Bát chánh đạo vận dụng vào cuộc sống
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế). Bát chánh đạo là con đường chân chính giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc...
.
1. CHÍNH KIẾN (Quan điểm sống, nhận thức)
Chính là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.
- Nhận ra sống yêu thương lẫn nhau dẫn đến hạnh phúc
- Nhận ra sống xấu ác với nhau dẫn đến đau khổ.
- Có tấm lòng nhân ái, yêu thương
- Yêu điều thiện lành hơn điều xấu ác.
- Yêu người sống vì cộng đồng hơn người sống cá nhân
- Yêu Pháp cao thượng hơn Pháp thấp hèn
- Nhận ra "Tứ diệu đế"
.
2. CHÍNH TƯ DUY (Suy nghĩ, suy luận)
Tư duy là suy nghĩ. Chính tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.
- Hiểu nhân quả, mọi sự không ngẫu nhiên xảy ra, mà do có nguyên nhân từ trước tạo thành
- Mọi kết quả mình nhận được đều có nguyên nhân
- Hiểu rõ gieo nhân lành nhận quả lành, gieo nhân xấu nhận quả xấu
- Nhìn nguyên nhân biết kết quả, nhìn kết quả biết nguyên nhân.
- Hiểu rõ quá trình gồm: nguyên nhân cộng với các điều kiện tạo thành kết quả
- Hiểu biết rõ thiện ác, đúng sai
- Biết bỏ nguyên nhân gây khổ, tạo khổ.
.
3. CHÍNH NGỮ (Lời nói, trao đổi thông tin)
Ngữ là lời nói. Chính ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.
Ngữ là lời nói. Chính ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.
- Chỉ nói thật những gì mình đã trải qua, đã biết. Không nói dối, nói láo, nói phét.
- Nói điều thiện có ích cho người nghe, với mục đích giúp đỡ.
- Không nói sai sự thật, nói điều gian dối. Không nói ác gây đau khổ cho người khác.
- Nói đúng, nói đầy đủ các nguyên nhân sự kiện.
- Không nói cao siêu, khó hiểu, sai trình độ của người nghe.
.
4. CHÍNH NGHIỆP (Công việc làm, nghề nghiệp)
Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chính nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chính.
Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chính nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chính.
- Công việc lành: là những việc có lợi cho mình, mà không gây hại cho người khác và môi trường
- Công việc thiện tốt: là những việc ích lợi cho người khác, cho tập thể, cho cộng đồng.
- Không làm công việc xấu ác: hại người khác, hại môi trường, mặc dù có lợi cho mình.
- Ngăn chặn việc xấu ác: dùng lời nói hay hành động để ngăn chặn khi thấy việc hại người, hại môi trường
.
5. CHÍNH MỆNH (Thân thể)
Mệnh là sự sống, đời sống. Đời sống chân chính nghĩa là sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.
- Giữ gìn thân thể khỏe mạnh sạch sẽ, bằng các phương pháp:
* Ăn uống điều độ, đầy đủ, lành mạnh, đúng giới hạn, hợp vệ sinh
* Ăn các món lành không dính đến sát sinh trên sự đau khổ của loài khác
* Tránh ăn các chất kích thích gây nghiện hại thân thể, trí tuệ, tâm tính
* Chỉ ăn các món lành giúp thân khỏe, trí tuệ sáng, tâm bình an
* Ngủ nghỉ nơi trong sạch thiên nhiên thoáng đãng, nhiều năng lượng tốt để phục hồi sức khỏe
* Tránh nằm nơi ồn ào, bẩn, độc hại
.
6. CHÍNH TINH TẤN (Nỗ lực cố gắng)
Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chính thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.
Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chính thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.
- Phải có cho mình đức tính chăm chỉ, không lười nhác
- Chăm chỉ thực hiện 8 điều chính thường xuyên, càng nhiều thời gian càng tốt
- Giúp Điều thiện, điều cao thượng tăng trưởng trong gia đình mình và xã hội
- Xóa bỏ dần Điều xấu ác thấp kém cho gia đình mình và xã hội
.
7. CHÍNH NIỆM (Tỉnh táo, nhạy bén)
Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chính. Chính niệm có 2: Chính ức niệm và chính quán niệm. Ức niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.
- Nhận biết khi nóng giận biết mình giận, không nói, không quyết định khi nóng giận
- Nhận biết khi nóng giận biết mình giận, không nói, không quyết định khi nóng giận
- Nhận biết khi tham lam biết mình tham lam, không nói, không quyết định khi tham lam
- Tâm bình tĩnh, an lành, trí sáng suốt mới nói, mới
quyết định, mới làm
- Quán thân, thọ, tâm, pháp.
.
8. CHÍNH ĐỊNH (Bình tĩnh, tự chủ)
Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chính định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chính định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
- Tự chủ, làm chủ được cơn nóng giận
- Tự chủ làm chủ được lòng tham lam
- Tự chủ được lời nói, làm chủ được hành động
- Giữ được bình thản, bình tĩnh, bình an trong mọi tình huống, xử trí sự việc
- Tâm an lạc hạnh phúc, trí tuệ thông suốt
Nguồn:
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015