Cái học quẩn quanh
Gần đây, nhân cái phong trào quay về với vốn cũ của cha ông, nhiều bạn tân học giận mình không biết cái chữ Latinh của Á Đông, quay về học chữ Hán. Nhưng ở đây, trong sự học lại chữ Hán, người Việt chúng ta lại cũng không biết học.
Trong bao lâu, chúng ta quá hững hờ với chữ Hán, thú chữ mà tiền nhân chúng ta dùng đã mấy nghìn năm. Nay biết mình sơ suất, chúng ta học để bù vào. Chữa cải khuyết điểm của ta, thật là cần thiết. Nhưng có phải thực rằng như thế là ta đã tỉnh ngộ chưa? Hay chỉ thay vào cái lầm này bằng một cái lầm khác?
Chúng ta học chữ Hán để mà tiếp xúc, giao cảm với tiền nhân. Tổ tiên chúng ta trót đã hiểu lầm quá lâu, nên đã lỡ dùng cái chữ nước Tàu làm chữ quốc gia. Nay chúng ta không thế nào được, muốn không lạ lùng hẳn với tổ tiên, đành phải lại học cái chữ của nước Tàu. Sự ấy cũng là bất đắc dĩ. Giả sử công trình dùng chữ nômcủa Hồ Quý Ly, của Nguyễn Huệ đều thành cả, giả sử từ thuở vua Ngô lập nước, chúng ta đã dùng ngay cái tiếng của dân đen…, thì bây giờ những dân chúng ta, hay hơn nữa, những bố cu mẹ đĩ, muốn hiểu đời Trần, đời Lý, cũng chỉ có việc tập tành, cố gắng, luyện trí thông minh, chứ chẳng cần học những chữ chi, chữ hồ. Chúng ta nay muốn hiểu tổ tiên, lại buộc phải học những chữ chi, chữ hồấy. Thì ta cứ học! Học là lẽ cố nhiên. Nhưng chúng ta trở lại học chữ Hán như thế nào?Như thế này đây!
*
* *
Lúc trước những học sinh viết thư cho “mon cher frère” hay “mon cher ami”, thăm hỏi chuyện trò không phải bằng cái chữ quốc ngữ. Bây giờ những người đậu thành chung hay tú tài viết thư về cho “thân phụ”, rồitiếp theo bằng một tràng chữ Tàu! Tôi không nói ngoa, vì có những cụ già khoe với tôi rằng người con thư ký của các cụ độ này viết thư về thăm nhà toán bằng chữ Hán! Trời đất! Chứ cái chữ quốc ngữ nó biến đi đâu rồi? Mà hết chữ này thì đến chữkhác, người ta chỉ chực khoemình giỏi chữ nước ngoài, nghĩa là mình giỏi?
Chưa xong! Một nhà thi sĩ mới, tự học lấy mà giỏi chữ Hán, dạy Hán tự ở một trường tư nọ. Sự ấy chỉ đáng khen. Nhưng một người bạn tân học của nhà thơ, nhân nhà thơ cưới vợ, bên có cải cử chỉ đặc biệt mến yêu, thân mật, là viết mừng thi sĩ một bài thơ chữ Hán, tám câu năm vấn, giữa có hai câu đối như hai cặp bò mang chung một cái ách! Có gì đâu! Chỉ vì người tân học ấy vừa học được cái chữ của nước Tàu!
*
* *
Thật biết những câu chuyện kia, tức mà có thể chảy nước mắtl Vừa mới học chữ Pháp xong, tự cho mình là giác ngộ, lại học ngay chữ Hán, để rồi viết thư cho bố bằng chữ chiệc, và mừng đám cưới bạn bằng thơ Tàu!
Lúc nào thì cái chữ quốc ngữ của ta cũng bị nhãng quên. Trong óc những con mọt chữ ấy, chắc chưa khi nào họ nghĩ rằng có cái tiếng Việt. Thả các cụ đồ, đã trót lún mình trong cải văn tư mượn, thì các cụ chìm luôn trong ấy; chứ bọn thanh niên chúng ta, mà vừa rút đầu ra khỏi hố nọ thì lại đâm ngay vào cái hố kia…
Chúng ta bây giờ học chữ Hán thì phải học thế nào kia; học sao cho bổ ích về đường học vấn, học để xem bia, xem sử, xem sách vở của cha ông. Để hiểu cái phần Hán tư trong văn nước Việt. Để thấu rõ phong tục của người mình. Để biết quá khứ mà lo liệu cho tương lai. Học bằng một ý chí mới, một ý tưởng mới, là phụng sư cho tiếng nước ta. Học như vậy, thì ta có thể học tiếng Ra đê hay tiếng Bà nà, cũng vẫn có bổ ích. Chứ mang cái nhiệm vụ thanh niên, ở giữa một nước khai hóa có nửa chừng, mà lại quay về học làm thầy đồ hay sao?
Học chữ Hán như thế, thì thà đốt đi cho xong! Những người mọt chữ, cho họ đốt tiếng ngoại quốc, họ còn được biết dùng cái chữ Việt. Họ chỉ có việc đánh vẫn ra mà viết những câu nôm na giản dị, để cho mẹ họ hiểu được thư của con với, chứ chẳng dành riêng cho ông cha. Để cho người vợ cũng hiểu được bài thơ, chứ chẳng dành riêng cho người chồng. Để cả đầy tớ trong nhà cũng hiểu được những lời vàng ngọc của họ với chứ! Những con mọt chữ ấy, bây giờ mà còn làm thơ Đường luật bằng chữ Hán, thì còn đợi gì mà chẳng làm văn sách, kinh nghĩa đi?
Ôi! Cải kim thì nó còn chỉ hướng nam, chứ họ thì là những cái chong chóng. Quay rồi lại quay, quay gió này rồi quay gió nọ, cái học cứ quấn quanh.
*
* *
Nay nhân cái phong trào phục cổ, có những trang thanh niên thông minh, tuấn tú, cả những nhà thơ gọi là “mới” nữa, chỉ thể bằng văn Tổng với thơ Đường. Như thể gọi là mùa cổ điển! Họ gật gù đánh cờ, và đọc bài Tương Tiến Tửu: "Hừ… hừ... Quân bất kiến hoàng hà chithủy thiên...”. Họ ngâm thơ chiệc và rung đùi. Như thế là họ trở về với cải tinh túy của tiền nhân. Cái học mới ta chưa lĩnh hội được bao nhiêu, ta chưa tạo ra được máy móc gì, mà đúng một cái, chúng ta đã trở về với “trời bến Phong Kiều” hay “thu sông Xích Bích”. Phong Kiều hay Xích Bích đi nữa, thì chúng nó cũng chẳng phải là Hoành Sơn hay Nhị Hà! Mới trở lại học chữ Hán được vài năm, mà ta chui ngay vào cái vòng nô lệ cũ.
Tất cả các ông giáo ở một trường kia theo một vị khoa giáp nọ để học kinh dịch. Học mà khảo cứu cho biết thì cũng được đi. Nhưng không! Học để bói bằng có thi và mu rùa! Cỏ thi là cỏ gì ta chẳng có biết! Thì ta cứ vơ một năm đũa hay một bó tâm mà gọi là cỏ thi cũng được!
Cái máu phục cổ, cái máu nệ cổ của chúng ta, chúng ta vẫn chưa thải được. Chừng nào trở lại được thời thịnh trị của vua Nghiêu, vua Thuấn thì mới cam lòng! Ôi! Có cái xưa hay của kẻ sĩ, và cải xưa dở của ông đồ. Bạn thanh niên đi học cái xưa dở. Cho nên các cụ đồ gàn đắc ý lắm, thấy bọn thanh niên lại trở lại quy phục mình. Các cụ lại đắc thời trở lại, có thế các cụ mới dạy cho người ta bói cỏ thi!
*
* *
Còn nói gì phương diện quan niệm, tư tưởng! Nước ta chưa tiến, đáng lẽ coi gương các nước đã theo tân học mà tiến luôn cho nhằm đường, để tránh sự bại vong. Cái này ta chưa làm được việc gì, mà cái quan niệm hư võ của Lão Trang đã trở lại trong đầu óc ta, trong văn chương “mới” của ta, như nó đã đầy rẫy trong những bài hát cô đầu của các cụ. Thì ra cái chủ nhân, nghĩa là cái chữ nhác, nó ở tận trong tủy của ta. Thì ra cái lỗi nhắm mắt mặc chuyện đời của Lý Bạch vốn ăn sâu trong máu của ta rồi!
Đời bây giờ mà chúng ta lại hát khúc Cổ Bồn của Trang Tử! Đốt! Đốt hết! Đập! Đập cả! Hãy nghêu ngao trong cái thú “hi di”! Thật là cái khẩu khi hảo của bọn anh hùng rơm. Phải chi có được cải can đảm cuồng bao của Nérơn, đốt cả một thành phố thì cũng là tân kỳ. Phải chỉ đem hẳn ngọn lửa nấu cơm mà đốt cái nhà của họ ở, thì cũng cho bõ cái khẩu khi. Nhưng không, cải mái nhà họ chẳng cháy một miếng tranh nào cả. Họ đốt đây là đốt cái dọc tẩu ở trên ngọn đèn dầu lạc đó thôi!
Uống rượu rồi, họ nguyện say cho đến vô vi. Vô vi! Đã không thèm làm thì cũng đừng có thèm ăn. Cái này đã thèm ăn ngon, lại còn thêm cả thuốc phiện. Sao chúng ta, người Việt Nam, lại lấy cái vốn văn chương của người Tàu làm cái vốn của mình? Thấy người ta giàu, (mà họ cũng chỉ giàu đồ cổ!) mình viện tình họ hàng từ xưa mà xin công ty với, đế được kể vào hàng tiên tổ, những cụ Lão Tử, cụ Tô Đông Pha, cụ Bồ Tùng Linh! Mà chính danh thủ phạm lại là bạn tân học!
Quần quanh, quanh quẩn, cái học luẩn quẩn cứ loanh quanh! Trở xuống gốc để nhìn lại những cái rễ của mình, cũng là điều tốt. Nhưng quay đầu lại, tìm cách cầm cái đuôi của mình, thì chỉ đi vòng tròn.
Mảnh tình viết đến cuối bài, vẫn còn cái cơn muốn khóc!
(1944)
Tác giả - nhà thơ Xuân Diệu
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh