Bệnh sĩ của người Việt và những kỷ lục hay công trình ngàn tỷ

08:21 CH @ Thứ Sáu - 14 Tháng Tám, 2015

"Muốn thay đổi bệnh sĩ diện là điều không dễ, nhưng không đồng nghĩa với việc không thể thay đổi", PGS.TS Nguyễn Hồi Loan nói về "bệnh sĩ của người Việt...

LTS:Thời gian gần đây, hàng loạt kỷ lục lớn nhất tại Việt Nam đã được xác nhận, như bánh chưng, bánh giầy, tô hủ tiếu, cái bánh tét cho đến cả chai rượu...

Sắp tới Việt Nam có thể xây dựng tháp truyền hình và một số công trình mang giá trị lịch sử, văn hóa khác, có quy mô lớn, được đầu tư lên tới cả nghìn tỷ đồng...

Một số chuyên gia nhận định, đây là cái cách người Việt thỏa mãn thói sĩ diện hão của mình.

Để có thêm góc nhìn về vấn đề này, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Hồi Loan, chuyên gia tâm lý, Đại học Khoa học - Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

PV: Ông đánh giá như thế nào về "căn bệnh" thích "to" của phần đông người Việt?

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan:Việc xây cái “to”, làm cái lớn thực chất là để thỏa mãn bệnh sĩ hay thói quen sĩ diện hão của phần đông người Việt.

Những suy nghĩ, hành vi này của con người đối lập với những gì họ đang có, đang phải đối diện.

Đặc biệt, trong thời buổi kinh tế thị trường, khi người ta cạnh tranh nhau về các giá trị vật chất, thì các yếu tố phi thực tế cũng sẽ được thổi phồng lên. Điều này khiến không ít người ảo tưởng về bản thân.

Giá trị của vật thể có phụ thuộc vào kích cỡ, quy mô đầu tư?

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Công bằng mà nói, phải nhìn nhận vấn đề trên ở hai phương diện.

Ví dụ những vật thể (đặc biệt là những vật thể, biểu tượng văn hóa, lịch sử) được xây dựng ở mỗi giai đoạn, dù ít hay nhiều, đều lưu giữ các giá trị đi kèm.

Nhưng cũng nên lưu ý rằng, những công trình được đầu tư số tiền lớn như vậy cũng phải tùy theo điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi vùng, miền, rộng hơn là phạm vi quốc gia.

Không phải thấy người ta làm cái gì là mình làm theo cái đó. Bởi lẽ cái giá phải trả đằng sau những vật thể lớn ấy là không hề nhỏ.

Chai rượu khổng lồ của một hãng nói là làm để tiến cúng các vua Hùng nhân dịp giỗ tổ từng bị cả nước phê bình là quảng cáo trá hình và cũng là một biểu hiện của thói sĩ diện. Ảnh nld.com.vn

Trước đây (thời kỳ phong kiến) nhiều công trình có giá trị văn hóa, lịch sử được xây dựng để phục vụ cho tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử... biểu hiện đặc trưng của của giai cấp thống trị. Nhưng cái (giá trị vật chất, tinh thần) mà người ta phải đánh đổi để có được nó thì quá đắt.

Hay gần đây, thông tin sắp xây dựng tháp truyền hình "khủng" cũng phô diễn rất nhiều điều bất hợp lý.

Người Nhật làm được tháp truyền hình lớn, bởi có rất nhiều yếu tố (kinh tế, xã hội) đảm bảo cho họ làm được những công trình tầm cỡ như vậy.

Còn Việt Nam thì sao? Trong thời điểm hiện nay, chúng ta liệu có đủ điều kiện và tính cần thiết phải có tháp truyền hình lớn như vậy không?.

Theo quan điểm của tôi, điều này chưa cần thiết...

Theo ông, có cần thiết phải xem xét ý kiến của người dân khi thực hiện đầu tư xây dựng những công trình này, đặc biệt là những công trình sử dụng nguồn ngân sách nhà nước?

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Đứng trên phương diện quản lý nhà nước, không loại trừ người ta áp đặt tư duy đối với những công trình xây dựng được đầu tư bằng tiền ngân sách.

Còn về phương diện người dân, tôi tin chắc họ sẽ không ủng hộ lắm!

Việc sử dụng đồng tiền, đặc biệt là tiền thuế của nhân dân vào bất kỳ công việc gì cũng phải hỏi ý kiến của dân.

Dân sẽ góp ý cho nhà quản lý nên hay không nên làm? làm mức độ như thế nào thì đủ?

Những đóp góp ý kiến của người dân là cần thiết và hay hơn rất nhiều khi những quyết sách quan trọng chỉ được thông qua bởi một số người.

Ông từng nhắc tới "căn bệnh" sĩ diện hão của phần đông người Việt. Vậy theo, ông đâu là nguyên nhân?

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Điều này tùy thuộc vào môi trường, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Trong cuộc sống, khi con người phải đối diện với nhiều khó khăn, sẽ dẫn tới sự tự ti, mặc cảm.

Khi đó trong tâm trí họ luôn thường trực suy nghĩ muốn thể hiện mình cho oai, kể cả ngay bản thân họ không có nội lực.

Khi gặp phải sự phản ứng thì người ta mới nhận thức được những hành vi thiếu thực tế, không đem lại hiệu ứng như mong muốn.

Mặt khác, trong xã hội hiện nay, con người có điều kiện thụ hưởng nhiều giá trị vật chất, tinh thần. Do đó các giá trị cuộc sống cũng dần thay đổi theo. Điều này dễ dẫn dắt con người ta đến việc bắt chước một cách mù quáng, làm mọi cách để cho bằng người khác…

Cũng cần đề cập đến yếu tố giáo dục. Một xã hội coi trọng vấn đề thi cử,bệnh háo danh, sẽ tạo nên các giá trị ảo trong đời sống.

Theo ông, cần làm gì để thay đổi thói quen sĩ diện hão của phần đông người Việt?

PGS.TS Nguyễn Hồi Loan: Muốn thay đổi suy nghĩ này là không dễ. Không dễ không đồng nghĩa với việc không thể thay đổi được.

Sự thay đổi (nếu có) trước tiên, phải xuất phát từ các nhà hoạch định chính sách. Theo đó việc xây dựng các trương trình kế hoạch, dự án, phải luôn luôn phải mang tính thực tiễn, bám sát lợi ích cốt lõi của nhân dân…

Mới đây, Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La vừa ra Nghị quyết thông qua Đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP. Sơn La, tổng mức đầu tư là 1.400 tỷ đồng.

Dự án được thực hiện từ năm 2015-2019. Dự kiến lễ động thổ khởi công xây dựng vào ngày 11/10/2015, nhân kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Sơn La.

Được biết, Sơn La hiện vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Toàn tỉnh có 11 huyện và 1 thành phố thì có tới 5 huyện nghèo thuộc chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ (Chương trình 30a).

Hiện tại, có nhiều ý kiến về khoản chi 1.400 tỷ đồng và Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Sơn La báo cáo trước ngày 15/8.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khi người dân cố tình 'tắt máy trợ thính'

    28/03/2019Alan PhanTrong đời sống thường nhật, có không ít người thích đem cái quá khứ vàng son (chứa rất nhiều hoang tưởng) để che đậy những yếu kém và thất bại hiện tại. Cái "tôi" của họ quá lớn để chịu đựng bất cứ một lời phê bình hay chê bai nào, dù vô tình hay nhỏ nhặt...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Người Việt qua cách nói năng cười cợt

    27/04/2016Vương Trí NhànNước ta, những nơi chợ búa thành phố, không luận đàn bà trẻ con, đến người có học biết chữ mà cũng mở miệng là nói lời thô bỉ. Tập thành thói quen, những tiếng tục tĩu, người nghe nhơ cả lỗ tai, mà người nói lại lấy làm khoái...
  • Văn hóa ổn định rất khác với văn hóa phát triển

    16/04/2016Ngô Kinh Luân (thực hiện)Thử nhìn lại toàn bộ lịch sử của nước mình, thì đó chủ yếu là lịch sử giữ nước, lịch sử khép kín, lịch sử đối phó. Và chính vì đặc điểm của lịch sử như vậy nên tính âm càng phát huy được tối đa; không có nền văn hóa dân tộc nào lại đẹp như lịch sử của nước mình. Mặc dù phải va chạm, phải đối phó với đủ loại giặc ngoại xâm nhưng ta vẫn bảo tồn, gìn giữ được đất nước, được văn hóa...
  • Hãy bớt đi những diễn văn khuôn mẫu, sáo mòn và nhạt hoét!

    04/07/2015Bùi Hoàng TámCó một bài diễn văn gây xúc động cộng đồng những ngày qua. Đó là bài diễn văn được bà Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen Bùi Trân Phượng đọc tại Lễ Tốt nghiệp lần thứ 26, năm 2015 cho 535 sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng và Kỹ thuật viên (KTV) được báo Pháp luật TP HCM đăng tải nguyên văn.
  • Xét tật mình

    07/06/2014Người có bệnh phải biết rõ bệnh, căn nguyên bệnh thì mới uống đúng thuốc mà khỏi. Trong xã hội có nhiều hủ tục, đã thành thói quen của cộng đồng, một người hay một thiểu số không đủ sức đấu tranh để sửa mà nên phô bày ra, rõ ràng cái xấu, căn nguyên cái hại để Nhà nước biết, để đa số nhân dân biết, khi đó lệnh của nhà nước hợp với ý dân thì mới sửa được...
  • Vài lời tản mạn về sách với công cuộc chấn hưng văn hóa

    30/04/2014Nguyễn Khắc ThuầnVăn hóa Việt Nam đang cần được chấn hưng và sách chính là một trong những phương tiện cực kỳ lợi lại, góp phần đắc lực vào toàn bộ quá trình chấn hưng đó. Đã đến lúc người cầm bút, nhà xuất bản và xã hội độc giả cần phải có những cuộc thảo luận nghiêm túc nhằm mở lối thênh thang cho sách thực hiện trọng trách tham gia vào quá trình trang nghiêm này...
  • Sự thối nát của cái chân què

    30/11/2013Nhật Minh (thực hiện)Chuyện mấy người mẫu, nghệ sĩ công khai phô trương lối sống xa hoa, trụy lạc... đã gây sự phản cảm trong dư luận. Tuy nhiên, từ góc độ lịch sử xã hội và con người Việt Nam, muốn tìm tới một cách lý giải khác về hiện tượng này.
  • Để đến được tương lai?

    13/01/2011Nguyễn Quốc Phong“Chỉ tưởng tượng ra tương lai không đủ, bạn phải xây dựng nó”. Càng ngày người ta càng nhìn rõ một điều: Rất nhiều vấn đề trước đây tưởng như bất biến thì cũng có thể thay đổi; nhiều nguyên lý không còn mang giá trị thực tiễn. Từ đó, xuất hiện thái độ hoài nghi. Nhưng, con người không thể cứ quay lại quá khứ mà phải bước tới tương lai...
  • Nghiên cứu con người Việt Nam qua các trước tác của Nguyễn Văn Huyên

    05/03/2006GS. TS. Phạm Minh HạcNgoài đóng góp to lớn của Nguyễn Văn Huyên với nền giáo dục và khoa học giáo dục của nước Việt Nam độc lập, ông đã đề cập nhiều đến vấn đề con người, nhân cách con người và cách hình thành, phát triển nhân cách con người thế hệ trẻ Việt Nam...
  • Cái đẹp nghệ thuật và đời sống xã hội

    05/01/2006Vũ Minh TâmTrong thực thể đẹp nghệ thuật dường như có tất cả mà cũng như không có riêng về một mặt nào của đời thực: quan hệ kinh tế - xã hội, chính trị, triết học, văn hóa, đạo đức, khoa học, nhân cách, lối sống và lời ăn tiếng nói, sự nghiệp vĩ đại và đời thường nhỏ nhặt, thế giới bên trong và mặt cắt bên ngoài, cá nhân và cộng đồng, xưa, nay và mai sau...
  • xem toàn bộ