Đặng Huy Chứ - một trong những nhà cải cách đầu tiên
Lịch sử tư tưởng Việt
Đặng Huy Trứ (1825 - 1874) tự Hoàng Trung, hiệu Vọng Tân, Tỉnh Trại là người làng Thanh Hương, nay thuộc xã Hương Xuân, huyện Hưng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là một nhà nho, một nhà yêu nước chống Pháp lớn của thế kỷ XIX, có nhiều tư tưởng đặc sắc so với đương thời. Cuộc đời của Đặng Huy Trứ rất phong phú... Ngay từ lúc 15 tuổi, ông đã sáng tác nhiều bài thơ thể hiện ý chí lớn lao của mình. Tử khi ra làm quan (1856) với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, Đặng Huy Trứ đã cốgắng làm nhiều việc trong chức trách của mình để người dân đỡ khổ, để đất nước thêm giàu mạnh. Bản chất trung thực, khẳng khái, yêu chuộng lẽ phải đã khiến ông gặp nhiều trắc trở trên đường đời.Công việc của ông luôn luôn phải thay đổi. Trong gần hai chục năm làm quan ông đã trải qua rất nhiều chức vụ: ở nhiều nơi: khi đi quân thứ Đà Nẵng, lúc làm quan ngự sử trong triều, khi là quan bố chánh ở Quảng
Có thể thấy những tư tưởng cải cách của ông thể hiện trên ba lĩnh vực chính là quân sự kinh tế và xã hội.
Cũng như những nhà trí thức cùng thời, Đặng Huy Trứ thấm nhuần tư tưởng Nho giáo. Nhưng họ tư tưởng này đã không thể trói buộc ông trong vòng bảo thủ, lạc hậu. Ngay từ trong ngày đầu khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược đất nước, ông đã đứng về phe chủ chiến với quyết tâm sắt đá chống giặc đến cùng. Mặc dù không phải là quan võ, Đặng Huy Trứ đã có nhiều kiến nghị đổi mới về quân sự. Khi Pháp nổ súng ở cửa biển Đà Nẵng, ngày
Nguyễn Trường Tộ ngoài những kiến nghị xây dựng, tổ chức lại quân đội một cách quy mô, hiện đại, đã nhấn mạnh đến thờivà thế. Ông viết: "…lúc thời thế đã đến không thể ngăn được, lúc thời thế đã đi, không thể chặn được..." (7). Với Nguyễn Trường Tộ thì nắm được thời thế, chớp được thời cơ là một yếu tố quyết định sự thắng bại. Mặc dù luôn lo lắng đến vận mệnh đất nước, đến quyền lợi nhân dân, luôn luôn tìm mọi cách để cho dân giàu nước mạnh nhưng khác hẳn Đặng Huy Trứ, Nguyễn Trường Tộ lại không đặt niêm tin vào sức mạnh của nhân dân. Ông viết: "Người xưanói rằngdân là gốc nước" nói vậy cũng chưa được đúng lắm. Tôi nói rằng “vua quan là gốc nước" (8). Có lẽ cần phải thế tình cho Nguyễn Trường Tộ trong sai lầm dễ thấy kể trên: trong tình hình bi vua quan nghi ngờ về lòng trung thành (bởi lẽ ông là giáo dân và đã một lần ra cộng tác với Pháp) ông buộc phải đề cao họ. Nguyễn Lộ Trạch lại nhấn mạnh vấn đề địa thế trong công cuộc giữ nước. Trên cơ sở phần tích địa hình đất nước, ông chủ trương "giữ nộihà không bằng giữ hải khẩu...khi giữđược biển, thê' ta chuyển sang mạnh, quângiặc ắt phải cầu hòa…”(9).
Quan niệm "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" là quan niệm chí phối các nhà lãnh đạo cũng như các nhà tư tưởng khi mưu tính việc lớn, khi quyết đinh hành sự. Tuy nhiên, tùy thuộc mỗi người mà yếu tố nào trong đó được chú trọng hơn. Với Đặng Huy Trứ thì "từxưa, nhân hòalà điều quan trọngbậc nhất, thiênthời, địa lợi cũng từđó mà sinh ra"(10). Do vậy mà ông rất đề cao sự đoàn kết, nhất trí thống nhất trong sự nghiệp chống giặc giữ nước: "Trên dưới đồng lòng mong cùng nhau cứu nước, thì dámnói rằng một chân, một tay cũngđủ giúp rậpcho công việc"(11). Đoàn kết, đông lòng giữ nước - đó là sức mạnh truyền thống của dân tộc ta chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Đặng Huy Trứ thấu rõ truyền thống đó. Ông còn có những đề nghị nhằm vừa giải quyết vấn đề dần tộc, thu phục nhân tâm các tộc người thiểu số, vừa tăng nguồn của cải cho đất nước. Chẳng hạn, ông xin cho tri châu các vùng núi được khai thác mỏ và nộp thuế, tránh thất thoátsang nhà Thanh. Đồng thời, ông xin phái con em các đại thần được tư tri trưởng địaphương tin phục đi các nơi tuyên dụ uy đức triều đình để họ một lòng qui phục, làm yên lòng dân ở xa, khơi nguồn của cải" (12). Như vậy, Đặng Huy Trứ đã quan tâm đến vần đề thống nhất dân tộc, tăng cường sức mạnh đoàn kết dân tộc, vấn đê quan trọng mà các nhà cách tân khác cùng thời ông ít để ý giải quyết.
Như vậy khi chỉ rô công cuộc chống Pháp xâm lược nói chung và xây dựng quân đội nói riêng là sự nghiệp của nhân dân, Đặng Huy Trứ đã nêu lên tư tướng quân sự căn bản mà các nhà cải cách đương thời như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch thường chú ý không đầy đủ hoặc có chú ý mà không trình bày nổi bật trong các bản điều trần của họ.
(1) Xem: Nhóm Trà Lĩnh"Con người và tác phẩm Đặng Huy Trứ". Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1990, tr. 543.
(2) Sđd, tr. 544.
(3) Xem: Trần Văn Giàu:"Sự phát triểncủa tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng Tháng tám, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, 1973, tr. 22.
(4) Xem: "Con người và tác phẩm Đặng Huy Trứ”, Sđd, tr. 506.
(5) Sđd, tr. 510.
(6) Xem: "Con người và tác phẩm Đặng Huy Trứ ". Sđd, tr. 224.
(7) Trương Bá Cần, NguyễnTrường Tộ - Con người và di thảo, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1988, tr.144.
(8) Sđd, tr. 174.
(9) Viện Triết học.Tư tưởng Việt
(10) Đặng HuyTrứ - Con người và tác phẩm. Sđd, tr. 190
(1l) Sđd, tr. 373.
(12) Con người và tác phẩm Đặng Huy Trứ. Sđd, tr. 376.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu