Big Bang – một cách nhìn khác!

10:18 SA @ Thứ Sáu - 28 Tháng Giêng, 2011

Trước những thành công của khoa học, đặc biệt là cỗ máy gia tốc hạt lớn LHC được vận hành nhằm tái tạo vụ nổ Big Bang để tìm hiểu sự hình thành vũ trụ, Giáo hội Thiên chúa giáo đã không thể im lặng. Chính vì vậy trong Lễ Hiển linh (theo Kinh thánh là ngày ba vua, theo một vị sao đến với Chúa) Giáo hoàng La Mã đã giảng giải về điều này tại Quảng trường Thánh Pierre ở Vatican trước khoảng 10.000 giáo dân(*). Bài viết này giúp cho đức tin của Giáo hoàng về Chúa không bị nao núng.

Giả thuyết Big Bang – vụ nổ lớn dùng để giải thích nguồn gốc của vũ trụ có vẻ ngày càng thuyết phục được nhiều người hơn. Sở cứ của thuyết này chủ yếu dựa trên những quan sát thiên văn, thấy rằng vũ trụ hình như đang giãn nở ra với vận tốc ngày càng lớn, các thiên hà dường như đang tản ra, đang chạy xa ra. Tuy nhiên cũng có những thiên hà lại chạy về phía dải Ngân hà của chúng ta, điều đó làm cho các nhà khoa học thêm bối rối và phía những người phản đối Big Bang (nhất là giới hữu thần và những ai tin vào thuyết sáng tạo) có lý để phản bác lại thuyết Big Bang - vụ nổ lớn khởi đầu của vũ trụ cách đây chừng 13,7 tỷ năm!.

Quả vậy, thật khó có thể tin rằng chỉ từ một vụ nổ bất chợt, không được “lập trình” sẵn, không có mục đích, không có sự điều khiển, không có định hướng thì làm sao có thể có được một quá trình phát triển đến hoàn hảo của vũ trụ như hiện nay mà con người đang quan sát được. Ít nhất cũng phải tồn tại sẵn những quy luật tự nhiên nào đó để vụ nổ “Big Bang” này tuân theo. Mà nổ kiểu gì mà đến nay – sau gần 14 tỷ năm, các thiên hà (hàng trăm tỉ) vẫn đang chuyển động, vẫn tản ra, chạy vào khoảng không bao la của vũ trụ.

Vậy có thể giải thích sự tản ra của các thiên hà như thế nào đây nếu không kết hợp tri thức đông tây, kim cổ của loài người và của khoa học kỹ thuật hiện đại, trong đó có “tư duy lập trình” của giới Công nghệ Thông tin, của các kỹ sư tin học.

Trong kho tàng thư tịch cổ, hẳn mọi người rất dễ gặp khái niệm hình tượng về “CÂY ĐỜI”, “CÂY VŨ TRỤ”, “CÂY SỰ SỐNG”,… Phật giáo cũng coi tất cả mọi sự vật hiện tượng từ hạt bụi, cái cây ngọn cỏ, chim muông, thú dữ, … đến con người và các thiên thể, vũ trụ đều như những thực thể sống, không phải là vô tri vô giác. Ông cha ta hàng nghìn năm nay cũng ghi lại quan niệm của dân tộc mình về sự sống, về vũ trụ bằng những hình tượng sống động trên “Bãi đá cổ Sa pa” và trên nhiều vật thể văn hoá khác. Hình tượng cây luôn luôn được nhắc đến, được vẽ lên như là một sự hiển hiện của sự sống: đó là sự nảy mầm, sinh trưởng và phát triển. Tất nhiên cũng có thể là diệt vong, nhưng “CÂY” luôn luôn biểu hiện cho sự sống, sự bất tử, và trường tồn. CÂY chính là biểu tượng vĩnh cửu của sự sống, sự phát triển của vạn vật trong vũ trụ.

Vậy, nếu chúng ta nhìn nhận Vũ trụ không phải là một cái gì đó vô tri vô giác thì sao? Như cổ nhân, chúng ta thành kính nhìn vũ trụ như là một “SINH THỂ” thì sao? Điều này thật đẹp đẽ, ngọt ngào biết bao: Vũ trụ khởi sinh trong quá khứ có thể từ vô hình hoặc từ một “HẠT” vô cùng nhỏ bé, nhỏ bé vô hình nhưng đã được “LẬP TRÌNH” để chuẩn bị cho một sự sinh trưởng, một sự phát triển dài lâu hàng chục tỉ năm – một kế hoạch vô cùng vĩ đại.

Thống nhất quan điểm “CÂY VŨ TRỤ”, chúng ta có thể hình dung được rằng, từ một hạt giống vô cùng nhỏ bé, xinh xắn, phát sinh từ một “CÂY VŨ TRỤ” khác trong hằng hà sa số rừng cây của Vũ trụ, bay đến khoảng không mà chúng ta đang sống, với những điều kiện thích hợp về “độ ẩm, nhiệt độ, không gian, thời gian và tuân thủ quy luật sinh tồn trong một chu kỳ phát triển nào đó” hạt vũ trụ đã nảy mầm để khởi đầu cho một Vũ trụ mới (điều này rất phù hợp với thuyết Đa vũ trụ). Với kế hoạch phát triển vô cùng vĩ đại này, sự “nảy mầm” của hạt Vũ trụ thực sự như một vụ nổ lớn, vụ Big Bang mà các nhà khoa học đã tưởng tượng ra. Nhưng cái khác biệt ở đây là Big Bang đã được điều khiển, được lập trình sẵn theo một kế hoạch vô cùng vĩ đại để sinh ra một “CÂY VŨ TRỤ” như ngày nay mà con người quan sát được và đang ngày đêm khám phá, tìm hiểu.

Với một sinh thể, vòng đời (thời gian sống) là một khái niệm tương đối, có thể ngắn ngủi đến vài giây, vài phút, vài giờ, vài ngày, dăm tháng, dăm năm, hàng chục, hay hàng trăm năm và hơn thế nữa. Cũng vậy, với những thực thể, sinh thể to lớn như các thiên thể, hành tinh, hệ mặt trời, các dải thiên hà hay cả Cây vũ trụ, tuổi đời được tính bằng hàng triệu, hàng tỉ, hàng tỉ tỉ năm! Về kích thước, chúng ta có thể hình dung một cái cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cũng lớn lên từ một hạt giống bé xíu, con voi khổng lồ cũng từ một tế bào vô hình để sau hơn 15 năm đã trở thành một con voi trưởng thành. Con người ta cũng vậy.

Nói ra điều đó để giải thích rằng, 14 tỷ năm (mười bốn tỷ năm) trước, vũ trụ của chúng ta có thể chỉ là một hạt giống to bằng đầu cái kim khâu! Điều đó cũng cho thấy rằng: Vũ trụ, Cây vũ trụ vẫn đang lớn lên, đang phát triển, các cành, các nhánh đang vươn ra mãi mãi (mà các nhà khoa học nói rằng các thiên hà đang tản ra với tốc độ ngày càng lớn, nhưng ngược lại, với viễn kính 100 inch tại núi Wilson, Hubble lại cho thấy Tinh vân Tiên nữ, một thiên hà sáng đôi cách 2 triệu năm ánh sáng, đang tiến lại gần chúng ta!). Tất nhiên, những ngôi sao, những hành tinh như trái đất của chúng ta chính là những hoa, những trái của Cây vũ trụ này. Rõ ràng, trong sự lớn lên của một cái cây, đa số các nhánh vươn ra, để tránh nhau, “cạnh tranh” nhau để hấp thụ năng lượng, và do đó cũng có một số va chạm có thể xảy ra, tuỳ thuộc vào sự “lập trình” cho sự phát triển và có cả các yếu tố ngẫu nhiên mà Phật giáo gọi là “Vô thường”. Vũ trụ sống, vũ trụ như là một thực thể sống, không bất định, không tĩnh tại, vũ trụ có dạng CÂY, đó là cách giải thích phù hợp nhất cho mọi hiện tượng vật lý, thiên văn mà con người quan sát được liên quan đến nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của vũ trụ.

So với “CÂY VŨ TRỤ” con người thật nhỏ bé, yếu ớt, nhưng con người – tiểu vũ trụ cũng thật là vĩ đại biết bao./.


Giáo hoàng La Mã tiết lộ bí mật sáng thế

(Tuấn Hà (Tổng hợp),Việt Nam Net)

Trước những thành công của khoa học, đặc biệt là cỗ máy gia tốc hạt lớn LHC tái tạo vụ nổ Big Bang để tìm hiểu sự hình thành vũ trụ, Giáo hội Thiên chúa giáo không thể im lặng. Chính vì vậy trong Lễ hiển linh (theo Kinh thánh là ngày ba vua, theo một vị sao đến với Chúa) giáo hoàng La Mã đã giảng giải về điều này tại Quảng trường Thánh Pierre ở Vatican trứoc khoảng 10.000 giáo dân.

Giáo hoàng tiết lộ trước các con chiên (khoảng 10.000 người) về vai trò của Chúa trong vụ nổ Big Bang. Ảnh: Foxnews.

Giáo hoàng La Mã tuyên bố Vũ trụ không phải là kết quả của sự trùng hợp ngẫu nhiên của các sự kiện mà “một số người bắt chúng ta phải tin”. Cụm từ “một số người” đương nhiên giáo hoàng ám chỉ các nhà bác học đưa ra lý thuyết về Big Bang, cho rằng chính do sự kiện này mà toàn bộ thế giới xung quanh ta xuất hiện.

Thế giới ấy được tạo thành từ một điểm cực kỳ nhỏ gọi là Điểm kỳ dị (Singularity) mà 13,7 tỷ năm về trước đã nổ tung, rồi giãn nở đến kích thước không thể tưởng tượng nổi và ngày nay vẫn đang tiếp tục giãn nở.

Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố thuyết Big Bang nông cạn vì nó không “giải thích được bản chất của thực tế”. “Chúng ta chỉ có thể giải thích được vẻ đẹp huy hoàng của thế giới, những bí hiểm ẩn chứa trong đó, sự hùng vĩ cũng như tính hợp lý của nó bằng sức mạnh thiêng liêng của Đức chúa, người sáng tạo ra Thiên đường và Địa ngục”, đấng chăn chiên nói. Và ông bảo mọi người phải hiểu rằng rằng Big Bang cũng chính Đức chúa trời sắp đặt nên.

Như vật là chính ông - vị giáo hoàng đương nhiệm – là người hoà giải một cách khôn ngoan giữa những nhà sáng tạo luận (creationist) và những nhà tiến hoá luận (evolutionist). Ông ta đã không quên và không gạt bỏ Vật lý học. Nghĩa là, ông dành cho Đức chúa vai trò của người khởi xướng ra quá trình tiến hoá của cả Vũ trụ lẫn loài người.

Thực chất là Benedict XVI đã phải thừa nhận những nghiên cứu khoa học, bởi dẫn chứng quá rõ ràng. Trong bài thuyết giáo ông cũng không nói xấu những thí nghiệm trên cỗ máy gia tốc hạt lớn LHC, nơi các nhà vật lý đang mô phỏng chính vụ nổ Big Bang vả trạng thái của Vũ trụ ngay sau vụ nổ đó. Nghĩa là khi người ta đã thực hiện các quá trình ấy thanh công, ông mới “chìa tay ra bắt”.

Nhân đây cũng nói luôn là các nhà khoa học vẫn có một điểm yếu là chưa giải thích được từ đâu mà có Điểm kỳ dị – cái “nhân” ban đầu của thế giới của chúng ta. Giáo hoàng “không cho phép” điểm này có mặt là do sự ngẫu nhiên (nếu không thì Chúa để làm gì ?!).

Các nhà xã hội học lập tức tiến hành một cuộc điều tra dư luận. Họ cho biết 30% đồng ý với giáo hoàng. Nếu quả là có Big Bang thật thì chính Đức chúa đã sắp đặt chứ còn ai vào đấy nữa. Thế nhưng lại có tới trên 40% người được hỏi không tán thành ý kiến này vì cho rằng Big Bang nổ ra không dính dáng gì đến Đức chúa.

Những người còn lại không tin Đức giáo hoàng mà cũng chẳng tin các nhà khoa học. Theo họ cách giải thích này không hơn gì cách giải thích kia, cả hai đều sai nhưng thế nào mới đúng, họ không biết.

Khó hình dung một biến cố vĩ đại như vụ nổ Big Bang lại do Chúa tạo ra...

Các nhà khoa học cũng chẳng thích thú gì sự cởi mở và khoan dung của giáo hoàng Benedict so với quan điểm bảo thủ không thừa nhận bất cứ điều gì của Khoa học (họ vẫn kịch liệt phản đối sự phá thai cũng như việc thụ tinh trong ống nghiệm) của những người tiền nhiệm.

Một tay đùa cợt bỗng xuất hiện. Đó là một ông giáo sư sinh học Trường ĐH Minnesota có họ là Meyer. Ông ta viểt tong blog của mình rằng “Giáo hoàng tuyên bố rằng có Dức chúa trời đứng đằng sau vụ Big Bang. Điều đó quả thật là đáng kính trọng quá ! Chỉ tiếc rằng Ngài không đưa ra các số liệu bổ sung, để chúng ta phải tốn bao nhiêu tiền bạc và công sức để tìm hiểu và tái tạo ra nó. Và Ngài cũng chẳng công bố một tý nào về sự việc này trên các Tạp chí Vật lý”.

Gần đây các giáo hội cũng đã ngừng kể lại câu chuyện với một “số liều” truyền thống cũ kỹ rằng Đức chúa đã tạo ra thế giới trong 6 ngày. Mà điều này thì có công bố bằng giấy trắng mực đen. Trong Kinh thánh đấy thôi! Con số này khác xa con số 13,7 tỷ năm mà các nhà khoa học tính toán, Hoá ra Kinh thánh nói tựa như một kiểu nói phúng dụ nào đó. Nó không phản ảnh về khoảng cách thời gian, mà chỉ nói về phương pháp và trình tự việc làm (của Chúa) mà thôi.

Còn về điều tại sao Đức giáo hoàng lại đề cập đến Big Bang mà đã có lấn ông nói (dựa vào chính khoa học) bên cạnh vũ trụ của chúng ta còn tối thiểu có 4 cái tương tự. Nói cách khác Chúa đã sáng tạo ra không chỉ một mà vài cái một lúc. Chắc ông nói dự phòng bởi ông nhớ lại việc giáo hội đã đưa lên giàn thiêu Galileo, người đã dám nói trái với Kinh thánh. Galileo đã được “xoá án” và hôm nay Nhà thờ đã được thừa nhận tiến hoá luận là một thuyết khoa học và chẳng có lý do nào để Chúa không vận dụng quá trình tiến hoá tự nhiên trong khi tạo ra các loài.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người tạo nên vụ Big Bang 80 năm trước ở Sài Gòn

    27/03/2020Nguyên NgọcNgày 24/3 này, chúng ta có một kỷ niệm lớn: 80 năm ngày mất của Phan Châu Trinh, và sau đó mấy hôm, ngày 4/4, kỷ niệm 80 năm đám tang vĩ đại của ông, mà Nguyễn Ái Quốc trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản hồi ấy đã viết là "trong lịch sử người An Nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao giờ"...
  • Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học

    29/04/2014Hà YênTriết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ. Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình. Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?
  • Một số vấn đề triết lý của vật lý hiện đại

    26/05/2009Đỗ Kiên CườngVới tư cách là triết học tự nhiên, vật lý có vai trò quan trọng trong bản thể luận và nhận thức luận. Cơ học Newton hay quyết định luận Laplace từng chi phối nhận thức và hành động của toàn nhân loại. Vật lý hiện đại cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Dưới đây là một số nhận thức cá nhân về các vấn đề triết lý, cũng như mối quan hệ giữa vật lý hiện đại với các lĩnh vực khoa học khác.
  • Vật lý - Phật học - Vũ trụ

    07/09/2008Nguyễn Quang RiệuTrong những năm gần đây, phong trào Phật giáo được phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, một phần là nhờ tinh thần cởi mở ít tính giáo điều của Phật giáo. Người phương Tây thường coi Phật giáo là một ngành triết học. Thiên văn học nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ, sự sinh tử của những vì sao và nguồn gốc của sinh vật trên trái đất, thậm chí cả khả năng có sự sống trên những hành tinh khác. Do đó thiên văn học là một đối tượng hấp dẫn đối với các nhà Phật giáo, các nhà siêu hình học và triết học...
  • Không thể có lỗ đen nguy hiểm do con người tạo ra

    14/04/2008GS. TS. Nguyễn Mộng GiaoSau khi đăng bài "Sắp có lỗ đen nuốt chửng trái đất?" về nguy cơ thí nghiệm tại phòng thí nghiệm LHC ở Thụy Sĩ có thể tạo lỗ đen nuốt chửng trái đất (ngày 1-4), Tuổi Trẻ đã nhận được bài viết phản hồi của GS-TS Nguyễn Mộng Giao - Viện Nghiên cứu vật lý TP.HCM. Tuổi Trẻ xin trích đăng lại bài phản hồi...
  • Một vụ kiện khoa học lớn: Vũ trụ sơ sinh trong phòng thí nghiệm

    14/11/2006Đặng Mộng LânVũ trụ của chúng ta ngày nay đã bắt đầu từ một vụ nổ khổng lồ (big bang) cách đây khoảng 14 tỉ năm. Vào khoảng vài phần triệu giây ngay sau lúc ra đời, vũ trụ có nhiệt độ vào khoảng hàng nghìn triệu độ. Điều kiện đó của vũ trụ sơ sinh đã được tạo ra trong chiếc máy Rhic ở Brookhaven và các kết quả đã được công bố năm 2005...
  • Vũ trụ ra đời như thế nào?

    29/03/2006Các nhà khoa học cho rằng, vũ trụ thoát thai từ Vụ nổ lớn (Big Bang) tại thời điểm 13,7 tỉ năm trước. Mới đây họ lại khoe rằng, có đến ba kịch bản khác nhau cho cái thời khắc sinh thành đó.
  • Các xu hướng thống nhất trong vật lý học

    30/10/2005Đỗ Kiên CườngTheo Weinberg, giải Nobel vì thống nhất tương tác điện từ và tương tác yếu, một mục tiêu căn bản của vật lý là chiêm ngưỡng sự đa dạng của tự nhiên bằng cái nhìn thống nhất [1]. Thành tựu quá khứ chính là minh họa điển hình: thống nhất giữa cơ học thiên thể và cơ học (trên) trái đất của Newton thế kỷ XVII, thống nhất giữa quang học và và lý thuyết điện và từ của Maxwell thế kỷ XIX, thống nhất hình học không - thời gian và lý thuyết hấp dẫn của Einstein năm 1905 và 1916, thống nhất giữa hóa học và vật lý nguyên tử thông qua cơ học lượng tử những năm 1920. Và nay là thống nhất giữa thuyết thống nhất cuối cùng của vật lý, một sự nghiệp vĩ đại có lẽ còn lâu mới kết thúc.
  • "Định mệnh đưa tôi đến với vật lý thiên văn"

    19/08/2005Khánh HàGS. TS. người Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận là một nhà vật lý thiên văn nổi tiếng thế giới. Ông đã viết khoảng 200 bài tiểu luận về sự hình thành các yếu tố trong Big Bang và Thiên hà, cùng sự tiến triển của chúng...
  • Lịch sử vũ trụ và thuyết vụ nổ lớn

    19/07/2005Đỗ Kiên CườngTrên xưa & nay số 96 (144) tháng 7-2001 có bài viết “thuyết Big Bang” về sự phát sinh vũ trụ. Thiển nghĩ một bức tranh khái quát và chính xác về lịch sử nhận thức vũ trụ cũng cần thiết đối với các nhà sử học. Đó là lý do bài viết này.
  • Nguồn gốc và tiến hoá vũ trụ

    18/07/2005Đỗ Kiên CườngVũ trụ có nguồn gốc từ đâu, vì sao vũ trụ xuất hiện? Vũ trụ tiến hoá như thế nào và có kết thúc hay không? Thú vị là chỉ trong vòng một thế kỷ, con người đã có thể thảo luận những câu hỏi ngàn đời đó một cách khoa học. Bài viết này cố gắng đưa ra một bức tranh sơ bộ về những câu hỏi nói trên.
  • xem toàn bộ