Anh thả neo vào tình em

08:50 SA @ Thứ Ba - 20 Tháng Năm, 2008

Đặc tính chung có tính điển hình của phái mạnh là nhu cầu được yên tĩnh khi ở trong nhà. Đó là đặc điểm của hầu hết của đàn ông có vợ”. Kết luận này được nữ giáo sư Ilina Pavlona phát biểu trong một bài đăng trên tạp chí “Tiếng vọng hành tinh” của Nga. Từ đó, tác giả đưa ra lời khuyên với phái đẹp: “Khi chồng về tới nhà, những người vợ khôn ngoan hãy để cho họ được…yên thân”.

Điều khó hiểu là tại sao những người đàn ông từ xưa đến nay, vốn không hề nao núng nơi trận mạc trong những cuộc chiến tranh ác liệt mà ngay trong ngôi nhà của mình, họ lại sợ những cuộc xích mích dẫu chẳng có bom rơi, đạn nổ cũng không máu chảy đầu rơi? Có nhà khoa học cho rằng, đặc điểm này bây giờ của đàn ông không phải bây giờ mới có mà được hình thành từ thời tiền sử, khi họ phải suốt ngày rình rập với thú dữ, chiến đấu với kẻ thù, tối về với cái hang của mình, họ đã muốn được bình yên ngồi trên bếp lửa, quay quần trong bầu không khí đầm ấm với vợ con. Giống như con tàu sau khi vượt qua nghìn trùng bão tố mong được trở về neo đậu trong bến đỗ bình yên.

Nhìn lại toàn bộ lịch sử loài người, có lẽ chưa bao giờ người đàn ông mệt mỏi như bây giờ. Xã hội càng phát triển, mức sống càng cao thì tỉ lệ với cái giá phải trả để đổi lấy những tiện nghi cuộc sống văn minh mà mình hưởng thụ. Nói chung, con người hiện đại luôn phải có tinh thần phấn đấu cho sự nghiệp rất cao. Chưa nói đến những sự nghiệp lừng danh nổi tiếng mà ngay trong những nghề bình thường, để có được một chỗ đứng chắc chắn trong mọt guồng máy công việc nào đó, mỗi người buộc phải năng động, toàn tâm toàn ý. Đặc biệt với đàn ông, môi trường của họ càng khốc liệt. Có khi sợ mà phải ra vẻ không sợ. Có khi tiếc đứt ruột nhưng lại tỏ vẻ không cần. Có khi tức đến cổ mà vẫn phải cười. Cho nên về đến nhà được bỏ cái mặt nạ đàn ông ra, không phải lên gân cốt nữa, khát vọng yên thân trong gia đình của đàn ông càng lớn.

Thời trước, khi chế độ nam quyền thịnh hành, hầu hết các ông chồng sống theo kiểu gia trưởng, quát một tiếng vợ con phải im như thóc. Nhưng này nay, người ta nhận thấy đa số các cuộc “nội chiến” trong phái yếu đều do phái yếu nổ súng trước. Phái mạnh lúc đầu thường né tránh, không tránh được nữa họ mới chống đỡ hoặc rút lui nhưng thường thì một khi súng khai cuộc đã phát hỏa, kẻ khơi mào thường hăng máu càng tấn công tới tấp khiến cho đối phương phát khùng và những gì xảy ra sau đó thường không nằm trong dự kiến ban đầu của cả hai bên. Hãy thử đi sâu vào một hoàn cảnh cụ thể. Bắt đầu có khi chỉ là vợ mắng con hoặc mẹ chồng không bằng lòng nàng dâu, những lời qua tiếng lại ban đầu toàn phụ nữ. Lúc sau mới nghe giọng nam trầm khàn khan: “ Thôi thôi điếc tai lắm!” Có người bất lực bỏ ra khỏi nhà đi đâu đó. Dĩ nhiên không phải người đàn ôn nào cũng cư xử như thế. Có người bị lôi cuốn vào cuộc làm cho đám cháy bùng lên, có người đi luôn đến sáng hôm sau và nếu như những cuộc chạy trốn như thế cứ thế tăng lên, e có rằng đi luôn một mạch đến nơi nào ai mà biết được.

Không ít người vợ phàn nàn là chồng đi chơi quá nhiều. Có ông tan sở còn la cà ở quán bia với bạn bè đến đêm mới về. Có ông buổi tối cũng không ở nhà với vợ con mà nhảy sang hàng xóm chơi cờ đến khuya. Thậm chí có ông lúi húi ở cơ quan làm việc cả ngày nghỉ, còn nói dối vợ là việc nhiều quá, ngày nghỉ cũng phải làm. Những bà vợ đó thường lên án chồng gay gắt, nào là không quan tâm đến gia đình, chỉ tìm thú vui cho riêng mình và họ hỏi chuyên viên tư vấn tâm lý gia đình có cách nào giúp họ lôi kéo được ông chồng ham chơi như thế trở về với gia đình? Những phụ nữ đó thường cho mình là người hết lòng với chồng con, làm việc quần quần vì làm gia đình và đổ tất cả mọi tật xấu cho chồng. Nhưng nhà tâm lý Kriput R.Adams lại cho rằng: “ Khi một người chồng hay bỏ nhà đi chơi tức là anh ta không tìm thấy niềm vui trong gia đình và tìm vui ở chỗ khác. Trong trường hợp đó, người phải xem lại mình trước hết là người vợ, vì đó là người quyết định bầu không khí gia đình ấm cúng, thanh thản hay lạnh lẽo, nặng nề?. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình mà còn ảnh hưởng tới sự nghiệp của người chồng. Bởi vì anh ta chỉ hứng khởi làm việc cao nhất khi về đến nhà được sống trong trạng thái tinh thần thoải mái để tái tạo sức lao động cho ngày hôm sao. Có hàng nghìn lý do khiên người vợ làm cho bầu không khí gia đình luôn căng thẳng, nặng nề. Chẳng hạn một bà có thói quen lúc nào cũng thích nhà cửa sạch bóng. Bà không thể chịu được cảnh con đưa bạn về kéo theo hàng lô đất cát ở ngoài đường. Vì thế sau khi đám trẻ đi rồi bà vừa còng lưng lau đi lau lại sàn nhà, vừa càu nhàu mắng mỏ con hàng tiếng đồng hồ mà người nghe lại là chồng. lại đến ông chồng lấy con dao cắt dây điện xong bỏ đâu mà không tìm thấy. Bà kết luận chồng con đều là những kẻ bừa bãi và bà không thể nào chịu đựng được. Một bầu không khi gia đình như thế, làm sao có thể nghỉ ngơi được? Nó hấp dẫn người chồng ở chỗ nào? Sự sạch sẽ, ngăn nắp là cần thiết nhưng có đáng để ta đánh đổi cả hạnh phúc gia đình hay không? Đó là chưa kể sự bài trí trong nhà nhiều khi cũng nhất nhất phải theo ý thích của người vợ nhưng không hợp mọt chút nào với người chồng. Anh ta thích bày biện theo cách của mình và có như thế anh ta mới cảm thấy tiện nghi và gắn bó với ngôi nhà của mình, tiếc rằng anh ta không bao giờ thực hiện được điều đó.

Nói chung đàn ông có tác phong làm gì làm lấy được, họ chỉ tập trung vào mục đích công việc của họ nhưng xua khi ít họ dọn dẹp gọn gàng gần như phụ nữ, đó là đặc điểm tâm lý của ít giới của hầu hết đàn ông. Ngay cả khi đàn ông làm bếp, họ có thể sáng tạo mà chính món ăn mà chính vợ phải khen ngon nhưng sau đó chắc chắn nồi niêu, xoong chảo, bát đĩa sẽ ngang với chiến trường. Nếu vì ngại dọn dẹp mà bạn không khiến chồng vào bếp nữa thì bạn sẽ làm “hỏa đầu quân” quanh năm. Và nếu sau một bữa ăn khoái khẩu, anh chồng phải nghe một bài “ mười câu vọng cổ” dài lê thê của vợ thì có thể lâu dần anh ta sẽ mắc chứng đau dạ dày hoặc cạch đến già không dại gì mà vào bếp. Một người đàn ông tâm sự: “Có lúc ở cơ quan về đến nhà sau những cuộc họp căng thẳng, tôi cảm thấy khao khát có được khoảng không gian cho riêng mình. Chỉ một chút thôi cũng đủ làm tiêu tan căng thẳng trong ngày, sau đó chắc chắn tôi sẽ xử xự nhẹ nhàng và âu yếm hơn với vợ con” . Nếu vừa về đến nhà, đàn ông đã phải làm ngay một việc gì đó hoặc phải nói chuyện ngay thì họ sẽ mang cả tâm trạng bực dọc đó vào việc nhà, vào lời nói của mình và vô tình làm cho quan hệ vợ chồng trở nên căng thẳng. Giả sử đàn ông có được dù chỉ mươi phút thôi để loại bỏ những căng thẳng ấy thì chắc chắn sẽ không lây lan sang vợ con.

Nói như thế không phải phụ nữ cứ nai lưng ra, ngậm miệng lại mà dọn dẹp để chồng con thích bày bừa kiểu gì thì bày nhưng cái gì cũng có mức độ của nó. Nếu muốn chồng sểnh ra là biến khỏi nhà thì bạn cứ nói nhiều vào, biến mình thành một “bà la sát”, cho đến bao giờ anh ta đi hẳn, ngôi nhà có thể sạch sẽ như li như lau, ngăn nắp, gọn gàng đâu vào đấy nhưng lại sẽ lạnh lung vì còn đâu hơi ấm đàn ông.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bóng dáng tần tảo trong gian nhà thân thuộc

    19/10/2018Hải SựCái mạch nguồn chảy mãi, xuyên suốt trong nếp sống gia đình người Việt Nam đó là trong mỗi gian nhà Việt đều luôn ẩn hiện bóng dáng của những người vợ, người mẹ tần tảo, lo toan và hy sinh nữa.
  • Giáo dục gia đình - những thách đố mới

    13/03/2017Nguyễn KiênKhông thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó...
  • 10 bí quyết cân bằng công việc và gia đình

    20/09/2013Ths Bùi Quang VĩnhNhiều người cho rằng, đàn ông thành công trong sự nghiệp hơn phụ nữ vì họ không vướng bận việc tề gia nội trợ và làm mẹ. Điều này không hẳn đúng: Làm thế nào để vừa là một doanh nhân thành đạt vừa là một người cha, người chồng tốt, một "cái nóc" vững chắc cho ngôi nhà của mình là điều không phải ai cũng làm được. Các nhà tâm lý và quản trị đã đưa ra 10 bí quyết cân bằng giữa công việc và gia đình dành cho doanh nhân.
  • Cội nguồn hạnh phúc

    14/05/2008Nguyễn Minh PhươngHiếm ai thấy được khuôn mặt hạnh phúc toàn vẹn. Thế nhưng ai cũng hiểu để chung sống suốt đời với một người khác giới gọi là vợ hay chồng, rất cần yêu và thấu hiểu con người đó. Không chỉ yêu đôi mắt, làn môi, mà cần cả yêu tính cách, cử chỉ và hành động. Đó là tâm hồn ở mỗi người, là vẻ riêng biệt ẩn chứa bên trong con người đó...
  • Vợ chồng "tương kính như tân"

    26/02/2008Thủy NhưĐời sống vợ chồng có khuynh hướng bị bào mòn theo thời gian, nếu như bạn không biết cách điều chỉnh nó. Một trong những điều cần thiết của mối quan hệ tế nhị này, đó là cách cư xử sao cho tình cảm vợ chồng lúc nào cũng “tương kính như tân”. Vậy để có được điều này, bạn cần phải làm gì?
  • Để gia đình mãi mãi là nguồn hạnh phúc

    28/11/2007Văn TúCho dù công việc của bạn có bận đến đâu cũng nên dành một khoảng thời gian nhất định cho gia đình của bạn. Hãy thể hiện tình cảm của bạn đối với mọi người trong gia đình bằng những lời nói, cử chỉ cụ thể...
  • 6 thói quen tốt trong đời sống vợ chồng

    20/03/2007Phương NamSau khi đã kết hôn, cặp vợ chồng mới nên cố gắng xây dựng và duy trì những thói quen tốt để giữ gìn hạnh phúc lứa đôi. Vậy những thói quen đó là gì? Các chuyên gia về tâm lý hôn nhân gia đình đã chỉ ra sau điều quan trọng sau...
  • Bến đỗ bình yên của con thuyền

    01/01/1900Thu LiễuLiệu mỗi người trong chúng ta không làm nghề sông nước có hiểu hết những ân nghĩa hàm chứa trong câu nói: gia đình phải là bến đỗ bình yên cho mỗi con thuyền neo đậu trong cuộc sống hiện đại hôm nay? Và điều quan trọng nhất là chúng ta phải làm gì để gia đình mãi là bến đỗ bình yên.
  • Nền tảng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc

    01/10/2006Bạn và chồng/vợ đã quyết định chung sống lâu dài, do đó hãy hoạch định những gì bạn cần thực hiện để cuộc sống hôn nhân được viên mãn...
  • Quy mô gia đình ở Việt Nam đang thu nhỏ

    29/07/2006Trình độ kinh tế xã hội phát triển, sự giao thoa hội nhập với nhiều nền văn hoá khác nhau trên thế giới, cùng với nhịp độ của công cuộc hiện đại hoá, công nghịêp hoá đất nước ngày càng nhanh chóng đã và đang tác động đến quy mô và nếp sống của gia đình Việt Nam...
  • Xây dựng hạnh phúc gia đình qua những bữa cơm hàng ngày

    05/04/2006Lê Thi (GS, Trung tâm nghiên cứu Gia đình và Phụ nữ)Hạnh phúc gia đình được thể hiện qua những việc làm nho nhỏ trong cách ứng xử, đối xử giữa các thành viên, qua những nét sinh hoạt cụ thể, diễn ra hàng ngày trong đời thường, như ăn uống, nghỉ ngơi, chuyện trò, vui chơi...
  • xem toàn bộ