹ nữ sáu mươi cung tần... nhưng chỉ có đám thái giám mới được phép gần gũi, ra vào nơi ăn chốn ở của những người đàn bà ấy. Há chẳng phải là ghen đó sao? Khoảng thế kỷ 16, danh sĩ Nguyễn Dữ đã ghi lại cho văn học Việt Nam một cơn ghen đàn ông điển hình: chàng Trương Sinh chồng người Thiếu phụ Nam Xuơng trong Truyện Kỳ Mạm Lục nghi ngờ vợ ngoại tình mà bức nàng đến mức tự vẫn. Đầu thế kỷ 17 ở nước Anh, đại thi hào W.Shakespeare cũng sáng tạo cho kịch nghệ thế giới một ca ghen điển hình khác: Othello nghi ngờ vợ ngoại tình mà bóp cổ nàng đến chết.
Đàn bà xưa nay vốn “sâu sắc như cơi đựng trầu”, những buồn đau, giận dữ của họ khó giấu, và họ luôn có nhu cầu bộc bạch, chia sẻ về mối lo, nỗi bất hạnh của mình với những người thân quen nên cái năng lượng dồn vào một cơn ghen cũng phần nào tản mát bớt...
Đầu thế kỷ 20, ông vua phóng sự Bắc kỳ Vũ Trọng Phụng cũng cho ra đời truyện ngắn Cái ghen đàn ông kể anh giáo Hiển tra bức quá khứ của nguời vợ yêu rồi suy diễn, dằn vặt nàng đến nõi nàng trầm cảm gầy mòn mà chết sau cơn hậu sản: Đến chàng thi sĩ đồng quê Nguyễn Bính bằng một bài thơ Ghen cũng nói hộ bao người đàn ông cái tâm tư muốn là chủ sở hữu duy nhất với người đàn bà của mình: “...Tôi muốn những đêm đông giá 1ạnh/ Chiêm bao đừng lẩn quẩn bên cô/Bằng không tôi muốn cô đừng gặp/Một trẻ trai nào trong giấc mơ”… Đấy, có còn ai bảo rằng ghen tuông vốn là thứ đặc quyền của phụ nữ nữa không?!
Tạo hóa quy định rõ ràng nhưng đặc điểm giới tính, tâm lý cho phụ nữ và đàn ông nên cũng chẳng khó biểu nếu cái sự ghen của hai phải nó khác nhau như nước và lửa.
Ở tuổi đôi ba mươi, đàn ông ghen nhiều hơn, bởi khi đó người đàn bà của họ đang phơi phớt xuân thì, nhiều kẻ nhòm ngó ve vãn hơn. Có cô thư ký nọ cứ một giờ lại phải cập nhật thông tin qua điện thoại cho anh bồ chưa có công ăn việc làm với nội dung y chang: đang ở đâu, làm vì, cùng ai...
Và kỷ lục được xác lập trong một buổi sáng cô tắt chuông điện thoại đi họp, khi mở lại nhận được tới 50 cái miss- call! Ngược lại, phụ nữ trung niên sẽ ghen chồng nhiều hơn khi mà thời gian cướp đi thứ vũ khí tối thượng là tuổi trẻ và nhan sắc của họ trong khi người đàn ông của họ mới đang bước vào độ chín".
Người ta cũng tổng kết rằng đàn bà ghen tuông là để phòng ngự, nên thường ghen bóng ghen gió nhiều hơn, còn đàn ông đã ghen là ghen thật sự. Đàn bà ghen tuông với mục đích bảo vệ hạnh phúc gia đình, nên họ sẽ trút căm hờn vào kẻ thứ ba. Ngược lại, với đàn ông, cơn ghen xuất hiện khi cái thể diện của họ có nguy cơ đem ra thành trò đàm tiếu của thiên hạ, nên cơn ghen sẽ tập trung vào “người nhà” để rửa mối nhục bị “cắm sừng”. Trên mặt báo, trong đời thực, chẳng thiếu những chuyện đàn bà tổ chức những cuộc đánh ghen để “trả nợ” mà lẳng lặng đánh đập, thậm chí là đốt nhà, giết vợ…
Đàn bà xưa nay vốn “sâu sắc như cơi đựng trầu” nhưng buồn đau, giận dữ của họ khó giấu, và họ luôn có nhu cầu bộc bạch, chia sẻ về mối lo, nỗi bất hạnh của mình với những người thân quen nên cái năng lượng dồn vào một cơn ghen cũng phần nào tản bớt. Trong khi đó, đàn ông “nông nổi giếng khơi” sợ bị coi là yếu đuối, tầm thường, nhỏ nhen nên ngấm ngầm chịu đựng tích gió thành bão và khi bão nổi thì đổ nhà, nát quán là chuyện thường.
Cũng tương tự thế, đàn bà sau cơn ghen có thể dễ dành tha thứ cho đối phương của mình và đây thiện chí sống tiếp, trong khi tính ích kỉ thường trực trong đàn ông khiến họ chẳng dễ bỏ qua và khi đã xảy ra cơ sự ghen tuông thì tình cảm vơ chồng cũng khó mà toàn vẹn.
Ngày nay ai bảo đàn ông chẳng biết ghen, chắc hẳn người đó cực kỳ bàng quan với thời cuộc, khi mà nhan nhản trên báo mạng, báo giấy là những vụ án đau lòng liên quan đến các cơn ghen của đấng máy râu. Đàn ông ghen tuông dường như đã không đáng mặt trượng phu hào sảng, độ lượng mà còn ghen một cách tàn tệ thì quả thực đó lại là một vấn nạn của xã hội mất rồi!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá