Cải cách, đổi mới nhưng “Không có gì mới dưới ánh mặt trời”

10:17 SA @ Thứ Hai - 04 Tháng Năm, 2015

Hình ảnh ùn ùn hàng đoàn người chen chúc đứng ngồi, chật kín những bến tàu xe, các khu vui chơi trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, cứ hằng năm nhàm chán lặp lại. Hóa ra cuộc sống vốn dĩ chẳng có gì mới.

Hôm nay là ngày đầu tiên đi làm sau dịp nghỉ lễ dài 6 ngày. Báo chí lại vẫn đưa tin về việc từng hàng dài người ùn ùn đổ về thủ đô sau dịp nghỉ lễ. Chuyện này hàng mười mấy năm rồi, năm nào cũng thế. Năm ngoái, năm kia, năm kìa, năm kĩa… cũng đều xảy ra tình trạng này, đều đặn như vắt chanh. Vào những dịp lễ Tết khác cũng thế. Trước Tết sẽ có một loạt bài về việc mua vé tàu về quê thì rất khó, sau Tết thì lại ùn ùn hàng nghìn người kéo về thủ đô gây tắc đường.

Mục Thời sự của các báo ngày hôm nay hầu như không cần phải đi tìm đề tài mới. Vì thật ra, chẳng có sự việc gì mới cả. Vấn đề là trình bày, kể lại ra sao, có cách nào để người đọc vẫn hứng thú với những chuyện cũ mèm hay không mà thôi. Ví dụ như trong lĩnh vực giao thông thì muôn đời vẫn là chuyện tắc đường, chuyện tai nạn không giảm đi bao nhiêu. Ví dụ như là trong lĩnh vực giáo dục thì vẫn là kiến thức xa rời thực tế, vẫn là giáo trình quá nặng và thay đổi liên tục. Ví dụ như là trong lĩnh vực y tế thì vẫn là chuyện phong bì, chuyện y đức.


Chen chúc ở các lễ hội - chuyện không mới (nguồn ảnh: Thanh Niên)

Để minh chứng cho điều này. Xin được phép trích dẫn một đoạn ngắn trong một bài báo cách đây hơn chục năm để thấy là những vấn đề của báo chí hiện đại. Mẩu tin này nói về sự thanh nhũng, lãng phí trong việc xây dựng các công trình công cộng:

“Hà Nội đang hối hả lắp cho xong tượng đài “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” ở vườn hoa Vạn Xuân (Hàng Đậu). Người ta sẽ dành cho cái tượng đài này khoảng 16 tỉ đồng. Tượng đài cũ đã có, nằm ở vườn hoa Bà Kiệu, cách nơi sẽ đặt tượng đài mới khoảng một cây số rưỡi. Cả hai tượng đài nói chung đều phải có người chiến sĩ ôm bom ba càng, một cô gái Hà Nội... 16 tỉ để gần như lặp lại một cái đã có, chỉ có những thành phố lớn mới vô tâm trước cái nghèo của đất nước như thế”.

Hay trong một đoạn trích khác sách Ngữ văn cải cách lớp 6, trang 29:

"Chiều ngày 3/4/2002, trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Ấn tượng Huế - Việt Nam 2002” đã khai mạc tại công viên 3 tháng 2, mở đầu các hoạt động nghệ thuật của Festival Huế 2002".

Thì như lời chị Thảo Hảo nhận xét:

Thật chẳng có gì sai cả, cái đoạn báo này. Nó đúng ngữ pháp, nó có thông tin, nhưng hình như nó thiếu một cái tiêu chuẩn gì đó để đưa vào sách giáo khoa - Một cái tiêu chuẩn gì đó tôi không biết gọi tên, nhưng nó mang “chất giáo khoa”, rất mẫu mực đặc trưng, không cũ với thời gian, để các thế hệ học trò cùng thuộc, cùng nhớ.

Thế rồi sao? Thế rồi một vài năm sau, chắc lại có người thắc mắc, người ta nói, đưa như thế thì đoạn báo nào chẳng đưa vào giáo khoa được. Và người ta sẽ lại đòi thay đổi, thay những đoạn văn đại loại như trên bằng những đoạn văn khác, và học trò sẽ lại có sách cải cách”.

Nếu ai còn giữ báo cũ, những tờ cách đây cả chục năm mà giở ra thì những đoạn trích như thế này không thiếu. Những vấn đề này vẫn còn đúng cho tới tận ngày hôm nay. Những bài báo cũ vẫn đúng sau cả chục năm, thế mới biết là chúng ta đã đứng yên một chỗ lâu đến mức nào.

Không hiểu những vị đầu lĩnh của các ngành có đọc báo cũ bao giờ không. Nếu có thì phải làm gì đi chứ? Làm gì cũng được, làm mới hơn đi! Thay đổi đi! Cải cách đi!

Chứ hàng chục năm các vị vẫn cứ miệt mài, mải miết ngồi bàn luận những điều đã cũ, không làm mới được cái gì, thì chán quá, mệt mỏi lắm.

Chắc giờ các vị đang nằm bàn…?

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách trí tuệ và luân lý

    26/01/2016Phạm QuỳnhTrong một bài viết trước tôi có ám chỉ đến sự cần thiết phải tiến hành một cuộc "cải cách trí tuệ và luân lý" ở xứ này, và tôi đã nói rằng cuộc cải cách đó chủ yếu phải là công việc của giới tinh hoa nước Nam, những người phải có ý thức về chính mình, về bổn phận và trách nhiệm của mình.
  • Tư tưởng cải cách qua tờ sớ năm Tân Sửu của một viên quan yêu nước, thương dân

    10/01/2016PGS.TS. Bùi Xuân ĐínhSuốt thời kỳ phong kiến, đã có biết bao trí thức tiến bộ, gồm các quan lại, văn thân, sĩ phu giàu lòng yêu nước, thương dân, có tinh thần trách nhiệm cao với dân, với nước, luôn trăn trở về tình trạng quan liêu của bộ máy công quyền các cấp - một trong những tác nhân quan trọng làm giảm nhịp độ phát triển của đất nước, nên đã chủ động đóng góp các ý kiến thông qua các tờ khải, tờ sớ, lời tâu…với các nhà cầm
    quyền, để cải cách nền hành chính nước nhà đưa đất nước tiến lên...
  • Tài liệu quý về cải cách giáo dục

    31/08/2014Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi, trưởng nam của GS Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của Việt Nam Dân chủ cộng hòa) lần đầu tiên giới thiệu một tài liệu quý liên quan tới cải cách giáo dục thời kỳ nước nhà mới giành độc lập...
  • Phải luôn sẵn sàng để cải cách chính mình

    18/02/2014Mai Lâm - Quý HiênGS Ngô Bảo Châu cho rằng: Việc xuất hiện những nhóm dân sự tham gia giải quyết các vấn đề mà thực tế đời sống đặt ra là dấu hiệu tích cực trong lĩnh vực GD...
  • Nông thôn trong “Thần thánh và bươm bướm” còn đảo lộn ghê gớm hơn cả thời cải cách

    01/12/2011Hữu ThỉnhTrong mấy chục cuốn tiểu thuyết được vào
    chung khảo thì “Thần thánh và bươm bướm” là cuốn tiểu thuyết duy nhất
    mang tính hài, vừa giả tưởng vừa châm biếm. Trong nhiều cuộc hội thảo
    tôi đã nói là khả năng châm biếm và hài hước của văn học chúng ta lâu
    nay ít, không có nữa. Cái bút pháp như của Vũ Trọng Phụng, của Nguyễn
    Công Hoan sau này không mấy ai kế tục một cách có thành tựu. Rất mừng là
    lần này chúng ta đã phát hiện được một tiểu thuyết bề thế của Đỗ Minh
    Tuấn, có cống hiến về giọng điệu và sắc thái tiểu thuyết. “Thần thánh và
    bươm bướm” đã đề cập một vấn đề nhức nhối nhất, đó là vấn đề đạo đức
    xã hội, thể hiện ở sự săn đuổi đồng tiền ghê gớm nhất, bất cứ cái gì
    cũng có thể biến thành tiền, biến một vật vô tri vô giác thành thần
    thánh cũng chỉ vì đồng tiền, cuộc săn đuổi các bộ hài cốt không biết có
    hay không, cũng chỉ vì tiền! Có thể nói là chưa có bao giờ có cuộc đảo
    lộn như vậy!
  • Cần phải tiến hành những cuộc cải cách cơ bản

    22/07/2011Nguyễn Trần BạtTrong các phiên họp quốc hội, có thể thấy một hiện tượng là nhiều Bộ trưởng khi trả lời chất vấn dường như đều muốn chuyền trách nhiệm về cho Thủ tướng. Sự lười biếng và né tránh trách nhiệm ấy là một biểu hiện quan trọng của sự tha hoá. Cho nên phải dân chủ hoá. Mà dân chủ nghĩa là gì? Dân chủ không phải là nói chuyện chơi chơi, dân chủ nghĩa là đa nguyên chính trị, và để cầm quyền tiếp tục thì những người cộng sản Việt Nam buộc phải phấn đấu để trở thành những người tiên tiến nhất trong đời sống chính trị. Đấy là lối thoát duy nhất...
  • Vấn đề xây dựng nền dân chủ nhân dân ở Việt Nam và cải cách thiết chế dân chủ

    28/09/2010TS. Hồ Bá ThâmNgười ta đã bàn rất nhiều về dân chủ. Nhưng những vấn đề khó, nhạy cảm thì thường lảng tránh. Chúng ta thấy là các cấp thường thảo luận, quyết sách các vấn đề kinh tế xã hội, nhưng ít thảo luận quyết sách các vấn đề dân chủ một cách sát thực, cụ thể, nhất là về mặt thể chế...
  • Cải cách giáo dục bắt đầu từ dạy làm người

    30/03/2009"Phải làm triệt để. Tất cả các em đến tuổi phải học hết tiểu học, học đàng hoàng, và phải dạy đạo đức sao cho khi các em tốt nghiệp tiểu học phải xứng đáng là những thiếu niên ham học hỏi, hiền ngoan, có thái độ và hành động đúng mực ở nơi công cộng và đối với các quan hệ xã hội". - GS Trần Văn Thọ
  • Một góc nhìn về cải cách hành chính

    18/01/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngNăm 2009 sẽ là một năm khó khăn. Khủng hoảng, suy thoái, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ăn việc làm khó khăn... là những chuyện đang chờ chúng ta phía trước. Đây quả thật là những chuyện không hay, nhưng chúng cũng có thể tạo ra áp lực cần thiết để chúng ta tiếp tục đổi mới. Một trong những lĩnh vực cần áp lực này nhất, có lẽ, là lĩnh vực hành chính công...
  • Cái kẹo và 30 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc

    26/12/2008Cúc ĐườngNhiều sách TQ viết lại: Một hôm, Đặng Tiểu Bình dẫn cháu đến thăm Mao Trạch Đông. Mao muốn đứa trẻ gọi mình là ông nhưng nó không nghe. Mao bèn đưa ra một cái kẹo để “dụ”. Đứa bé vội vã gọi Mao bằng “ông”. Đặng Tiểu Bình nhân cơ hội đó nhắc khéo Mao Trạch Đông: “Đồng chí xem, ngay cả đứa trẻ nhỏ cũng biết thế nào là kích thích vật chất…”
  • Đổi mới, cải cách và cách mạng

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtThời đại trước, phương pháp lãnh đạo bằng cách mạng đã từng đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí một số nước còn tuyệt đối hóa vai trò của nó trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thế giới ngày nay đã có những thay đổi cơ bản và việc lãnh đạo bằng phương pháp cách mạng không còn phù hợp nữa, cần phải phát triển bằng một phương pháp lãnh đạo mới, phương pháp lãnh đạo phi cách mạng...
  • Cải cách: Bản chất và mục tiêu

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, bản chất của cải cách là chủ động hay cải cách là hoạt động chủ động của con người. Cải cách chính là một chương trình mà con người xây dựng để chủ động tác động lên tiến trình phát triển của cuộc sống. Khi nhu cầu xã hội, nhu cầu của cuộc sống đòi hỏi phải cải cách...
  • xem toàn bộ