Ba lời khuyên trong đời

01:34 CH @ Thứ Bảy - 04 Tháng Sáu, 2016

Một lần, một người đi săn bắt được một con chim biết nói bảy mươi thứ tiếng.

- Hãy thả tôi ra! – Con chim nói – tôi sẽ cho người ba lời khuyên nhủ có giá trị.

- Hãy nói trước đi! – Người thợ săn đáp – ta thề là ta sẽ thả mi ra!

- Lời khuyên chân thành thứ nhất là – Con chim nói – làm việc gì xong thì đừng nên hối hận. Lời khuyên chân thành thứ hai là có người nào đó nói với người một việc gì mà người cho là không thể có được, thì đừng có tin. Lời khuyên chân thành thứ ba là: Nơi mà người cho rằng không thể leo lên được, thì chớ có leo lên làm gì cho tốn sức.

Sau đó, con chim lại nói với người đi săn: “Giờ thì thả tôi ra được rồi chứ?”. Người đi săn giữ lời hứa, thả chim ra.

Sau khi bay lên rồi, con chim đậu xuống một ngọn cây, rồi hét to lên với người thợ săn: “Anh ngốc lắm, anh thả tôi ra rồi mà anh không hề biết trong miệng tôi đang ngậm một viên ngọc quý vô giá. Chính viên ngọc ấy đã khiến tôi khôn ngoan thông minh như thế đấy!”

Người thợ săn rất muốn bắt lại con chim mà mình vừa mới thả ra. Anh ta chạy đến chỗ gốc cây và bắt đầu leo cây. Nhưng khi anh leo lên được một nửa, trượt tay rơi xuống và gãy cả hai chân.

Con chim giễu cợt anh và kêu toáng lên: “Ngốc ơi là ngốc, lời tôi vừa khuyên, anh đã quên mất rồi sao? Tôi bảo anh rằng, khi đã làm việc gì thì đừng có ân hận, vậy mà thả tôi ra xong, anh đã ân hận ngay rồi. Tôi bảo anh có ai nói với anh điều mà anh cho là không thể có được, thì chớ nên tin. Vậy mà anh lại có thể tin ngay một con chim nhỏ như tôi, trong miệng lại có viên ngọc rất lớn. Tôi bảo anh nếu thấy không thể leo lên cao, thì đừng cố leo. Vậy mà anh lại đi săn đuổi tôi và còn muốn leo cả lên ngọn cây này, nên mới rơi xuống để đến nỗi gẫy cả chân”.

Câu châm ngôn này là dành cho anh: “Với một người khôn ngoan, một bài học đường đời còn sâu sắc hơn một thằng ngốc bị đánh một trăm roi”. Vì chỉ có xảy ra những kết cục đau như vừa bị đánh trăm roi mới làm cho người ta trở nên khôn ngoan hơn, hướng đến thực hiện theo những lời khuyên chân thành, sâu sắc.

Nói xong, con chim vỗ cánh bay đi.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết gia Pháp tự tử cùng vợ vì tình yêu

    16/11/2017Thanh HuyềnCuối tháng trước, thi thể của triết gia nổi tiếng André Gorz và vợ được phát hiện tại nhà riêng. Hai người đã cùng nhau tự vẫn. Lá thư tràn đầy tình yêu và sự tuyệt vọng Gorz viết cho vợ từ năm ngoái nay được tái bản và trở thành best-seller tại Pháp...
  • Chúng ta vẫn muốn có nhau

    16/11/2017Một năm trước khi cùng vợ tự tử, triết gia André Gorz đã viết cho bà một bức thư tràn đầy tình yêu...
  • Tiếng cười Thượng đế

    13/01/2016Sau khi được Thượng đế tạo ra loài người và muôn vật, đã để cho được tự do sống trên trái đất theo phương thức của mình, Thượng đế chỉ còn dõi theo mọi thứ bằng ánh mắt nhân từ của mình...
  • "Diễm" cuối cùng: "Mãi yêu Trịnh Công Sơn"

    06/01/2008Dương Thúy"Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi…” - Diễm của nhạc sĩ họ Trịnh khiến người ta hình dung đến bóng dáng của người con gái nhỏ bé, mong manh và người ta gọi Lương Hoàng Anh là “Diễm”. Cách đây không lâu, chúng tôi cũng có một bài, rằng: “Diễm cuối cùng đã lên xe hoa”. Không biết nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có coi Hoàng Anh là “Diễm” không? Và nghe đâu “Diễm” là người con gái có thật! Nhưng tôi cũng như… người ta, xin tạm gọi Hoàng Anh là “Diễm”, “Diễm cuối cùng” của Trịnh Công Sơn!
  • Định vị toàn cầu

    04/01/2008Hà ThịNhững người đàn ông đang phiêu lưu trên đại dương thăm thẳm, đang liều lĩnh dấn thân vào sa mạc mênh mông hay đang mạo hiểm giữa hoang vu rừng rậm đều phải tìm đến một vì sao dẫn đường, một cột mốc, một dấu hiệu, một cái la bàn hay một tấm bản đồ để loay hoay dò dẫm tìm đường cho mình... Xưa quá rồi những chuyện ấy. Hãy nói cho các cụ ông ham thích việc bỏ nhà đi rằng thời buổi này chẳng ai cần nhìn lên những ngôi sao nữa. Sao có thể tăm tối nhạt nhòa hoặc không nhìn thấy khi trời mưa.
  • Quy luật tình yêu

    06/12/2007Ba hành khách cùng đi trên một chuyến tàu tới ga Tình yêu: Sòng phẳng, Ích kỷ và Vị tha. Cả ba đều mang theo mình hai gói đồ: Nhận và Cho, nhưng độ nặng nhẹ khác nhau: Sòng phẳng: Cho = Nhận, Ích kỷ: Cho < Nhận, Vị tha: Cho > Nhận...
  • Những bài học từ loài ngỗng trời

    23/09/2007StoryBinHãy luôn sát cánh bên nhau dù trong những giờ phút khó khăn hay khi yên bình suôn sẻ...
  • “Thôi không nói nữa, bao nhiêu cho vừa”!

    07/06/2007Nguyệt SinhLTS: Các cụ thường dạy con cháu “nói thì dễ, làm thì khó”. Cách đây 2 cáiTết, Tòa soạn có mở cuộc “thi… làm”, tổng số chỉ có 72 từ. Nay đến cuộc “thi… nói”, một bất ngờ, một niềm vui và một sự trân trọng đã đến với Ban biên tập bởi một bài tham gia của tác giả NguyệtSinh. Vâng, khoảng gần 200 từ, mà hình như chưa hết. Thế mới biết, lời các cụ xưa để lại đó có sai chữ nào. Tòa soạn xin trân trọng đăng sáng tác này để bạn đọc cùng chia vui.
  • xem toàn bộ