Ai cho họ làm người tử tế?
.
Ở kỳ trước cùng chuyên gia Nguyễn Trần Bạt luận về khái niệm con ông cháu cha thời hiện đại. Kỳ cuối này, chúng tôi tiếp tục mổ xẻ vấn đề này từ cách tiếp cận, vậy, cơ hội nào cho họ làm người tử tế?
Xuân Ba:Chả lẽ có một sự mặc định là sinh ra trong các gia đình quan chức quyền quý thì họ phải gánh chịu sự bất hạnh? Theo anh không ít con cái nhiều vị từng bị chiếu tướng, nói như ngôn ngữ teen là nghĩa lộ rồi thì bây giờ sẽ như thế nào?
Nguyễn Trần Bạt: Tất cả mọi cái đều phải làm lại từ đầu. Những đứa trẻ ấy phải bắt buộc theo một chu trình đào luyện, xây dựng bản thân mình từ đầu. May mắn họ đang còn quỹ thời gian. Quỹ thời gian ấy nó mầu nhiệm lẫn nhân ái cho tất cả, kể cả những ai sắp trót vướng vào lao lý. Bởi họ đều là những người bình thường, không khuyết tật gì, chỉ có chút không lành mạnh về mặt tư tưởng, nhận thức thôi. Vậy thì bây giờ lành mạnh hóa lại. Cuộc đời đang dạy các cậu ấy điều đó.
Xuân Ba:Những việc này phát lộ ra, bục ra… Đây có phải là kết quả của chống tiêu cực, tham nhũng không hay do cuộc sống vốn khắc nghiệt nó vận hành, điều chỉnh?
Nguyễn Trần Bạt: Theo tôi có một số người do tham vọng quá lớn nên họ muốn chuẩn bị cho con mình để kế tục, để kéo dài quyền lợi chính trị của cá nhân họ. Tức là con họ trở thành công cụ để nối dài quyền lực của họ. Cho nên người có lỗi trong câu chuyện này với bọn trẻ là cha mẹ chúng. Đôi khi tôi ngạc nhiên tại sao có những vị phụ huynh với những chức tước địa vị này khác bị chế biến những đứa con đẹp đẽ của mình thành hình nhân nối dài cuộc chơi của mình.
Anh có để ý rằng một cặp bố mẹ người Anh khi bàn về con cái thường nói về chuyện chúng nó có hạnh phúc không? Còn một cặp bố mẹ người Việt thường băn khoăn con mình có thành đạt không. Nhiệm vụ của bọn trẻ là khai thác các điều kiện có thể có của gia đình để sống thật hạnh phúc, còn sự nghiệp thì nó sẽ đến bất ngờ lắm.
Chống tham nhũng, tiêu cực là một sự nghiệp chính đáng, chúng ta không nên để việc dây dưa đến bọn trẻ làm xã hội phân vân trong việc đánh giá sự nghiệp ấy và do đó làm suy giảm quyết tâm chống tham nhũng của xã hội. Chúng ta phải phân biệt rõ nguồn gốc sự bất hạnh của mấy đứa trẻ ấy là sự sai trái trong hành động và sai lầm trong nhận thức của cha mẹ chúng, những người có quyền thế. Tất cả những sự chiều chuộng thái quá đối với trẻ con đều mang đến cho chúng bất hạnh. Sự không may của chúng là do sựký thác các tham vọng của bố mẹ chúng vào chúng.
Sai lầm trục trặc của hệ thống là khi đưa những phụ huynh ấy lên thành những người có quyền lực đã buông lỏng việc giáo dục, rèn luyện và buông lỏng kỷ luật đối với họ. Nhìn ra điều này, Đảng ta sẽ phải tìm ra biện pháp khắc phục, đồng thời quyết tâm rèn luyện hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của mình để họ trở thành những tấm gương sáng về tất cả các khía cạnh của đời sống. Các quan chức của chúng ta cũng nên tự rút ra bài học từ những sai lầm của đồng chí mình.
Xuân Ba:Nhưng anh Bạt ơi, mới 24 tuổi mà đồng chí Trần Phú đã ở vị thế Tổng Bí thư rồi đó thôi? Nhà văn Vũ Trọng Phụng đột ngột rời cõi ở tuổi 27 mà khiến hậu thế bây giờ không thôi những tấm tắc… Hay là do vận nước mình nó thịnh, suy, thăng giáng tùy từng lúc?
Nguyễn Trần Bạt: Một lần khác ta sẽ trở lại đề tài này. Có thể lúc ấy tuổi thọ trung bình của người Việt mới có hơn 40. 24 tuổi là người lớn nếu đem so với tuổi thọ trung bình ấy. Hơn nữa, Trần Phú là thiên tài thật. Cũng có một phần do genenữa. Và có lẽgene của ông cụ đẻ ra nhà văn Vũ Trọng Phụng là genetốt.
Xuân Ba:Gene? Vậy tại sao trong dân gian vẫn truyền câu “Cha làm thầy con đốt sách”?
Nguyễn Trần Bạt: Nó có di truyền và biến dị chăng?
Xuân Ba:Những tăng trưởng, phát triển... Có vẻ như đa phần không còn phải thúc bách chuyện cơm áo gạo tiền. Nhưng không ít người băn khoăn về nạn đạo đức xuống cấp và có những lúc báo động?
Nguyễn Trần Bạt: Tôi không nghĩ thế. Với một dân tộc tìm lại được độc lập của mình, tạo ra những cuộc kháng chiến thực sự long trời lở đất, tạo ra được danh dự của đất nước mình thì theo tôi đây là giai đoạn suy thoái.
Tôi cũng tâm đắc với Vạn Hạnh Thiền sư như có lần anh từng dẫn ra
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.
Nghĩa là sự thịnh suy bĩ cực lẫn thái lai nó là quy luật của trời đất… Có gì mà phải sợ lo, hoảng hốt. Nhưng nó không tuyến tính như anh nghĩ. Cuộc sống không phải là một mặt phẳng mà là một không gian ba chiều có nhiều chỗ lồi lõm. Anh để ý sẽ thấy trong cấu trúc chính trị như hiện nay có cả yếu tố thay thế lẫn yếu tố bị thay thế. Có những lúc anh thấy chúng ta sống rất nghẹt thở dưới vùng ảnh hưởng của ai đó. Bây giờ chúng ta không còn bị nghẹt thở và đã bắt đầu có quyền nói đôi điều…
Tôi xin nhắc lại là không thể đánh giá tiêu cực về giai đoạn hiện nay được. Đây là sự chuyển mình thật sự của một nước Việt Nam đi tìm đường phát triển trong thời bình. Chúng ta ra khỏi cuộc kháng chiến trường kỳ, nếu anh để ý sẽ thấy sự căm thù, ghét bỏ những đối thủ cũ của chúng ta trong mấy cuộc chiến tranh vẫn chưa chấm dứt. Anh thấy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam vẫn còn có lúc sôi lên do hoạt động quốc tế của các cường quốc. Như vậy, người Việt vẫn chưa mất đi bản năng tích cực của mình. Nếu đánh giá thì phải đánh giá điều đó chứ không phải những Hoài Bảo, Xuân Anh... Đấy là những đột biến cá lẻ, còn đại bộ phận thanh niên nước ta vẫn lành mạnh.
Xuân Ba:Anh có thể chia ở thì tương lai gần hoặc xa một chút rằng, 50 năm nữa lớp trẻ Việt liệu có còn hăng hái thành lương đống ghé vai gánh vác việc sơn hà?
Nguyễn Trần Bạt: Việc nước là việc chính trị, không phải ai cũng làm được và không phải ai cũng có điều kiện để làm. Cho nên bọn trẻ làm việc đời là chính.
Anh có để ý rằng một cặp bố mẹ người Anh khi bàn về con cái thường nói về chuyện chúng nó có hạnh phúc không? Còn một cặp bố mẹ người Việt thường băn khoăn con mình có thành đạt không. Nhiệm vụ của bọn trẻ là khai thác các điều kiện có thể có của gia đình để sống thật hạnh phúc, còn sự nghiệp thì nó sẽ đến bất ngờ lắm!
Như bản thân tôi, sinh ra trong một gia đình yêu văn chương nên tôi rất thích văn học. Nhưng cuộc sống lúc đó bảo khoa học kỹ thuật là then chốt nên tôi bỏ văn chương để đi học làm kỹ sư. Đến tuổi 40 tôi nhận ra rằng con người phải lao động bằng tài năng của mình. Bây giờ tôi là một luật sư hành nghề tạm gọi là cũng thành công đi, nhưng cái máu văn chương nó cựa quậy nên tôi vẫn theo nghiệp viết sau khi tôi đã kiếm tiền đủ không phải thúc bách về miếng cơm manh áo.
Tôi nghĩ các vị quan chức nên có phương pháp khác trong việc nuôi dưỡng và nâng đỡ hậu duệ của mình. Có thể bọn trẻ sẽ vẫn đi đến chính trị nhưng bằng chính chúng chứ không phải bằng bố mẹ. Gene của người cha trong đứa trẻ sẽ tạo ra sự nghiệp của nó chứ không phải quyền lực của người cha. Và sự nghiệp của một đứa trẻ sẽ đến cùng với sự phát triển của cá nhân nó chứ không đến bằng sự sắp đặt.
Không có những yếu tố cơ bản ấy thì lớp trẻ dẫu con cháu các cụ cả khó mà thành nhân nghĩa là không thành người được. Vâng, từng có câu như định mệnh Con vua thì lại làm vua / Con sãi ở chùa lại quét lá đa. Nhưng các cụ mình lại có câu tuyệt hay cứ như một vế đối lại không những hoàn chỉnh mà đối chan chát. Rằng cha lươn không đào lỗ cho lươn. Anh có thấy những sự lo lót trù liệu cơ hội và bẩn tưởi, những sự chắp vá, lắp ghép, giờ đây bị phơi bày ra mới thấy nó khủng khiếp lắm.
Để tạm kết buổi trao đổi hôm nay tôi muốn nói thêm rằng cái cụm từ “Thái tử” là của thời phong kiến, thời nay thì khác rồi, có lẽ chúng ta cũng nên cởi cái đai, cái cùm ngôn từ và đưa vào những nội dung nhân văn hơn.
Nếu chúng ta dùng chữ thái tử một cách thoải mái phổ biến là khoanh đám trẻ lại, không có lối thoát cho chúng, biến chúng thành thứ ốc đảo cho nhân loại lữ hành trên sa mạc khô khát gian khó này lườm nguýt căm thù. Nên bỏ từ “thái tử” cũng là cái cách khởi đầu để mở cho họ một con đường.
Xuân Ba:Xin cảm ơn chuyên gia, học giả Nguyễn Trần Bạt về cuộc gặp gỡ đầu năm với bạn đọc báo Tiền Phong. Những suy tư bộc bạch của anh mong rằng như các lần trò chuyện, đối thoại khác trên nguyên tắc vàng là dân chủ bình đẳng và như chữ của chuyên gia là không áp đặt tham nhũng tinh thần. Hy vọng những thông tin cùng thông điệp ấy sẽ được đông đảo bạn đọc đón nhận chia sẻ cùng tham chiếu với nhiều góc độ khác nhau...
Tôi là người thận trọng, không chỉ với người thân của mình… Có lần tôi đã nói với anh rằng không thể đi tắt, đón đầu để làm người được. Để thành người, mỗi chúng ta buộc phải đi một cách chính qui trên tất cả các chặng của cuộc đời. (Sức mạnh của cái đúng, Nguyễn Trần Bạt)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015