Biết mà "không biết"
Do có hoàn cảnh riêng, tôi được nghỉ hưu sớm so với bạn bè cùng tuổi. Rảnh rỗi và vẫn ham hoạt động nên tôi hay đến thăm các bạn đang còn đương chức. Có anh bạn thân hiện là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Y., mấy lần tôi định đến chơi nhưng còn e ngại, thế rồi như có ai mách bảo, Kh. chủ động kêu tôi đến.
Hôm đến nhà Kh. tôi nêu một loạt những bức xúc của dân và "chất vấn", ông có biết những chuyện ấy không? Kh. thủng thẳng trả lời: biết. Tôi hỏi dồn, ông biết chuyện gì kể cho tôi nghe nào. Kh. bật lò xo: đã bảo là biết rồi, và còn biết nhiều hơn những điều ông vừa kể. Đây, có mấy "mục" chính tôi trích nguyên văn báo cáo giữa nhiệm kỳ của tỉnh ủy (phần tồn tại) cho ông nghe nhé:
... "Tuy có những thành tựu xuất sắc nêu trên, nhưng chúng ta vẫn còn một số tồn tại cần phải khắc phục là: Tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh ta trong ba năm qua còn quá chậm, mỗi năm tăng được 0,01%. Về công tác xây dựng Đảng nhất là xây dựng hệ thống chính trị cơ sở còn nhiều yếu kém, bất cập. Chúng ta có nhiều điểm "nóng", thậm chí có ý kiến nhận xét rằng, hệ thống chính trị ơ một số cơ sở của ta đang bị "mọt ruỗng", làm xói mòn lòng tin của dân với Đảng, dẫn đến rạn nứt và có nguy cơ phá vỡ mối quan hệ máu thịt vốn có xưa nay giữa Đảng với dân..."
Kh. nói tiếp: Báo cáo đã nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật thì ông còn thắc mắc gì? Tôi biết, tôi đã đọc báo cáo đó, cả nguyên nhân của những yếu kém, rồi cả những giải pháp khắc phục nữa. Nhưng đấy là ở "nghị trường", chỉ làm thỏa mãn cái tai của chúng ta thôi. Nói như các cụ là để "nghe cho sướng tai", chứ còn nó có chuyển biến hay không, có đi vào đời sống hằng ngày của dân hay không lại là chuyện khác. Ông biết đấy, còn ba tháng nữa là hết nhiệm kỳ rồi mà hai nhiệm vụ "trọng tâm" và "then chốt" ngày càng có chiều "bi đát" hơn. Và chắc chắn trong báo cáo cuối nhiệm kỳ lại nêu khuyết điểm là nhìn thẳng sự thật, đánh giá đúng sự thật...., như vậy rõ ràng chúng ta đang "từng bước" xa thực tế, tức là đang "từng bước" xa dân.
Ông có biết, dân tỉnh ta đang nói một cách bóng gió sự thật, giả của một số cán bộ bằng những câu thơ "bút tre" thế nào không? Một khoảng trờ xanh bé xinh xinh. Giả, thật hư vô khó định hình. "Thật mục" sờ tay thường biết rõ. Còn "kính... viễn chi" giả khó lường.1
Và tôi nói tiếp luôn: những điều ông vừa nói, tôi vừa nói chỉ là "tảng băng nổi" trên mặt biển bao la này thôi. Ông Kh. vặn hỏi, thế còn "tảng băng chìm" là gì? Băng chìm là gì ư, có lẽ ông biết đấy, chỉ có điều không nói ra thôi, hoặc nếu có nói ra thì lại bảo là "không biết". Chắc ông quá rõ chuyện của huyện M.. Cuộc "chiến đấu" xung quanh những chiếc "ghế" diễn ra quyết liệt, thậm chí "một mất, một còn", trên phải về chỉ đạo cũng chưa giải quyết xong. Ở đây có hai vấn đề đặt ra: Một là, tệ "mua quan", "bán chức" diễn ra âm thầm, nhức nhối và cũng rất khó chữa trị giống như bệnh quan liêu, tham nhũng hiện nay. Mặt khác cơ chế và tiêu chí để lựa chọn cán bộ lãnh đạo trước đây đã bất cập. Cách bầu chọn cán bộ lãnh đạo theo lối kinh điển sẽ dẫn đến một thực trạng là chỉ chọn ra được những cán bộ nhàng nhàng, trung bình khá, chứ chưa thể chọn ra cán bộ lãnh đạo xuất sắc được. Hai là, câu chuyện "đục nước béo cò" đang tồn tại ở nhiều huyện, xã và một số nơi khác. Một lớp người giàu không chính đáng đang được "mọc" lên đến ngỡ ngàng, xem ra thì có "dây" có "dợ" cả đấy. Nếu tài cán thực sự như một số doanh nhân thì đáng tôn vinh lắm, đằng này chỉ bán "cô ta", bán "quy hoạch"... thôi mà tiền vàng, đôla tiêu xài như đốt tiền âm phủ.
Đấy, tôi chỉ dẫn hai ví dụ, còn nhiều chuyện nói ra sợ ông không muốn nghe... và những chuyện đại loại như vậy ông có biết không? Tôi gặng hỏi Kh., vẫn chậm rãi nói: Tôi biết. Không kìm nén được nữa, tôi bật dậy, ông biết mà ông không nói à? Ông im lặng sao? Cái cốt cách khảng khái ngày xưa của ông nó bị nhận chìm rồi sao? Kh. im lặng một lát rồi lại thủng thẳng nói. Ông tưởng ông biết, té ra ông lại là người không biết. Cuộc sống đã dạy tôi: Biết mà "không biết", như vậy mới gọi là Biết!
Lòng nặng chịu, tôi rời khỏi nhà Kh. và tự hỏi: có biết bao nhiêu cán bộ biết mà "không biết" như vậy?
------------
1- Nhân dân cũng quan sát, cũng biết và bức xúc... Ngoài xói mòn niềm tin vào quan chức, họ còn viết những bài thơ châm biết để nói lên suy ngẫm của mình về các vị quan... Ví dụ bài viết:
Quan tham
Xuân Nhuận (Phủ Lý)
Quan tham, tham tự bao giờ
Tự ngày xưa đã có rồi quan tham
Dân nghèo khổ, khó quanh năm
Mà sao quan vẫn thích "hành" quan ơi
Ở đâu quan cũng vui chơi
Từ khu nghỉ mát đến nơi nhà lầu
Đã từ lâu, đã từ lâu
Quan tham đâu chịu cúi đầu trước dân
"Bão bùng" thân bọc lấy thân
Quan to quan nhỏ ta gần nhau thêm
Bênh nhau quan chẳng tách riêng
"Lũy thành" từ đó mà nên hỡi người
Về già quan muốn nghỉ ngơi
Giữ nguyên chiếc ghế truyền đời cho con
Quan con là búp măng non
Đã mang tính bẩn di truyền của cha
Năm qua đi, tháng qua đi
Dân nghèo dân khổ cũng vì quan tham
Xuân Nhuận (Phủ Lý)
Quan tham, tham tự bao giờ
Tự ngày xưa đã có rồi quan tham
Dân nghèo khổ, khó quanh năm
Mà sao quan vẫn thích "hành" quan ơi
Ở đâu quan cũng vui chơi
Từ khu nghỉ mát đến nơi nhà lầu
Đã từ lâu, đã từ lâu
Quan tham đâu chịu cúi đầu trước dân
"Bão bùng" thân bọc lấy thân
Quan to quan nhỏ ta gần nhau thêm
Bênh nhau quan chẳng tách riêng
"Lũy thành" từ đó mà nên hỡi người
Về già quan muốn nghỉ ngơi
Giữ nguyên chiếc ghế truyền đời cho con
Quan con là búp măng non
Đã mang tính bẩn di truyền của cha
Năm qua đi, tháng qua đi
Dân nghèo dân khổ cũng vì quan tham
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá