Bình an là báu vật

01:40 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Mười Một, 2012

Sức mạnh tâm linh mới là vĩnh cửu. Đây là lời kết của bà Sheilu, Giám đốc Học viện Vì một thế giới tốt đẹp hơn, thuộc Trường Đại học Tinh thần Thế giới, trong một buổi nói chuyện chuyên đề “Tỉ phú tâm hồn” tại Trung tâm Các giá trị sống và làm giàu thế giới nội tâm.

Hãy thay đổi chính mình trước khi đòi hỏi

Phóng viên:Thưa bà, tất cả các trường đại học trên thế giới có mục đích đào tạo ngành nghề gì đó như là kỹ sư, bác sĩ, kế toán... còn Trường Đại học Tinh thần, nghe hơi lạ. Xin bà nói sơ qua về trường này?

- Bà Sheilu: Trường được thành lập vào năm 1936 tại Mount A bu, tỉnh Rajasthan, Ấn Độ. Mục đích thành lập trường là đem lại lợi ích về mặt tinh thần cho người học. Hiện nay trường có 17 ngành bao gồm giáo dục, luật sư, khoa học, giới trẻ… và có chi nhánh, văn phòng trên toàn thế giới. Tất cả các ngành đều quan tâm phát huy các giá trị lồng vào trong chuyên ngành của riêng mình. Giá trị là nền móng phát triển mọi ngành nghề khác. Mỗi người nên đóng góp để hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.

Những môn học được giảng dạy trong trường này mang lại lợi ích gì cho người học?

- Trước khi thay đổi gì đó, ai đó, bạn phải thay đổi chính mình trước. Do thiếu các giá trị, chúng ta thường vướng vào những thói quen xấu và trở nên ích kỷ. Khi khám phá được thế mạnh của mình, chúng ta dễ dàng từ bỏ những thói quen xấu và trở thành người tốt trong xã hội. Các môn học của trường như là Tư duy tích cực, Nhận thức bản thân, Thiền Raja Yoga...

Có những trường hợp thành công cụ thể nào sau khi học ở trường này?

Nhiều người đã viết thư phản hồi là họ đã thay đổi cuộc đời như thế nào. Có những nhà doanh nghiệp bị phá sản đã biết phục hồi doanh nghiệp của mình sau khi học cách tự chủ.

Hạnh phúc thật sự không phải từ bên ngoài mà từ trong ý nghĩa của bạn

Bình an - của cải lớn nhất của con người

Nhiều người nghĩ rằng tâm linh là tôn giáo. Bà định nghĩa thế nào?

- Tâm linh và tôn giáo là khác nhau. Mọi tôn giáo đều dựa trên các tín điều. Còn tâm linh không phân biệt sắc tộc, mà tất cả đều chung trong một gia đình nhân loại. Tài sản thật sự của chúng ta chính là đức hạnh, phẩm chất tốt đẹp. Nếu ai có giá trị trong đời, dù có mất đi các sức mạnh vật chất, thì những tài sản kia mất đi cũng quay lại. Có câu nói “Khi mất của cải, không mất gì cả. Khi mất sức khỏe, thì mất gì đó. Còn khi mất giá trị, thì mất hết”.

Bà có nói đến “Tỉ phú tâm hồn”, nghĩa là giàu các đức hạnh?

Đúng vậy. Của cải lớn nhất của con người là bình an. Dù bạn có nhiều tiền nhưng chưa chắc bạn bình an. Của cải thật sự chính là sự hài lòng. Có những người dành nửa cuộc đời mình kiếm tiền trong căng thẳng, thủ đoạn và nửa đời còn lại dùng số tiền kiếm được cho việc chữa trị bệnh tật. Đồng tiền này tạo đau khổ nhiều hơn là hạnh phúc. Để trở thành “Tỉ phú tâm hồn”, bạn cần phải đi vào bên trong. Tài sản thật sự là nhân cách. Nhiều tiền nhưng không có nhân cách thì cũng nghèo. Nhân cách là giá trị.

Nhưng vật giá ngày càng leo thang, nếu không có tiền liệu có thể sống bình an?

- Mọi thứ đều đủ cho nhu cầu của bạn, chứ không phải để cho bạn tham lam. Mọi người đều phải làm việc để nuôi mình và giúp đỡ người khác, nhưng tôi biết quân bình thời gian cho việc kiếm tiền và cho gia đình, cá nhân. Tôi biết kiếm tiền theo con đường đúng để không ảnh hưởng đến nhân cách.

Bình an là tài sản quý giá nhất của con người. Vậy có cách nào để đạt đựợc bình an?

Bình an là bản chất của con người. Con người khi không bị tác động từ ngọn lửa giận hờn, buồn rầu... thì quay trở về bản chất của mình là thư thái, bình an. Thiền là một cách hữu hiệu cho bạn quay trở về bản chất này.

Thiền dành cho đối tượng nào?

- Ai cũng có thể học thiền được, dù là trẻ già, nam, nữ... Thiền làm tâm trí bình an do học cách nhận thức rõ con người nội tại của bạn, nghĩa là học cách sống đúng đắn, học cách suy nghĩ cảm nhận... Vậy thiền là cần thiết trong cuộc sống thực tế, ai cũng có thể học nếu họ muốn.

Có một số quan điểm cho rằng thiền là làm trống ý nghĩ. Bà nghĩ thế nào?

- Có nhiều dạng thiền. Thiền Raja Yoga là tạo ra những ý nghĩ tốt đẹp, dẫn đến cảm xúc tốt đẹp và bạn sẽ cảm thấy bình an nhờ điều ấy. Bình an có được chỉ bằng một ý nghĩ, sau đó bạn trở thành hiện thân của ý nghĩ đó.

Hạnh phúc là giúp được người

Điều gì khiến bà trở thành một giảng viên hướng dẫn các môn học về tinh thần và thiền định?

Tôi thích khoa học. Trong lúc tôi đang học đại học thì mẹ tôi đến học tại Trường Đại học Tinh thần Thế giới. Mẹ dẫn tôi theo cùng. Mỗi lần đến đó, tôi cảm thấy bình an và tập trung vào học tập hơn. Thế là tôi muốn tìm hiểu sâu về thiền. Tôi thấy rõ bầu không khí thiền làm cho con người mạnh mẽ, hòa đồng, thân thiện và biết chia sẻ với người khác.

Khi nào bà thấy mình hạnh phúc nhất?

- Tôi thật sự hạnh phúc khi giúp được ai đó. Tôi thích thấy người khác hạnh phúc.

Điều gì khiến bà buồn?

- Khi học thiền thì không còn buồn nữa. Buồn là do bạn không hiểu rõ bạn. Cuộc đời con người, mỗi người đều là diễn viên, mỗi cảnh qua đi đều có ý nghĩa. Hơn nữa mọi cảm xúc đều bắt nguồn từ suy nghĩ của bạn. Khi bạn kiểm soát được ý nghĩ của mình, thì bạn kiểm soát được mọi điều. Mỗi sự việc đều có hai mặt - tiêu cực và tích cực. Tích cực nghĩa là bạn nhận ra được lợi ích của nó, còn tiêu cực là bạn kiếm tìm điều gây hại. Nếu bạn nhận ra được lợi ích của tình huống, thì bạn không còn thấy buồn nữa. Hãy sống trọn vẹn ở hiện tại, thì không điều gì khiến bạn buồn nữa.

Ở thời đại chao đảo này, khi nền kinh tế suy thoái, bạo lực gia tăng... theo bà, làm thế nào để có thể và qua những lúc khó khăn?

- Quan niệm của tôi là: hãy sống đơn giản, suy nghĩ thanhcao. Hạnh phúc thật sự không phải từ bên ngoài mà từ trong ý nghĩ của bạn. Nếu nghĩ bạn bất an, thì không điều gì khiến bạn bình an. Còn khi bạn nghĩ mình bình an, thì dù có ít tiền, bạn vẫn bình an.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Viết – sống – và bình an

    24/10/2019Trần Văn ToànViết, với một người bình thường, vì thế, là một buông xả. Để giải thoát cho ngọn lửa trong nội tâm. Viết còn là một tu tập. Để vun đắp cho những tín niệm. Tôi không tin ai đó có thể viết trong sự bình an. Nếu đã thực sự có bình an thì người ta đã hoàn toàn vong ngôn.
  • Hạnh phúc

    26/07/2019Cao Huy ThuầnThứ nhất, hạnh phúc là sống trong hạnh phúc của người khác. Thứ hai, hạnh phúc là sống vì hạnh phúc của người khác. Thứ ba, hạnh phúc là dâng hiến...
  • Nhiều lòng sướng hay khổ

    26/07/2019Vệ GiangVới những quyền sở hữu của con người thì ai cũng muốn chiếm hữu được số nhiều. Số nhiều ấy lắm lúc có thể khẳng định sự thành đạt, đẳng cấp hoặc hấp dẫn giới tính của mình. Cái nhiều ấy quả là đáng được mơ ước, thế nhưng có một cái nhiều, dù không phải nhiều lắm,như nhân gian thường diễn tả một cách cụ thể bằng cụm từ “ ăn ở hai lòng”...
  • Tâm sự của kẻ thất bại

    01/03/2016Hoàng VũThiếu tính toán chỉ trong thoáng chốc, cuộc đời tôi suýt nữa đã đổ sông, đổ bể. “Tôi không hối hận. Đó là bài học làm kinh tế. Chỉ có điều, chi phí cho môn học này quá đắt, với riêng tôi”...
  • Cái bình nứt

    06/11/2015Phương Thảo (Theo Chicken)Cuộc sống không hoàn hảo cũng như chính con người chúng ta không hoàn hảo, thế nhưng mỗi chúng ta có thể biến những gì không hoàn hảo trở thành điều có ích.
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • Con đường đến vô cùng

    28/12/2008Linh LinhKhông phải đường quốc lộ mà là đường đời, cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế nên ai cũng muốn con đường trần gian của tranh kéo mãi đến vô cùng, càng dài càng tốt, nhưng mọi cố gắng vẫn vô vọng...
  • Chỉ là một con người và một số phận

    21/11/2008Nguyễn Thành TrungGần nhà có một quán cóc nhỏ gọi là quán bà Trường, dân tình ngồi ở đấy thường là mấy tay xe ôm, mấy thằng sinh viên trong khu, và thỉnh thoảng có cả mấy ông công an phường....
  • Bến đỗ bình yên của con thuyền

    28/03/2007Thu LiễuLiệu mỗi người trong chúng ta không làm nghề sông nước có hiểu hết những ân ghĩa hàm chứa trong câu nói: gia đình phải là bến đỗ bình yên cho mỗi con thuyền neo đậu trong cuộc sống hiện đại hôm nay? Và điều quan trọng nhất là chúng ta phải làm gì để gia đình mãi là bến đỗ bình yên.
  • Biển không bình lặng

    13/06/2006Nam PhanTrong quá trình hội nhập, không phải ai khác chính nông dân, ngư dân là những người đi tiên phong trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh VN ra nước ngoài thông qua sản phẩm mà họ làm ra. Những hạt gạo, những con tôm, con cá có mặt trên nhiều quốc gia tiên tiến mang xuất xứ VN, đậm vị mồ hôi của những nông dân, ngư dân tảo tần. Nhưng họ có thực sự được quan tâm đúng mức?
  • xem toàn bộ