Quan lớn Lại – Quan lái lợn
Nói lái là cách nói rất thông dụng trong đời sống hàng ngày của người Việt. Từ xưa đến nay, dân ta thường dùng cách nói lái để đố chữ, vui đùa, và cả châm biếm, đả kích các thói hư tật xấu. Hiếu Học xin giới thiệu một số giai thoại dân ta nói lái để giễu các quan lại xấu xa.
Khen quan Đại chí
Xưa có một viên quan hay chữ nhưng thất đức. Một hôm nọ, y đi kinh lý đến một làng có truyền thống văn học. Tại cổng chào của làng có dán rất nhiều câu ca tụng y. Nhưng y cứ thắc mãi mãi về một bức hoành phi có ghi hai chữ Đại chí. Đại chí là chí lớn, chí lớn cũng là chí to. Y tái mặt vì chợt phát hiện ra ẩn ý của hai chữ đó: chí to là chó ti, mà tên húy của hắn là Ty. Đúng là dân làng đó chửi mình. Y tức quá nhưng chẳng biết làm sao.
Quan lớn Lại
Dưới thời Pháp thuộc, nghị viện họ Lại là một kẻ giàu có nhờ buôn lợn. Y xây một cái sinh phần (1) khá đẹp. Vì y quá hống hách nên dân oán ghét. Một sáng kia, chợt thấy một câu đối viết sau ngôi mộ xây sẵn của mình, như sau:
Rực rỡ mé đường tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại,
Vang lừng trong thôn bắc, trên kinh dưới dái (2), một lòng tôn trọng cụ trong dân.
(Quan lớn Lại – quan lái lợn, cụ trong dân – rận trong c…)
Đầu vú cô ba có sữa non
Cũng dưới thời Bắc thuộc, Từ Đạm, một viên quan ở Bắc Kỳ, nhân một cuộc đi chơi núi, ra vế đố như sau:
Cuối thu ngày chín lên chơi núi
(hoặc: Mùa thu tháng chin lên chơi núi)
Thấy vế thách đối có ý nghĩa tầm thường quá, nhiều người đối lại, nhưng nhằm đùa cợt châm biếm văn tài của y hơn là dự thi. Chẳng hạn:
- Đầu vú cô ba có sữa non
- Giờ tí canh ba xuống nhảy đầm
Và hai vế sau đây, có sử dụng cách nói lái:
- Giờ tí canh ba, gọi thủng đồi
(hoặc: Đầu trống canh năm, gọi thủng đồi)
Thủng đồi nói lại lại là đổi thùng. Đó là đổi thùng phân của các công nhận vệ sinh lúc sáng ở thành phố.
Thế mới hay, những tên quan lại hống hách, gian tham cũng khó có thể tránh khỏi tiếng khinh rẻ, oán trách của nhân dân - dù công khai hay ẩn ý.
Chú thích:
(1) Sinh phần: Phần mộ được xây trước cho người vẫn còn sống
(2) Dái: sợ - từ Hán Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh