Bánh Trôi, Bánh Chay - Tết Hàn thực của người Việt và sự ngộ nhận

10:41 SA @ Thứ Tư - 14 Tháng Tư, 2021

Nhân dịp 3/3/ 2021 âm lịch, là Tết Hàn thực. Search cụm từ khóa "bánh trôi + hàn thực" thấy nhan nhản các trang web đăng bài về tết Hàn Thực và đa số có câu "có nguồn gốc từ người Hoa, người Tàu, Trung Quốc"!!! Thật buồn cho báo với chả chí, giáo với chả giở, trí thức với chí ngủ. Tuy rất bận và rất mệt. Nhưng lão cũng cố "lên giọng" để răn con cháu lão. Không biết có ai thấy hợp lý không ta!?

1. Tết Hàn thực của người Việt là của người Việt, có bản sắc riêng và không liên quan gì tới tích của người Hoa ở Bắc Trung Quốc tích Giới Tử Thôi và vua Trùng Nhĩ nước Tấn thời Xuân Thu).


Tết Hàn Thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. 

Cụ thể:
- Người Việt có lệ dâng bánh trôi lễ Hai Bà Trưng vào ngày mùng 6/3 ở Hà Tây.


- Giỗ tổ Hùng vương mùng 10/3 người Việt từ khắp mọi miền tổ quốc về đền Hùng, Phú Thọ thắp hương và dâng cúng những đĩa bánh trôi bánh chay, tưởng nhớ cội nguồn
...
Ngòai bánh trôi và bánh chay, nhiều nơi còn làm, dâng cúng, ăn bánh cuốn nữa.
Điểm khác biệt của tết Hàn thực của người Việt không kiêng lửa và chỉ ăn đồ nguội, lạnh như tết Hàn Thực của Trung Quốc.

Như thế, rõ ràng tết Hàn thực của ta mang màu sắc dân tộc riêng, trường tồn trong quá trình dựng nước và giữ nước. Thế nên, bớt ảo tưởng về mớ kiến thức bị  tiêm nhiễm. Đừng tuyên truyền nhảm và đừng đánh mất đi những giá trị văn hóa truyền thống và niềm tự hào của Tổ Tiên để lại.

2. Người Việt nên nhớ và dạy tích của người Việt.

Tích xưa kể lại rằng bánh trôi, bánh chay có từ thời Hùng Vương và tục làm hai thứ bánh này để nhắc nhớ về sự tích "bọc trăm trứng" của Âu Cơ. Trăm viên bánh nhỏ tượng trưng cho trăm quả trứng của Đức Âu Cơ - Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chạy tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.


Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Truyền thông đã định hướng 9 truyền thống của văn hóa Tết Nguyên Đán dẫn đến chủ nghĩa tiêu dùng, hài rẻ tiền và tâm thức nguyên thủy tại Việt Nam

    14/02/2021Hà Thủy NguyênVăn hóa Tết Nguyên Đán được định vị bằng một loạt những hình ảnh: bánh chưng, sum vầy, mâm cúng, lì xì, lời chúc, quà Tết, màu đỏ, cầu may, chơi hoa. Hết năm nay qua năm khác, người dân lặp đi lặp lại những thói quen và tự gọi đó là “truyền thống cha ông để lại”...
  • Nước ta có mấy ngàn năm văn hiến?

    06/04/2017Thường nghe nói Việt Nam có 4.000 năm lịch sử/văn hiến. Xin hỏi có đúng là 4.000 năm hay không?
  • Nguồn gốc và truyền thuyết tết Đoan Ngọ

    09/06/2016Huỳnh Chương HưngTết Đoan Ngọ (Đoan Ngọ tiết 端午节) là tiết nhật truyền thống cổ xưa ở Trung Quốc, bắt đầu từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc, đến nay đã có hơn 2000 năm lịch sử. Có rất nhiều nguồn gốc và truyền thuyết tết Đoan Ngọ. Dưới đây sẽ giới thiệu 4 thuyết...
  • Tết là cái phúc cho dân tộc

    12/02/2018Đỗ ĐứcCòn nhớ hồi bé, cứ mong bao giờ đến Tết. Đến Tết để có một bộ quần áo mới, Tết để được mừng tuổi, dù chỉ vài xu vài hào. Ngày Tết, có bánh chưng bánh mật, được đi xem hội...
  • Tết Đoan Ngọ và những thắc mắc thường gặp của người Việt

    29/05/2017Vũ PhượngTheo quan niệm xưa, trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ (giun, sán ký sinh) gây hại cho sức khỏe. Tuy vậy, chỉ có ngày mùng 5.5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) là chúng ngoi lên nên đây là dịp thuận lợi để trừ khử...
  • Nồi bánh tét đêm 30

    18/02/2015Hoàng Phủ Ngọc TườngNồi bánh sôi lục bục và lửa tàn dần. Đó là dấu hiệu cho biết bánh đã chín. Chị Lam vớt bánh ra rổ, phơi sương cho nguội, đặt mấy chiếc bánh chưng chay vào đĩa để cúng Phật, và chúng tôi cùng sắp đón giao thừa...
  • Một lần gói bánh chưng

    18/02/2015Phan Thị Vàng AnhKhi con đã lớn, tôi quyết định gói bánh chưng. Khi con còn bé quá, việc "biểu diễn" của gói bánh là không có tác dụng. Nay thằng bé đã có thể cùng rửa lá, đong gạo, nhặt củi, tôi quyết định một cách rất thực dụng: đã đến thời điểm...
  • Lạc Long Quân và Âu Cơ

    08/04/2009Phong DoanhCác nhà sử học, các nhà văn hóa biết khá rõ về tổ tiên người Việt chúng ta. Họ đã xác định được danh tính của các Cụ một cách chính xác. Cụ Ông tên là Lạc Long Quân, họ nhà Rồng. Cụ bà là Âu Cơ, người nhà Hạc. Hai cụ sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con...
  • xem toàn bộ