Anh đào trần trụi
Hoa anh đào là một trong những biểu tượng của nước Nhật hiện đại và văn minh. Mang vẻ đẹp thanh tao, quý phái, lại gắn liền với cái tên Nhật Bản đầy kiêu hãnh, loài hoa này càng thêm phần cuốn hút.
Người dân quan tâm nhiều đến hoa anh đào có lẽ một phần do sự ngưỡng mộ xứ sở mặt trời mọc. Có sao đâu nếu chúng ta khao khát sự thịnh vượng, khao khát cái đẹp?! Thế nhưng điều đáng nói ở đây là khao khát ấy đã biến thành một thái độ tư hữu rất lệch lạc.
Để có được một nhành hoa, người ta sẵn sàng vặt, bẻ, xô đẩy, chen lấn, cướp phá ngay giữa đất Tràng An nổi danh thanh lịch. Người ta chuộng cái đẹp hình thức mà quên đi thần thái, cốt cách; chuộng vật chất mà quên đi tinh thần. Người ta phớt lờ dư luận, không quan tâm đến Quốc thể.
“Vòng cương tỏa” do hàng trăm nhân viên an ninh lập nên cũng chỉ giải quyết được phần “ngọn”. Phần “gốc” của vấn đề nằm ở tâm hồn mỗi con người. Ông Nguyễn Trần Bạt, một trí thức và một doanh nhân bản lĩnh, trong một bài phỏng vấn đã nói rằng: Tâm hồn và phẩm hạnh mới đích thực là nguồn gốc của sự thịnh vượng. Thực tế phát triển ở nhiều quốc gia hùng mạnh cũng chứng tỏ điều đó. Có phải hệ thống giáo dục của chúng ta quá giáo điều, tôn trọng vật chất thái quá mà bỏ quên giáo dục tâm hồn?! Có phải giáo dục thừa mứa đại ngôn tráng ngữ, rồi đến khi con người bước vào thực tế nhiễu nhương của kinh tế thị trường hoang dã thì bị hụt hẫng, mất hết niềm tin vào các giá trị?!
Tôi được nghe câu chuyện về một viên sĩ quan Đức trong Thế chiến thứ hai. Hắn cai quản một nhà tù. Khi sắp thất thủ, hắn cho gọi một nghệ sĩ piano dưới nhà tù lên đàn cho hắn nghe một bản nhạc. Sau đó hắn thả cho người nghệ sĩ ra đi rồi giết tất cả tù nhân còn lại rồi tự kết liễu đời mình. Đến một tên phát xít còn biết yêu mến cái đẹp như thế…
Thật đáng sợ!
Thực sự đã quá gấp gáp để hệ thống giáo dục cung cấp cho con người những cái nhìn thực tế, dù là trần trụi, về hiện trạng kinh tế - xã hội của đất nước. Chỉ khi con người được tiếp cận với sự thật đầy đủ nhất thì mới không bị hụt hẫng trước hiện thực, cái đẹp mới có cơ hội được tha chết và nảy nở.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh