Bay lên đi, con Rồng phương Nam

06:44 CH @ Thứ Hai - 05 Tháng Ba, 2007

Đồng tâm hiệp lực trước hết là vấn đề của riêng niềm tin. Niềm tin rằng lợi ích của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc đều được công nhận và bảo vệ công bằng. Niềm tin rằng lợi ích của cộng đồng cũng chính là lợi ích của mỗi công dân.

Phía Nam dãy Ngũ Lĩnh có một đường cỏ rê chạy dài hàng ngàn dặm như một đường ranh thiên định phân biệt Nam Bắc. Từ đường ranh đó, một dân tộc đã phải di cư xa hơn về phương Nam, đi theo cánh chim Hồng chim Lạc đề tìm đất sống. Những cánh đồng ngập nước ở lưu vực sông Hồng và vùng biển Đông kế cận đã giúp họ có được mấy ngàn năm hòa bình để xây dựng một quốc gia độc lập của con Rồng cháu tiên. Một nước Văn Lang hiếu hòa giàu có trở thành mục tiêu của những cuộc chinh phục từ phương Bắc. Kể từ đó, lịch sử của một dân tộc khao khát hòa bình là lịch sử của những cuộc chiến tranh, những cuộc chiến giành độc lập, những cuộc chiến nhằm giữ lấy điều sinh tử "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".

Hơn 30 năm trước, đất nước này thống nhất. Ngọn lửa chiến tranh bắt đầu tàn lụi và hứa hẹn sẽ dập tắt vĩnh viễn trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt. Từ đống tro tàn của chiến tranh, với sức sống mới và niềm kiêu hãnh chiến thắng, nước Việt Nam có quyền mơ ước hóa rồng. Nhưng con đường đi đến cường thịnh còn vô vàn khó khăn trong hoàn cảnh đất nước vẫn tiếp tục bế môn với nỗi lo canh cánh thù trong giặc ngoài. Khi sức mạnh của toàn thể cộng đồng dân tộc chưa được tập hợp, khi cánh cửa vũ môn chưa mở, câu chuyện hóa rồng sẽ vân là niềm mơ ước.

Hơn 20 năm trước đây, đất nước một lần nữa chuyển mình,ngọn gió đổi mới bắt đau thổi. Cánh cửa Việt Nam bắt đầu dè dặt mở ra với thế giới của thị trường, cùng với nỗi e ngại không chỉ có những cánh én mang mùa xuân đầu tư đến những cánh đồng kinh tế thiếu thốn của đất nước mà ruồi muỗi, sâu bọ của những thế lực thù địch cho có thể xâm nhập để gây tai họa. Nhưng mối lo sợ đó vẫn luôn là nỗi ám ảnh trong mở cửa và có lúc chúng ta tưởng chừng như chúng có thể làm cho cánh cửa đang mở sẽ dần khép lại. Năm 1996, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, lúc đó đang được thế giới đánh giá là một trong những thi trường mới nổi có nhiều triển vọng nhất, lên tới mức kỷ lục 6 tỉ USD. Những năm tiếp theo, tuy Việt Nam gần như là nước duy nhất trong khu vực đứng ngoài tâm báo của cơn khủng hoảng tài chỉnh Châu Á, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại liên tục giảm sút một cách đáng thất vọng trong khi lẽ ra Việt Nam đã có thể trở thành một nơi đất lành chim đậu cho nhà đầu tư quốc tế khi các nước láng giềng gần xa bị chìm đắm trong khủng hoảng. Một cơ hội vàng để sớm hóa rồng đã bị bỏ lỡ vào thời điểm đó. Phải mất 10 năm sau, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam mới đạt và vượt con số của năm 1996.

Điều may mắn là quyết tâm đổi mới, đưa đất nước đến cường thịnh là một quyết tâm không thể đảo ngược của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Từ sau năm 2001, những thắng lợi dồn dập giành được trong mở cửa đã phục hồi niềm tin và sự lạc quan của các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư và toàn xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước đã phục hồi. Ngày 10/12/2001 Việt Nam ký Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ.Ngày10/4/2002, phái đoàn Vlệt Nam tiếp tục các cuộc đàm phán kiên trì gia hội nhập Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO). Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Từ ngày 18/11đến ngày 20/11/2006, Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), tạo hình ảnh và tiếng vang tốt đẹp cho Việt Nam trên toàn thế giới. Ngày 19/12/2006, QuốcHộiMỹ chính thức thông qua Quy chế bình thường hóa thương mại vĩnh viễn với Việt Nam. Mục tiêu tối hậu củamở cửa, như là một bộ phận quan trọng cốt yếu của quốc sách đổi mới, đã thành tựu. Rõ ràng là nếu không có đổi mới sẽ không có mở cửa và ngược lại nếu không có mở cửa, những thành tích trên mọi lĩnh vực về chính trị, kinh tế xã hội của đổi mới có thể đã không lớn lao và mỹ mãn như thế. Cánh cửa Môn cuối cũng đã được mở rộng.

Cộng đồng dân tộc Việt Nam đã chọn một con đường đi đến thịnh vượng như 149 nền kinh tế khác trên hành tinh xanh. Điều chắc chắn là ngày càng có thêm nhiều nền kinhtế sẽ chọn con đường đó. Không còn bao lâu nữa, đó sẽ là con đường chọn lựa duy nhất cho sự phát triển nền kinh tế, thị trường trên cơ sớ tự do thương mại đa phương và đầu tưxuyên quốc gia của toàn hành tinh, dù rằng mỗi quốc gia vẫn có thể chọn lựa cho mình những thể chế chính trị khác nhau và những nền văn hóa khác nhau. Sự di biệt đó không hề gì (nó còn làm phong phú thêm các sắc màu của thề giới con người vốn ưa chuộng sự đa dạng) miễn là nó không mâu thuẫn với sự đồng thuận cua toàn hành tinh về một nguyêntắc: mọi người, mọi doanh nghiệp, mọi quốc gia ở trên trái đất này có quyền lợi và có trách nhiệm sử dụng một cách tốt nhất trong ýnghĩa hiệu quả nhất, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ, nguồn vốn và nguồn nhân lực cho sự thịnh vượng của mình và của toàn hành tinh, dù là các nguồn lực đó ở đâu và thuộc về ai. Mọi sự lãng phí, phí phạm, bằng cách này hay cách khác, cố ý hay vô tình, đều không được đồng tình. Tương lai lâu dài của nền văn minh nhân loại tùy thuộc vào sự tuân thủ nguyên tắc này. Tài nguyên của trái đất sẽ đến hồi cạn kiệt, con người phải cùng nhau, trong mối quan hệ vừa cạnh tranh vừa hợp tác phát huy trí tuệ và óc sáng tạo của mình đề liên tục phát minh những công nghệ và các phương thức phân công, quản lýsản xuất kinh doanh tốt nhất nhằm khai thác một cách tiết kiệm nhất các nguồn lực trên hành tinh để vừa duy trì một môi trường sống tốt cho nhân loại, vừa bảo vệ các nguồn năng lượng tiếp tục thắp sáng nền văn minh, trước khi có đủ kỹ thuật và phương tiện đi đến việc khai thác tài nguyên ở những nơi xa xôi hơn trong Thái dương hệ. Trong sự đồng chuẩn chung đó, mỗi nước phải có một chiến lược phát triển thích hợp nhất để tranh thủ mọi nguồn lực, nội lực cũng như ngoai lực, nhằm đưa cộng đồng dân tộc của mình tiến nhanh đến cường thịnh với một chất lượng cao, tức là vừa tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ vừa đảm bảo được công bằng xã hội. Không phải nước nào cũng làm được điều đó. Có nghĩa là sau một thời gian cùng đi trên con đường phát triển chung, mỗi nước sẽ đạt đến mức độ sung túc khác nhau. Sẽ có nhiều nước từ nghèo khó trở nên đủ ăn, nhưng không phải nước nào cũng có thể hóa rồng và bay lên vùng trời thịnh vượng.

Khi con rồng muốn bay lên, nó phải vận dụng được hết sức lực và năng lực cua rnó. Những gì đã, đang và sẽ tạo nên sức lực và năng lực của rồng phải được nói kết chặt chẽ lại với nhau, hướng về hướng rồng bay. Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ đã nhận định: “Đất nước chúng ta… đi vào con đường mới mẻ của hội nhập vừa đầy hoa hồng, vừa đầy chông gai, phải có sự đồng thuận của toàn xã hội trên những đường hướng chỉnh, đồng thời phải tin vào tiềm năng của dân tộc". Khi con thuyền ra biển lớn, mọi người trên thuyền phải đồng tâm hiệp lực. Thuyền trưởng phải tin tưởng vào năng lực vượt biển của thủy thủ đoàn và thủy thủ đoàn phải tin tưởng vào tài năng lèo lái của thuyền trưởng.

Đồng tâm hiệp lực trước hết là vấn đề của niềm tin. Niềm tin rằng lợi ích của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc đều được công nhận và bảo vệ công bằng. Niềm tin rằng lợi ích của cộng đồng cũng chính là lợi ích của mỗi công dân luôn luôn hành độngvì lợi ích của mỗi công dân của nó. Xây dựng một niềm tin như thế đòi hỏi chúng ta phải kết nối được thời gian và không gian, trái tim và khối óc. Những bàn tay phải được đưa ra để bắt những bàn tay, những hận thù phải được xóa bỏ, những lầm lỗi phải được thú nhận và tha thứ, những nỗi bất hạnh phải được xoa dịu, nhưng hạnh phúc cần được san sẻ. Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Chỉ có một con rồng Việt Nam mới có thể bay lên.

Một cộng đồng dân tộc đoàn kết giải quyết được những vấn đề xem ra rất nhỏ mà rất lớn. Nó có thể làm thay đổi những não trạng mà đến bây giờ chúng ta xem là khó thay đổi nhất. Nó có thể làm nên điều kỳ diệu, những điều mà bây giờ chúng ta xem là không tưởng, dù chúng rất đời thường. Có thể tương tượng những điều nhỏ bé và kỳ diệu đó: Mọi doanh nghiệp, mọi người dân đều vui vẻ đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước, biết rằng việc nộp thuế đó chính là quyền lợi không chỉ là nghĩa vụ của chính họ. Sẽ không còn tình trạng trốn thuế hay thỏa hiệp chia tiền thuế với cán bộ thu thuế. Người dân chắc chắn rằng Nhà nước sẽ sử dụng tốt nhất những đồng thuế đó cho lợi ích của họ ngày hôm nay và con cháu họ trong tương lai. Không còn tình trạng vứt rác ra đường, người dân biết rằng đường phố là của chính họ, là nhà của họ. Không còn tình trạng vượt đèn đỏ, người lái xe biết rằng tôn trọng luật đi đường chính là tôn trọng phép nước, họ phải tôn trọng quyền lợi của những người ở phía đèn xanh vì chính họ cũng sẽ được tôn trọng như thế khi họ ở phía đèn xanh. Các viên chức Nhà nước, trong hệ thống hành chính một dấu, một cửa vui vẻ cầm hồ sơ xin giấy phép của một doanh nghiệp đi qua các cưa công quyền khác để lấy được giấy phép và giao cho doanh nghiệp trong một thời gian nhanh nhất mà không cần tiền bồi dưỡng. Họ biết rằng lợi ích của doanh nghiệp chính là lợi ích của mình, doanh nghiệp đóng thuế cho Nhà nước để trả lương cho họ và nếu doanh nghiệp hoạt động tốt sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, trong đó có con cháu của họ.

Những điều bé nhỏ đó nếu hiện thực sẽ hé lộ cho chúng ta những điều khác lớn lao hơn. Đó là một cộng đồng dân tộc cùng nhau quyết tâm xây dựng đất nước mình ngày càng cường thịnh, có những nhà lãnh đạo anh minh sáng suốt, có nền giáo dục chân chính, nhân tài được trọng dụng, tham nhũng không còn đất đứng.

Đó là những điều kiện cần để con Rồng phương Nam vươn mình bay lên.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Để Việt Nam cất cánh

    21/02/2015Nguyễn Trần BạtHội nhập quốc tế là một cơ hội để Việt Nam có thể cất cánh. Nhưng để cất cánh chúng ta đang phải đứng trước những sự lựa chọn rất quan trọng. Chọn lối đi nào cho đất nước để cất cánh?
  • Ra biển lớn

    15/02/2007Hữu ThọXuân Đinh Hợi này, Nghị định thư Việt Nam tham gia WTO có hiệu lực sau một tháng Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong kỳ họp thứ10 (khóa XI). Thế là nước ta đã tham gia vào dòng chảy thương mại toàn cầu - một thời điểm mới đã bắt đầu khi "ra biển lớn" như nhiều nhà kinh tế đã nói...
  • Chấp nhận ra biển lớn

    09/11/2006Thanh ThảoRa biển thì phải chịu sóng gió điều đó là dĩ nhiên! Nhưng nhiều khi, ngay trên "cạn" vẫn không tránh được những cam go, thậm chí cạm bẫy. Làm doanh nhân là khó, làm doanh nhân Việt Nam còn khổ hơn bội phần. Trong bối cảnh hội nhập nhưng còn thiếu những hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch như ở ta, doanh nhân Việt Nam cho tới giờ này vẫn "tự trang bị" cho mình và "tự bươn chải" là chính...
  • Ra biển phải cưỡi sóng

    07/06/2006Nguyễn TrungNgày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã đạt tới nấc thang phát triển: Cả thế giới thách thức một người, một người có khả năng coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình...
  • Phải “ra biển” như thế nào?

    06/06/2006Nguyễn MỹĐó là câu hỏi chúng tôi đặt ra giữa tang thương của cơn bão số 1 (khiến 18 tàu bị chìm và mất tích, 246 ngư dân bị chết, trong đó chỉ tìm thấy 20 thi thể). Trả lời cho câu hỏi này trước tiên là của ngành thủy sản. Bởi chỉ có họ mới nắm được các "công dân” của ngành mình đang hoạt động ở đâu, trên những phương tiện như thế nào, và cần đầu tư, hỗ trợ những gì...
  • Vươn ra biển lớn thế nào?

    24/05/2006Thanh ThảoKhông phải chỉ đóng tàu to, trang bị máy mạnh là chúng ta đã có "đôi hia bảy dặm" thần kỳ đủ sức chinh phục biển cả. Đúng như trưởng ban chỉ huy PCLB T.Ư Lê Huy Ngọ đã công nhận: "Có thuyền to máy mạnh nhưng nếu chúng ta không trang bị phương tiện thông tin, không nâng cao hiểu biết của chủ phương tiện, của thuyền trưởng thì dù chúng ta có dự báo, cảnh báo cũng vẫn không có kết quả tốt được"...
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • xem toàn bộ